Chia sẻ kinh nghiệm học thi ở Mỹ

camnangduhoc

Banned
Tham gia
11/1/2015
Bài viết
0
CNDH - Giáo dục ở Mỹ đòi hỏi cao, tuy khó nhưng không phải là không đạt được thành công. Muốn có được một tấm bằng bạn phải có trong tâm hai chữ kiên trì và siêng năng.

Giáo dục ở Mỹ đòi hỏi cao, tuy khó nhưng không phải là không đạt được thành công. Muốn có được một tấm bằng bạn phải có trong tâm hai chữ kiên trì và siêng năng.

Tùy mỗi ngành nghề và cách học của mỗi người, tuy nhiên tôi có một vài kinh nghiệm trong việc học ở Mỹ mà những năm ngồi ghế giảng đường ở Du Hoc My tôi đúc kết được. Xin được chia sẻ và cũng mong nhận được những chìa khóa khác ở các bạn là sinh viên đang học ở Mỹ như tôi.

Giáo dục ở Mỹ đòi hỏi cao, tuy khó nhưng không phải là không đạt được thành công. Muốn có được một tấm bằng bạn phải có trong tâm hai chữ kiên trì và siêng năng. Mà muốn có được hai đức tính này thì bạn phải có một động lực thúc đẩy mạnh mẽ là học vì tương lai của mình, học vì sợ đói nghèo (nếu như bạn nghĩ là học được thì học, không học vô cũng đâu có sao vì bố mẹ là đại gia, tiền bạc và danh tiếng có thừa sẽ bao bọc được bạn thì tôi miễn bàn với những trường hợp này). Bạn phải có sự quyết tâm cao độ để “chiến đấu” thì bạn mới chống chèo được.

Ở những năm đầu bạn sẽ vất vả về khả năng nghe của mình. Sinh viên Việt Nam chúng ta đa số viết khá nhưng nói và nghe không khá lắm. Cũng dễ hiểu vì bạn đang ở Mỹ sẽ nghe nhiều từ chuyên ngành, kiểu cách nói khác nhau, giáo viên người thì nói nhanh, rõ, người thì nói nhỏ, và sinh viên Mỹ thì nói nhanh lướt chữ dùng nhiều từ lóng nên bạn sẽ vất vả đấy. Khi đó quyển sách là người bạn vô cùng thân thiết, tôi thường đọc bài trước nắm được ý chính, vào lớp nghe giáo viên họ giảng chú ý cách phát âm những từ chuyên ngành, dùng từ của họ, do có đọc bài trước nên bạn sẽ có được vốn từ mới trong bài và sẽ hiểu được những ý phát triển mà giáo viên họ giảng. Nếu như vì một lý do nào đó bạn không đọc trước bài kịp thì ngồi nghe như “vịt nghe sấm” vậy, hoặc hiểu rất ít, thì bạn có thể dùng máy ghi âm ghi lại lời giáo viên nói (trường học họ cho phép). Tôi xin mở ngoặc nói riêng về khả năng sinh ngữ, một thời gian sau, bạn nghe quen, đến một lúc nào đó tỷ lệ phần trăm bạn nghe hiểu nhiều khi giáo viên nói là chuyện bình thường, nhưng khi bạn nghe hiểu hết được sinh viên Mỹ nói chuyện thì trình độ tiếng Anh của bạn lúc đó rất rất khá. Yên tâm đó là vấn đề thời gian sẽ luyện cái tai của bạn.

Sau khi tôi đọc xong bài thì tôi tự ngồi viết lại tất cả những kiến thức quan trọng mà tôi hiểu (take note). Và làm bài tập, thường thì giáo viên cho làm bài số chẵn (hoặc số lẽ) tôi thì làm tất cả, đôi khi chừa lại vài bài để đến gần ngày có exam thì làm để nhớ kiến thức. Khi làm xong bài tập tôi “nhìn lại” tất cả mọi kiến thức trong bài (điều này rất quan trọng), tự bản thân đặt ra những câu hỏi đại khái như là ý này nó sẽ móc xích với ý kia như thế nào, rồi tôi so sánh tất cả các quan điểm trong bài nêu ra, rút ra một cái móc xích ý chính. Vì kinh nghiệm cho tôi biết là nếu không “tổng duyệt” lại kiến thức thì khi làm test sự suy luận sẽ không chính xác. Những câu hỏi trong test hay đưa ra những quan điểm ngược với những cái mình học, rồi hay có sự so sánh, bắt chéo nhau của những kiến thức. Do đó nếu mình nắm vững được “cái sườn” của quan điểm thì khi bị hỏi “lắt léo” (cheating) tôi vẫn nhanh nhạy mà phán đoán đưa ra câu trả lời chính xác.

Và tôi đi kiếm những đề bài ôn tập mà giáo viên họ cho để sinh viên làm thử (nói nôm na là những đề thi thử). Bạn có thể lên internet đánh chủ đề (topic) kèm theo chữ exam hoặc test thì có vô số đề cho bạn luyện tập. Nó cũng lắt léo nhiều suy luận vô cùng, mức độ khó không thua kém gì đề bài giáo viên họ sẽ cho bạn. Các quyển sách học đều có in tên webside bạn vào đó họ có tóm tắt bài, các đề bài luyện tập... tha hồ mà bạn làm, rồi họ chấm điểm và sữa bài cho bạn, giảng giải cho bạn hiểu những câu bạn làm sai ngay tức khắc, rất là tiện lợi. Hoặc bạn vào những phòng Tutor (nơi dạy kèm sinh viên), họ có để những bài luyện tập (test mẫu) và có đáp án. Quan trọng là bạn có thời gian và siêng năng hay không mà thôi. Kinh nghiệm tôi thấy là làm những bài test mẫu này rất bổ ích cho tôi, nó tập tôi suy luận, và kiểm tra tổng thể mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, không hiều rõ phần nào thì xem lại. Khi bạn làm quen và nhuần nhuyễn với các luyện tập test thì tốc độ phân tích của bạn cũng tăng và bạn có thể đuổi kịp cái giới hạn thời gian làm bài.

Bên cạnh đó nếu như bạn không hiểu bài bạn có thề nhờ tutor (người có khả năng dạy kèm) giúp bạn, không có tốn tiền và tất nhiên bạn có thể hỏi giáo viên. Đối với tôi mỗi buổi sáng sớm hoặc cuối giờ trưa, tôi thường ôm tập vở vào phòng giáo viên bộ môn hỏi bài là chuyện rất bình thường. Bạn đừng ngại ngùng về tiếng Anh của mình hoặc cũng đừng sĩ diện và mắc cỡ, phải mạnh dạn, vì giáo viên Mỹ họ rất là tốt, giúp bạn hết lòng, họ rất thích bạn hỏi, họ sẽ chăm chú nghe bạn nói cho dù tiếng Anh bạn không tốt, họ hiểu tất cả, vì họ quen rồi, họ đoán được ý bạn hỏi, và giáo viên họ sẽ dùng những từ ngữ vô cùng đơn giản, dễ hiểu để nói với bạn, hoặc viết ra, diễn tả ra cho đến khi nào bạn hiểu rõ được vấn đề thì mới thôi (nếu để ý bạn sẽ thấy nói chuyện với riêng bạn giáo viên họ dùng từ ngữ khác với họ nói với sinh viên Mỹ). Giáo viên không có chuyện xem đồng hồ thấy hết giờ làm việc là ngưng tiếp bạn (ngoại trừ những giờ họ có lớp), họ sẵn sàng phục vụ bạn như một thượng khách vậy, lúc nào cũng nở nụ cười với bạn, luôn mong bạn hiểu bài và pass lớp.



Khi học một lớp mới bạn nên ngồi kế hoặc kết thân với một sinh viên Mỹ, thường thì người lớn tuổi họ hoà đồng hiểu bạn nhiều hơn những sinh viên vừa xong trung học. Du Học Vì chơí với họ bạn có lợi nhiều thứ, tiếng Anh bạn khá lên, nhiều khi giáo viên viết tắt hoặc giảng nhanh quá bạn ghi không kịp bạn có thể xem hoặc hỏi người bên cạnh. Nhiều sinh viên Mỹ họ giúp bạn tất cả, ngoại trừ bạn không được copy bài test của họ mà thôi. Nhiều sinh viên Việt Nam học theo nhóm với nhau, giúp nhau hiểu bài và thảo luận cũng rất tốt (nhưng nhớ là theo hướng tích cực nhé).

Khi làm bài test, exam bạn cố gắng đừng căng thẳng, nếu gặp nhiều câu khó chớ có mất bình tĩnh, và luôn nghĩa rằng tất cả có trong sách, không bao giờ giáo viên họ bắt bí mình cả, ráng phân tích, nhớ kiến thức và làm bài. Nếu bạn gặp trong một đề bài có những câu dạng điền từ vào chỗ trống (nếu họ cho vài từ để chọn thì dễ), nhưng sẽ có nhiều giáo viên không cho từ nào bạn phải suy nghĩ từ mà điền vào thì lúc đó chớ mất tinh thần, cố gắng suy nghĩ tìm từ điền vào, nếu cảm thấy quá sức thì đừng tập trung vào nó mà tập trung vào làm những phần khác cho thật đúng để gỡ điểm. Nói thật cái dạng điền từ vào chỗ trống đến giờ vẫn là “kẻ thù muôn kiếp” của tôi và nhiều bạn sinh viên cũng e ngại nó lắm. Cho nên ai nói là học ở Mỹ là dễ? Đủ thứ biến hoá của đề bài test, bạn sẽ “tơi tả” không thể nào tưởng tượng nổi, nhưng phải cố lên mà thôi...Đọc Tiếp tại : https://camnangduhoc.edu.vn/chia-se-kinh-nghiem-hoc-thi-o-my.html
 
×
Quay lại
Top