Chia sẻ cách chăm sóc đau đầu gối

hoangquanlaij

Thành viên
Tham gia
14/9/2017
Bài viết
0
Đau đầu gối có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như bệnh lý, tai nạn, chấn tương, thoái hóa khớp gối...Tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu bệnh biến chứng phát triển mạnh thì cần đi đến thăm khám và chữa trị ngay nhé.

1. Tổng hợp các nguyên nhân đau đầu gối phổ biến

Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến và nghiêm trọng nhất. Chấn thương do chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng. Cơn đau có thể xuất phát từ:

Tổng hợp các nguyên nhân đau đầu gối phổ biến


  • Bong gân: là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, nhưng không làm đứt dây chằng. Khi bị bong gân, đầu gối rất đau, bầm tím quanh khớp do máu tụ lại, vùng bong gân nóng lên.
  • Tổn thương dây chằng: là một chấn thương thường gặp trong các hoạt động mạnh. Dây chằng chéo trước rất dễ bị giãn hoặc đứt do té chống chân xoay người. Tổn thương dẫn đến cơn đau ở khớp gối, sưng nề, hạn chế vận động gối. Sau 2-3 tuần, các triệu chứng mất dần nhưng sẽ xuất hiện hiện tượng teo cơ, liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.
  • Tổn thương sụn chêm: Khi mang vác vật nặng hoặc xoay gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách, gây đau và sưng nề đầu gối. Một số trường hợp, mảnh sụn rách có thể lọt vào giữa khe khớp, gọi là hiện tượng kẹt khớp, bắt buộc phải phẫu thuật nội soi cấp cứu để cắt sụn chêm.
  • Gãy xương: Trong khớp gối, xương bánh chè dễ bị gãy nhất nếu có tác động mạnh diễn ra đột ngột. Khi ấn nhẹ vào ổ xương bị gãy sẽ có cảm giác đau nhói, bầm tím, mất cử động hoàn toàn nếu bị gãy rời hai đầu xương.
  • Trật khớp: Đây là hiện tượng đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu, gây đau và sưng tấy. Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè hoặc trật khớp chày đùi.
  • Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, lót đệm ở ngoài khớp gối, giúp gân và dây chằng có thể lướt nhịp nhàng trơn tru. Các chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, gây ra các cơn đau, làm khớp gối bị cứng.

2. Một số phương pháp chăm sóc khi đau đầu gối

Không phải tất cả các trường hợp đau khớp gối đều nghiêm trọng. Trong một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà để cải thiện các triệu chứng.

Các biện pháp massage, xoa bóp tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng đau khớp gối

Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:

- Dành thời gian nghỉ ngơi

Người bệnh cần tránh các hoạt động căng thẳng trên đầu gối cho đến khi tình trạng đau khớp gối giảm hẳn. Người bệnh có thể cần 1 - 2 ngày nghỉ ngơi hoàn toàn cho các chấn thương nhẹ, tuy nhiên chấn thương nghiêm trọng có thể cần nhiều thời gian hơn hoặc điều trị y tế.

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Nhiệt độ có thể giảm đau do viêm khớp. Nhiệt độ cao có thể giúp các khớp thư giãn và cải thiện tình trạng cứng khớp. Trong khi đó, chườm lạnh có thể giảm đau, viêm và sưng.

- Xoa bóp, massage khớp gối

Tác động cơ tại chỗ giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ, giúp người bệnh bớt đau nhức. Phương pháp này còn kích thích lưu thông khí huyết, giúp nước, dưỡng chất được vận chuyển tới nuôi dưỡng, phục sụn khớp nhanh hơn.

- Giảm áp lực cho khớp gối

Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, người bị đau khớp gối nên tiến hành giảm cân để giảm trọng lượng đè lên khớp.

Người bệnh cần mang giày có đệm chân và di chuyển ở nơi bằng phẳng để hỗ trợ bàn chân và đầu gối. Điều này có thể hạn chế các cơn đau và không làm tình trạng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.

Tránh ngủ nằm nghiêng, sử dụng gối đặt ở hai bên cơ thể để tránh nghiêng người sang hai bên. Ngoài ra, nếu có thói quen ngủ nghiêng, bệnh nhân có thể đặt một chiếc gối ở giữa hai đầu gối để giảm áp lực.

- Vận động, tập thể dục vừa sức, thường xuyên

Khi xương khớp đã được phục hồi cơ bản, người bệnh cần tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên. Vận động giúp ngăn ngừa quá trình thoái hóa, teo cơ, xương, giúp các mô, xương, sụn hoạt động linh hoạt hơn. Ngoài ra, tập thể dục cũng tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ cho các hoạt động của khớp gối.

Trên đây là những chia sẻ bệnh lý bé 1 tuổi bị chân vòng kiềng. Hy vọng đã cung cấp đầy đủ thông tin giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm nay. Mọi thắc mắc liên quan hay muốn tham khảo thêm bé 1 tuổi bị chân vòng kiềng phải làm sao? Cách điều trị ra sao vui lòng liên hệ Hotline 19002838 để được tư vấn hỗ trợ trực tiếp ngay nhé.
 
×
Quay lại
Top