Chiếc áo len mùa hè

Tham gia
7/8/2022
Bài viết
7
CHIẾC ÁO LEN MÙA HÈ
chiếc áo len mùa hè.jpg

Tên truyện: Chiếc áo len mùa hè
Độ tuổi: không giới hạn
Tác giả: Head with love
Tình trạng: Đang cập nhật
Thể loại: Tình cảm gia đình, đời thường
Chương 1: Giới thiệu
Câu chuyện xoay quanh về nhân vật Đường Hiển Vinh. Một cô gái 14 tuổi xuất thân trong 1 gia đình bình thường vùng ngoại ô của thành phố Kim Hoa, Chiết Giang. Tưởng chừng cô bé ấy sẻ sống vô tư như trong thế giới bé thơ không lo âu, phiền muộn cho đến khi gia đình cô phải đối mặt với một biến cố....

Tôi là một cô học trò lớp 8. Bố tôi là một người làm ăn, kinh doanh nhỏ. Tính tình trầm tĩnh, điềm đạm. Mẹ là một giáo viên tiểu học. Bà là một người hòa nhã, hiền lành,vui tính nhưng cũng rất cứng rắn trong gia đình. Trong khi bố tôi ít khi la rầy tôi, thì mẹ hay là người nhắc nhở, la rầy tôi khi thấy tôi lơ là ham vui... Cũng phải thôi. Tôi thích như thế. Bởi lẽ có vậy tôi mới thấy mình được quan tâm. Gia đình ba người của tôi tuy không quá giàu sang nhưng cũng đầy đủ và rất vui vẻ. Như bao gia đình khác, mẹ tôi sau giờ làm thì lo công việc bếp núc, nhà cửa. Còn bố tôi sau giờ làm thì dọn dẹp, trồng trọt ngoài vườn. Bởi hai mẹ con tôi thích hoa và rau nên bố tôi đã tạo ra một khu vườn nhỏ có trồng hoa và rau để gia đình có một số rau sạch để ăn và cũng để thư giãn sau giờ học, giờ làm. Kế bên khu vườn ấy là mái hiên được cất lên bằng cây lá. Bên trong là một bộ bàn ghế nhỏ xinh bằng gỗ sồi. Gia đình chúng tôi sum họp nơi đây vào buổi chiều tối. Không gian ấy tạo cho người ta cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Mẹ tôi cực kỳ thích khu vườn nhỏ ấy. Cuối tuần là bà ấy lại ra vườn nhổ cỏ, bắt sâu... chăm chút cho khu vườn nhỏ ấy. Còn tôi, tới giờ học hay tan học về thì được bố mẹ đưa đón. Bố mẹ tôi lo đường phố xe cộ, vấn nạn phức tạp, nên chưa an tâm để tôi tự đi học. Sau giờ học, như bao đứa trẻ khác ở độ tuổi này, tôi cứ hay ở trong phòng lướt mạng hoặc xem phim,từ những bộ phim hoạt hình cho đến những bộ phim ngôn tình lãng mạng thời hiện đại. Ngoài ra, ít quan tâm đến công việc lặt vặt trong gia đình. Thật sự mà nói, tôi rất vô tư. Vô tư đến gần như trong mắt người khác, tôi trở thành một người vô tích sự. Nhưng bố mẹ rất thương tôi, ít khi nào bắt tôi phải làm nhiều việc nhà ngoại trừ việc học. Tôi rất hạnh phúc vì được sống trong gia đình nhỏ ấy.

Chương 2: Biến cố trong đời

Rồi một ngày nọ, sáng hôm ấy, trời có bóng mây mù, thời tiết se lạnh mang không khí của mùa đông sang. Bố tôi cũng đưa tôi đến lớp như mọi khi. Thế nhưng, khi đến giờ tan học, không phải bố hay là mẹ đến rước tôi như mọi khi mà là ông nội của tôi. Tôi hỏi nội: “ nội à! sao hôm nay bố mẹ con đâu mà nhờ nội rước con vậy ạ?” Nội tôi nói: bố con bận rồi, mẹ con không khỏe nên nhờ nội rước con”. Vậy rồi thôi. Tôi cũng bước lên xe và về nhà. Nội tôi cũng về nhà của ông ấy để coi sóc cho trang trại gà của ông. Về đến nhà, thấy xe bố của tôi đỗ ở ngoài sân. Ngoài ra không thấy xe của mẹ tôi bên cạnh như mọi hôm. Bước vào nhà, tôi nghe tiếng xệch xoạc trong nhà bếp. Tôi có chút ngạc nhiên là vì thấy bố đang xào thức ăn, chuẩn bị cho bữa trưa để tôi về rồi cùng ăn. Không thấy mẹ đâu, tôi hỏi bố: “ Hôm nay mẹ đâu bố, mẹ bận đi công tác hay sao ạ! “Ồ! không phải” - Tôi chợt nghĩ: “ trừ khi đi công tác đột xuất, còn lại nếu có đi, mẹ sẽ sắp xếp trước và nói cho hai bố con biết trước”. Nghĩ đến đây thì trong lòng tôi tự nhiên có một nổi buồn len lỏi và có một linh cảm không hay. Bố tôi lên tiếng cắt đi ý nghĩ trong tôi. Bố nói: “ Chút nữa cơm xong rồi, bố đưa con đi thăm mẹ. Mẹ bệnh, nhập viện rồi!”. Tôi hỏi ngay: “ Mẹ sao vậy bố?” Bố nói với giọng an ủi như không muốn cho tôi bị lo sợ: “ À, chút nữa con sẽ gặp và hỏi mẹ, giờ con dọn cơm đi!”. Tôi còn chưa kịp thay quần áo, vội vã dọn cơm. Đây là lần hiếm hoi tôi phụ bố tôi dọn dẹp bàn ăn khi xong bữa trưa. Bữa cơm hôm ấy chỉ có bố con tôi, không khí thật buồn rười rượi, không ai nói gì cả. Mọi thứ đã xong. Bố đưa tôi đến bệnh viện, bệnh viện đó cách nhà tôi khá xa, đi khoảng hơn một giờ đồng hồ. Trên đường đi, bố tôi cũng không nói gì. Tôi thì lại hồi hộp và lo lắng, thêm chút sợ hãi. Nhớ đến hoàn cảnh của cô bạn cùng lớp: mẹ cô ấy cũng vào bệnh viện, rồi chỉ trong vài ngày sau thì bác sĩ bảo mẹ cô ấy đã không qua khỏi... Tôi sợ, tôi rất sợ... Nỗi sợ hãi ngày càng lớn dần. Cô bạn của tôi khoảng thời gian lâu sau đó mới gượng dậy như bình thường được. Và rồi, phải chuyển đi đến một ngôi trường khác ở xa để bố bạn ấy có thể vừa làm, vừa chăm sóc hai chị em bạn ấy. Trong đầu tôi không ngừng nghĩ đến những chuyện không hay xảy đến. Tôi thầm cầu nguyện phật trời cho mẹ tôi bình an, để gia đình tôi lại yên bình như trước.

Đến bệnh viện, tôi theo bố đến căn phòng, từ xa tôi thấy bà ngoại và dì hai của tôi ngồi bên gi.ường để chăm sóc mẹ của tôi. Tôi lặng lẽ bước đến gần. Tôi thật không thể ngờ rằng gương mặt của mẹ tôi...bầm tím, loang lỗ những vết máu còn đọng lại. Chân trái thì bị băng bó cả. Suýt nữa, nếu không có ngoại và dì ở đó, tôi không thể nhận ra mẹ của tôi. Tôi chợt chạy đến ôm chầm lấy mẹ và khóc, mẹ tôi cũng khóc. Tôi hỏi mẹ: “ Mẹ, mẹ! Tại sao? Mẹ bị sao thế?” , “Mẹ sao thế này???”. Mẹ tôi chưa kịp trả lời, tôi quay sang ngoại và dì hỏi: “ Mẹ con sao lại thế này hở ngoại?” Tôi nói trong nghẹn ngào. “ Ngoại xoa đầu tôi rồi nói: “ Mẹ con đang trên đường đi làm thì xảy ra tai nạn...!”. Ngoại cũng ngậm ngùi, không nói thêm được lời nào. Lúc này, mẹ tôi bảo: “ Mẹ không sao đâu, con yên tâm. Còn gặp lại nhau cũng phước đức lắm rồi con à”. Ở đây với mẹ chút rồi về, lo bài vở.” Bố tôi bước tới xoa đầu và bảo tôi: “ Con nói chuyện với mẹ đi, rồi mình về chuẩn bị bài vở cho ngày mai”. Tôi buồn lắm. Lúc thế này, sao tôi thương mẹ vô cùng. Mọi ngày mẹ khỏe, tôi không chút quan tâm hỏi han gì cả, mọi chuyện có mẹ lo. Giờ này tôi thầm nghĩ, “những ngày sắp tới hai bố con tôi sẽ ra sao khi về nhà mà không có mẹ?” . Những dòng suy nghĩ này lại thúc đẩy những dòng lệ trên mắt tôi. Nó cứ tiếp tục tuôn trào ra mãi thôi....
(Còn tiếp)
 
#Chương 3: Trống vắng và cô bạn thân
Bố con tôi rời bệnh viện. Để ngoại và dì chăm sóc mẹ tôi. Mọi người không ai an tâm để tôi ở nhà một mình nên bố con tôi đành phải về nhà. Tối hôm ấy, trong nhà tôi thật ảm đạm. Không khí đông lạnh lẽo bao trùm mọi vật. Thật vắng vẻ! Thường ngày, giây phút này, đáng lẽ sau buổi ăn tối, cả ba người chúng tôi phải ở ngoài vườn trò chuyện, ngắm hoa, hít thở không khí rồi tôi mới quay về phòng học bài. Còn ba mẹ lại lo chuẩn bị công việc cho ngày hôm sau. Nhưng hôm nay đã khác. Bố tôi cũng chẳng buồn ra vườn. Chỉ lẳng lặng lo công việc thôi. Tôi cũng chỉ biết lao vào bài vở. Rồi đi ngủ. Cũng chẳng buồn xem phim, lướt mạng như mọi khi. Kể từ ấy, bố tôi vất vả hơn, từ công việc làm ăn, đưa đón tôi đi học, rồi về đảm luôn việc nhà. Rồi lại phải chạy tới lui vào bệnh viện với mẹ. Mẹ tôi phải làm hai cuộc phẩu thuật nên ở lại bệnh viện khá lâu. Bố tôi nay tiều tụy đi nhiều. Mẹ cũng ốm nhiều hơn trước. Kèm thêm đau nhứt vết thương ở chân khi thời tiết đông lạnh như thế này. Mẹ vẫn chưa thể đi lại được! Rồi một ngày, bác sĩ bảo vết thương của mẹ tôi dần dần hồi phục. Chỉ là phải ở lại thêm một thời gian nữa để làm trị liệu. Nếu tình trạng khả quan, mẹ tôi sẽ được xuất viện về nhà. Tôi trông đợi, nguyện cầu cho mẹ tôi mau khỏe lại để gia đình nhỏ của tôi trở về trạng thái ấm áp như ngày nào. Từ lúc mẹ tôi xảy ra chuyện, mỗi ngày vào lớp, từ thầy cô cho đến bạn bè ai cũng biết hoàn cảnh của gia đình tôi. Mọi người đều hỏi thăm, an ủi tôi. Tôi mới thấy khi hoạn nạn, khó khăn, người ta cũng cần có niềm an ủi dù nhỏ nhoi. Ngồi cùng bàn với tôi là Thái Bách Duy, một cô đại tiểu thư con nhà hào môn, xinh đẹp, thông minh, học giỏi và rất tốt bụng. Bố mẹ bạn ấy kinh doanh bất động sản, rất giàu có, năm nào họ cũng đóng góp quỹ cho trường để giúp đỡ những học sinh nghèo. Tuy là gia đình trâm anh thế phiệt thế đấy, nhưng có lẽ do gia đình bạn ấy theo đạo phật, nên họ rất từ bi và tốt bụng. Bố mẹ bạn ấy cũng chỉ có mỗi bạn ấy. Cho nên, rất yệu thương bạn ấy. Họ rất bận rộn nên đã thuê bác tài xế để đưa rước bạn ấy tới lớp hàng ngày. Khi nhà tôi có chuyện, thấy bố tôi vất vả đưa rước tôi, bạn ấy có ý chia sẻ bằng cách là mỗi khi bác tài xế đưa bạn ấy đến lớp, sẻ ghé ngang cho tôi đi cùng. Như thế, để bố tôi đỡ vất vả phần nào. Tôi suy nghĩ nhưng không dám tự ý quyết định. Tôi nói: “ Cám ơn hảo ý của bạn. Nhưng để mình hỏi ý bố”. Bố tôi ban đầu thì chưa đồng ý vì sợ phiền gia đình bạn tôi. Tôi nói: “ Bố mẹ bạn ấy tốt lắm bố ạ. Bố cứ để con đi với bạn ấy đi nhé, để bố đỡ vất vả hơn nhé bố!”. Có lẽ quá rối ren, nên sau đó bố đã đồng ý. Tôi tự nói với bản thân rằng: “Hiển Vinh, mày thật vô dụng!!!. Chẳng giúp được gì cho bố mà còn làm bố bận tâm...!”. Bách Duy thấy tôi lo buồn mãi, chỉ ngồi thừ ra một chỗ từ khi và học cho đến tan học. Một hôm vào giờ nghỉ, bạn ấy hỏi tôi: “Này, Hiển Vinh: bạn có tin phật pháp không? Nhà bạn có thường hay đi chùa không?”. Tôi nhớ lại lúc trước, bạn ấy có kể cho tôi nghe chuyện bạn ấy đi hành hương cùng gia đình đến nơi miền đất phật, rồi làm các chuyện gây quỷ ủng hộ từ thiện... Lúc đó, tôi cứ nghĩ tại gia đình bạn ấy quá giàu có nên mới có tiền làm nhiều việc mà theo gia đình của tôi hoặc các gia đình bình thường khác thì chưa thể làm được. Như đọc được ý nghĩ của tôi, tôi chưa kịp trả lời thì Bách Duy nói tiếp: “Đi chùa để thấy lòng thanh thản, an nhiên, vơi bớt phiền não. Mình có ý thiện trong tâm cầu nguyện chí thành ắt sẻ có ứng. Bạn có muốn đến chùa cầu nguyện cho mẹ bạn không?. Còn việc làm thiện nguyện thì ai cũng có thể làm được: Người có tiền thì dùng tiền, người có sức góp sức. Chủ yếu là tâm muốn cho đi mà thôi!” Có lẽ, gia đình bạn ấy là phật tử thuần thành, nên lời bạn ấy nói tôi thấy rất êm dịu. Nó như khai sáng cho tâm trí của tôi vậy. Thế là, cuối tuần đó, tôi xin phép bố đi cùng bạn ấy đến một ngôi chùa gần trường học của tôi. Đến đây, quả nhiên tôi thấy yên tịnh, Khung cảnh quanh chùa tuyệt đẹp, không gian nhẹ nhàng, trầm lắng. Con người thì hiền từ, bước đi nhẹ nhàng thanh thoát... tôi cũng thấy lòng nhẹ hẳn đi. Tôi đến trước điện phật chắp tay, quỳ lạy một cách thành tâm với lòng cầu nguyện mẹ tôi mau chóng khỏe lại. Cầu cho gia đình mau chóng vượt qua khó khăn này. Sau đó, tôi và Bách Duy đi tham quan xung quanh cảnh chùa một vòng rồi về. Tôi về nhà kể lại, bố tôi cũng rất muốn đi. Thật ra, nhà tôi có thờ Bồ tát Quán Thế Âm. Ở nhà dâng cúng, nhang đèn nhưng ít khi đi chùa, ít nghe pháp. Giờ đây, tự nhiên tôi thích đi đến chỗ yên tỉnh này. Tôi rất biết ơn cô bạn Thái Bách Duy của tôi.Tôi có ý định hôm nào mình sẻ đi cùng bố đến đây để bố con tôi cùng nhau nguyện cầu cho mẹ của tôi. Vì tôi nghĩ, nếu hai bố con thành tâm thì phật sẻ gia hộ mẹ tôi nhanh khỏe hơn. Một đứa 14 tuổi như tôi chỉ làm được vậy thôi! Tôi đúng là một đứa con vô tích sự!
#Head with love
 

Đính kèm

  • FB_IMG_1661333413378.jpg
    FB_IMG_1661333413378.jpg
    42,1 KB · Lượt xem: 0
FB_IMG_1661333413378.jpg
#Chương 4: Niềm vui trở lại
Chủ nhật hôm ấy, Bách Duy xin phép bố mẹ bạn ấy để đến thăm mẹ tôi trong bệnh viện. Chẳng những bố mẹ ấy đồng ý, họ còn gửi một số thực phẩm để mẹ tôi bồi bổ nữa. Họ thật tốt bụng!. Thế là bác tài xế lại chở hai chúng tôi đi. Tới nơi, bác ấy cho chúng tôi xuống bệnh viện. Còn bác ấy, sẵn chuyến đi lên thành phố, bác ghé thăm cô con gái của bác đang học đại học ở gần đó. Hôm ấy, ngoại tôi bận. Nên bố tôi vào bệnh viện với mẹ tôi từ sớm. Tới phòng mẹ, tôi chẳng thấy mẹ đâu nên hỏi cô y tá. Cô ấy bảo mẹ tôi ở phòng tập trị liệu. Tôi và Bách Duy liền đi đến phòng trị liệu. Từ xa, đúng lúc thấy bố dìu mẹ lên xe lăn để nghỉ ngơi một lát. Tôi thấy bố mẹ vừa nói vừa cười, trông vui vẻ lắm! Khi thấy tôi và Bách Duy đến bố mẹ tôi vui thêm. Bố tôi cho hay, thì ra, bác sĩ bảo mẹ tôi đang hồi phục rất tốt. Nếu cứ tiến triển tốt, mẹ sẽ sớm được xuất viện về nhà nên bố mẹ tôi vui như thế. Mẹ tôi nói với Bách Duy: “ Cô cám ơn cháu đã quan tâm, an ủi Hiển Vinh trong thời gian khó khăn này. Cũng may nhờ có người bạn tốt như cháu, Hiển Vinh mới thấy đỡ hơn. Cô cũng rất cám ơn bố mẹ cháu. Hãy gửi lời cám ơn của cô chú đến bố mẹ cháu nhé!” Bách Duy đáp lời: “ Dạ. Cô đừng khách sáo. Hiển Vinh là bạn tốt của cháu. Thấy bạn ấy buồn, cháu phải an ủi hay phải làm gì để giúp bạn ấy trong khả năng của cháu thôi ạ! Cô đừng bận tâm.” Chúng tôi nói chuyện, rồi mẹ tôi lại qua lại tập trị liệu tiếp. Cứ thế tới giờ ăn trưa, bố mang thức ăn ra cho mẹ dùng. Xong rồi, bố dẫn hai chúng tôi đi ăn trưa ở tiệm đồ ăn gần bệnh viện. Sau đó, Bách Duy gọi cho bác tài xế đến rước chúng tôi về. Trên đường về tôi vui lắm. Khác với cảm giác trong những chuyến đi thăm mẹ như mọi lần trước. Thấy còn sớm, tôi rủ Bách Duy ghé qua nhà nội tôi chơi. Nhà ông có vườn táo đang trổ quả. Bách Duy đồng ý ngay. Đến nhà nội, tôi không thấy ông đâu cả. Có lẽ, ông ra trang trại gà rồi. Nội tôi, từ khi bà nội tôi mất. Ông chỉ loay hoay bên trang trại và chăm sóc cho vườn táo của mình. Ông khá bận rộn nên ít đi đâu. Tôi và Bách Duy đi tham quan vườn táo. Chúng tôi lấy giỏ để hái những quả táo. Chợt tiếng ông cất lên từ phía sau: “ Chà! bao lâu rồi, Đường Hiển Vinh của nội mới tới nơi này nhỉ!”- Cái tên “Đường Hiển Vinh” cũng do ông nội tôi đặt cho. Từ lúc mẹ xảy ra chuyện, bố tôi bận nên cũng ít đưa tôi đến nhà nội. Bách Duy nhanh nhẹn quay lại nói : “ Cháu chào ông ạ!”. Tôi nói : “ Dạ, nội!. Hôm nay chúng con đi thăm mẹ về nên ghé sang nhà nội chơi” Ồ! thế à? Mẹ con hôm nay khỏe không? Nội định chiều nay hái táo mang cho bố con để đem cho mẹ con ăn. Sẵn đây cùng hái táo với ông luôn nhé.” Khi nghe tôi nói mẹ tôi sắp xuất viện, nội tôi mừng lắm. Chúng tôi hái táo rất thích thú. Một lát đầy cả ba giỏ. Nội tôi chia phần: “ Phần này cho mẹ con, này cho con và bố ở nhà ăn, phần này cho Bách Duy và cũng không quên chia phần cho bác tài xế”. Bách Duy rất thích nơi này. Bạn ấy nói: “ sau này mình thường tới nơi này nhé!”. Tôi nói: “ Sau này có Bách Duy đi cùng, con không phải đợi ba chở tới nhà nội nữa! Hi hi”. Nội tôi đáp: “ Ông rất hoan nghênh”. Sau khi vào nhà, nghỉ ngơi, nói chuyện thì chúng tôi ra về. Hôm nay thật là một ngày vui.
Những ngày cuối đông, thời tiết như ấm áp hơn. Hôm ấy, bố con tôi đón mẹ về nhà trong náo nức mừng vui. Tuy là bác sĩ bảo sau khi về, phải về tự trị liệu thêm và tái khám đúng hẹn. Còn đó những khó khăn sắp tới. Nhưng bố con tôi vẫn tin tưởng một viễn cảnh tốt hơn. Mẹ tôi về, mấy ngày đầu, hàng xóm, bà con đến nhà thăm viếng không ngớt. Bởi bố mẹ tôi hiền lành, tốt bụng hay giúp đỡ nên cũng được lòng mọi người. Bố tôi cứ loay hoay mãi với chuyện tiếp khách . Tôi thì không biết làm gì. “Tôi thật tệ!”.
Thời gian cứ thế trôi đi. Xuân đến, đất trời ấm áp dần lên. Cây cỏ, hoa lá trong vườn nhà tôi xanh mướt. Bởi thời gian qua, bố tôi không có thời gian chăm chút nên cỏ mọc đầy cả. Lấn lướt hết vườn rau và hoa nhà tôi. Lúc này vết thương ở chân mẹ tôi dần dần chuyển biến tốt. Mặc dù còn đi nạng, nhưng mẹ đã đi được từng bước nhỏ, bước được ra vườn mà trong lòng bất lực. Chỉ biết nhìn mà không thể làm gì. Tôi biết trong lòng mẹ khó chịu lắm. Nên nghĩ rằng đã đến lúc mình nên học cách quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn.
Một sáng chủ nhật, cả bố và tôi đều ở nhà. Hôm ấy, tôi không ngủ nướng như mọi khi. Tôi dậy sớm. Tôi dìu mẹ từng bước nhỏ ra vườn, cho mẹ ngồi ghế. Tôi pha cho mẹ và bố ấm trà để trên bàn cùng với đĩa bánh tôi mua hôm qua tại căn tin của trường. Cho bố mẹ ngồi nhâm nhi. Còn tôi mang bao tay vào nhổ cỏ, dọn dẹp lại khu vườn nhỏ. Nơi hạnh phúc của gia đình tôi. Bố giễu tôi: “ Sao hả! Hôm nay Đường tiểu thư nhà ta lại ra sức làm một cô nông dân à!” Mẹ và bố tôi cùng cười. Làm tôi ngượng ngùng đỏ hết cả mặt. Tôi đáp lại bố: “ Con muốn tết này bố mẹ cho nhiều lì xì hơn mà!”. Nhắc đến việc tết sắp đến, mẹ tôi thở dài: “Không biết chân mẹ có kịp bình phục để đi chúc tết ông bà, nội, ngoại không nữa! Ngoại đã rất vất vả với mẹ cả một thời gian dài!” Bố tôi nói: “ Lo nhiều làm gì, em chỉ biết là cố gắng trị liệu, giữ tinh thần lạc quan thì mọi chuyện tốt đẹp thôi”. Mẹ tôi chỉ biết gật gù đồng ý. Xong, mẹ bảo bố: “ Anh phụ giúp con bé đi, để tiểu thư nhà ta đừng mau chán việc”. Nói xong, cả ba đều cười tươi. Trong lòng tôi thầm nghĩ: “Hiển Vinh, mày cũng nghe rồi đó. Hãy tạo nhiều niềm vui để mẹ lạc quan và sớm bình phục hơn. Mày phải thay đổi, phải trưởng thành lên có biết không?”. Nhìn thấy bố mẹ cười nói vui vẻ, tôi nhận ra rằng cái cảm giác ấm áp bình yên đã trở về, thật sự trở về...
#Head with love
 
Xem file đính kèm #332566#Chương 4: Niềm vui trở lại
Chủ nhật hôm ấy, Bách Duy xin phép bố mẹ bạn ấy để đến thăm mẹ tôi trong bệnh viện. Chẳng những bố mẹ ấy đồng ý, họ còn gửi một số thực phẩm để mẹ tôi bồi bổ nữa. Họ thật tốt bụng!. Thế là bác tài xế lại chở hai chúng tôi đi. Tới nơi, bác ấy cho chúng tôi xuống bệnh viện. Còn bác ấy, sẵn chuyến đi lên thành phố, bác ghé thăm cô con gái của bác đang học đại học ở gần đó. Hôm ấy, ngoại tôi bận. Nên bố tôi vào bệnh viện với mẹ tôi từ sớm. Tới phòng mẹ, tôi chẳng thấy mẹ đâu nên hỏi cô y tá. Cô ấy bảo mẹ tôi ở phòng tập trị liệu. Tôi và Bách Duy liền đi đến phòng trị liệu. Từ xa, đúng lúc thấy bố dìu mẹ lên xe lăn để nghỉ ngơi một lát. Tôi thấy bố mẹ vừa nói vừa cười, trông vui vẻ lắm! Khi thấy tôi và Bách Duy đến bố mẹ tôi vui thêm. Bố tôi cho hay, thì ra, bác sĩ bảo mẹ tôi đang hồi phục rất tốt. Nếu cứ tiến triển tốt, mẹ sẽ sớm được xuất viện về nhà nên bố mẹ tôi vui như thế. Mẹ tôi nói với Bách Duy: “ Cô cám ơn cháu đã quan tâm, an ủi Hiển Vinh trong thời gian khó khăn này. Cũng may nhờ có người bạn tốt như cháu, Hiển Vinh mới thấy đỡ hơn. Cô cũng rất cám ơn bố mẹ cháu. Hãy gửi lời cám ơn của cô chú đến bố mẹ cháu nhé!” Bách Duy đáp lời: “ Dạ. Cô đừng khách sáo. Hiển Vinh là bạn tốt của cháu. Thấy bạn ấy buồn, cháu phải an ủi hay phải làm gì để giúp bạn ấy trong khả năng của cháu thôi ạ! Cô đừng bận tâm.” Chúng tôi nói chuyện, rồi mẹ tôi lại qua lại tập trị liệu tiếp. Cứ thế tới giờ ăn trưa, bố mang thức ăn ra cho mẹ dùng. Xong rồi, bố dẫn hai chúng tôi đi ăn trưa ở tiệm đồ ăn gần bệnh viện. Sau đó, Bách Duy gọi cho bác tài xế đến rước chúng tôi về. Trên đường về tôi vui lắm. Khác với cảm giác trong những chuyến đi thăm mẹ như mọi lần trước. Thấy còn sớm, tôi rủ Bách Duy ghé qua nhà nội tôi chơi. Nhà ông có vườn táo đang trổ quả. Bách Duy đồng ý ngay. Đến nhà nội, tôi không thấy ông đâu cả. Có lẽ, ông ra trang trại gà rồi. Nội tôi, từ khi bà nội tôi mất. Ông chỉ loay hoay bên trang trại và chăm sóc cho vườn táo của mình. Ông khá bận rộn nên ít đi đâu. Tôi và Bách Duy đi tham quan vườn táo. Chúng tôi lấy giỏ để hái những quả táo. Chợt tiếng ông cất lên từ phía sau: “ Chà! bao lâu rồi, Đường Hiển Vinh của nội mới tới nơi này nhỉ!”- Cái tên “Đường Hiển Vinh” cũng do ông nội tôi đặt cho. Từ lúc mẹ xảy ra chuyện, bố tôi bận nên cũng ít đưa tôi đến nhà nội. Bách Duy nhanh nhẹn quay lại nói : “ Cháu chào ông ạ!”. Tôi nói : “ Dạ, nội!. Hôm nay chúng con đi thăm mẹ về nên ghé sang nhà nội chơi” Ồ! thế à? Mẹ con hôm nay khỏe không? Nội định chiều nay hái táo mang cho bố con để đem cho mẹ con ăn. Sẵn đây cùng hái táo với ông luôn nhé.” Khi nghe tôi nói mẹ tôi sắp xuất viện, nội tôi mừng lắm. Chúng tôi hái táo rất thích thú. Một lát đầy cả ba giỏ. Nội tôi chia phần: “ Phần này cho mẹ con, này cho con và bố ở nhà ăn, phần này cho Bách Duy và cũng không quên chia phần cho bác tài xế”. Bách Duy rất thích nơi này. Bạn ấy nói: “ sau này mình thường tới nơi này nhé!”. Tôi nói: “ Sau này có Bách Duy đi cùng, con không phải đợi ba chở tới nhà nội nữa! Hi hi”. Nội tôi đáp: “ Ông rất hoan nghênh”. Sau khi vào nhà, nghỉ ngơi, nói chuyện thì chúng tôi ra về. Hôm nay thật là một ngày vui.
Những ngày cuối đông, thời tiết như ấm áp hơn. Hôm ấy, bố con tôi đón mẹ về nhà trong náo nức mừng vui. Tuy là bác sĩ bảo sau khi về, phải về tự trị liệu thêm và tái khám đúng hẹn. Còn đó những khó khăn sắp tới. Nhưng bố con tôi vẫn tin tưởng một viễn cảnh tốt hơn. Mẹ tôi về, mấy ngày đầu, hàng xóm, bà con đến nhà thăm viếng không ngớt. Bởi bố mẹ tôi hiền lành, tốt bụng hay giúp đỡ nên cũng được lòng mọi người. Bố tôi cứ loay hoay mãi với chuyện tiếp khách . Tôi thì không biết làm gì. “Tôi thật tệ!”.
Thời gian cứ thế trôi đi. Xuân đến, đất trời ấm áp dần lên. Cây cỏ, hoa lá trong vườn nhà tôi xanh mướt. Bởi thời gian qua, bố tôi không có thời gian chăm chút nên cỏ mọc đầy cả. Lấn lướt hết vườn rau và hoa nhà tôi. Lúc này vết thương ở chân mẹ tôi dần dần chuyển biến tốt. Mặc dù còn đi nạng, nhưng mẹ đã đi được từng bước nhỏ, bước được ra vườn mà trong lòng bất lực. Chỉ biết nhìn mà không thể làm gì. Tôi biết trong lòng mẹ khó chịu lắm. Nên nghĩ rằng đã đến lúc mình nên học cách quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn.
Một sáng chủ nhật, cả bố và tôi đều ở nhà. Hôm ấy, tôi không ngủ nướng như mọi khi. Tôi dậy sớm. Tôi dìu mẹ từng bước nhỏ ra vườn, cho mẹ ngồi ghế. Tôi pha cho mẹ và bố ấm trà để trên bàn cùng với đĩa bánh tôi mua hôm qua tại căn tin của trường. Cho bố mẹ ngồi nhâm nhi. Còn tôi mang bao tay vào nhổ cỏ, dọn dẹp lại khu vườn nhỏ. Nơi hạnh phúc của gia đình tôi. Bố giễu tôi: “ Sao hả! Hôm nay Đường tiểu thư nhà ta lại ra sức làm một cô nông dân à!” Mẹ và bố tôi cùng cười. Làm tôi ngượng ngùng đỏ hết cả mặt. Tôi đáp lại bố: “ Con muốn tết này bố mẹ cho nhiều lì xì hơn mà!”. Nhắc đến việc tết sắp đến, mẹ tôi thở dài: “Không biết chân mẹ có kịp bình phục để đi chúc tết ông bà, nội, ngoại không nữa! Ngoại đã rất vất vả với mẹ cả một thời gian dài!” Bố tôi nói: “ Lo nhiều làm gì, em chỉ biết là cố gắng trị liệu, giữ tinh thần lạc quan thì mọi chuyện tốt đẹp thôi”. Mẹ tôi chỉ biết gật gù đồng ý. Xong, mẹ bảo bố: “ Anh phụ giúp con bé đi, để tiểu thư nhà ta đừng mau chán việc”. Nói xong, cả ba đều cười tươi. Trong lòng tôi thầm nghĩ: “Hiển Vinh, mày cũng nghe rồi đó. Hãy tạo nhiều niềm vui để mẹ lạc quan và sớm bình phục hơn. Mày phải thay đổi, phải trưởng thành lên có biết không?”. Nhìn thấy bố mẹ cười nói vui vẻ, tôi nhận ra rằng cái cảm giác ấm áp bình yên đã trở về, thật sự trở về...
#Head with love
Chương 5: Chiếc áo len
Thắm thoát mà hè tới. Tôi sắp là một học sinh lớp chín. Tôi đã lớn hơn rồi mà mãi trông cậy vào bố mẹ mọi việc. Tôi không muốn mãi thế được. Tôi phải học để trưởng thành. Thế là, thay vì lướt mạng giải trí, xem phim như mọi khi thì tôi lướt mạng học cách nấu ăn. Rồi khi bố đi mua thức ăn ở siêu thị, tôi xin đi cùng để mua những thứ tôi cần về chế biến. Những món tôi làm mặc dù còn vụng về nhưng bố mẹ tôi cảm thấy ngon. Tôi cũng không biết có phải họ muốn tạo cho tôi niềm tin hay không mà mỗi lần ăn, bố mẹ đều khen hết lời. Đã vậy, mẹ còn khoe với dì ngoại và bạn bè nữa. Đều đó tôi cảm thấy vui và thích thú với việc nấu ăn hơn. Tôi nghĩ tới việc mùa đông đến, vết thương ở chân mẹ lại khiến mẹ đau nhức, tôi cảm thấy xót xa. Tôi tìm đến các trang hướng dẫn việc đan len trên mạng. Tôi muốn đan cho mẹ chiếc áo ấm khi đông về để mẹ đỡ lạnh hơn. Thế rồi tôi tự mình lựa chọn sợi len, màu len với quyết tâm đan cho mẹ chiếc áo trong khi tôi còn nghỉ hè. Tôi lấy hết tiền dành dụm của mình để mua len và các thứ cần thiết để đan áo. Lúc này ngoài giờ phụ nấu ăn với bố, và dìu mẹ ra vườn tập đi, thời gian còn lại tôi ở trong phòng để đan len. Tôi muốn dành cho mẹ và bố bất ngờ nên chỉ đan ở trong phòng. Lần đầu làm việc này, nên tôi cảm thấy khó khăn. Tôi làm hỏng nhiều lần. Nhưng sau mỗi lần làm hỏng, tôi càng quyết tâm hơn. Tôi nhất định phải làm được!
Mùa hè vừa hết. Năm học mới sắp bắt đầu thì cũng là lúc chiếc áo len của tôi vừa xong. Hôm ấy, lúc nhà tôi quay quần bên chiếc bàn gỗ ngoài vườn, tôi vào phòng và mang chiếc áo len ra tặng mẹ. Một chiếc áo ấm màu vàng nhạt, phối với họa tiết hoa xanh màu da trời nhẹ. Tôi nói: Đây là món quà tự tay con làm cho mẹ, mẹ đừng chê nhe mẹ!” Bố mẹ tôi đều ngạc nhiên. Họ thay phiên nhau cầm lấy chiếc áo rồi nâng niu. Bố tôi nói: Hiển Vinh! con biết đan len từ bao giờ thế? Sao bố mẹ chẳng hay gì hết? Mẹ tiếp lời: “Con làm mẹ bất ngờ quá!” Đẹp lắm con gái! Mẹ thích lắm, mẹ cảm ơn con!” Tôi bối rối...con...con muốn cho bố mẹ bất ngờ mà. Sau này, con sẽ ngoan và quan tâm phụ giúp bố mẹ nhiều hơn. Con không muốn mình lớn rồi mà bắt bố mẹ bận tâm mãi...! Bố mẹ mỉm cười âu yếm. Bố nói: “ Con gái mình nay đã trưởng thành rồi. Bố mẹ hạnh phúc vì đều đó con ạ”. Tôi nhìn thấy bố mẹ vui, tôi rất vui. Tôi nghĩ mình càng phải trưởng thành hơn để bố mẹ mãi giữ được niềm vui, niềm hạnh phúc ấy.
Chương 6: Lời kết
Thế đấy, cuộc sống không phải lúc nào cũng là con đường bằng phẳng. Cuộc sống là một lối đi có khi gập ghềnh, lúc lại quanh co. Đôi khi khiến cho người ta cảm thấy chán ngán, ngại ngùng bước chân. Nhưng đôi khi nó là một bản nhạc có nốt trầm, nốt bổng đan xen nhau khiến cho người ta cảm thấy cuộc sống là một bản nhạc tuyệt vời đáng đề ngân nga, ca tụng.
Có những khi ta phải cám ơn cuộc đời, cám ơn những đau khổ vì nhờ nó mà làm cho ta trưởng thành hơn. “Biết sống” hơn. Biết quan tâm nhiều hơn, biết thông cảm và hơn hết là biết hy sinh cho nhau nhiều hơn. Hy vọng giới trẻ sẽ giống như tôi, sẽ học cách trưởng thành theo hướng tích cực vì một tương lai tốt đẹp.
#Head with love
 
×
Quay lại
Top