[Chia sẻ] 101 cách nâng cao kỹ năng giao tiếp

21. Ngắt quãng

Sự ngắt quãng giúp cho người nghe bớt căng thẳng, có thể suy nghĩ và thấy hiểu thông tin của bạn. Nó còn giúp người nghe có cơ hội được tham gia vào cuộc nói chuyện. Những quãng ngắt thực sự có sức mạnh. Nhưng bạn cần phải thận trọng. Sự im lặng không phải lúc nào cũng là vàng. Nếu ngắt quãng quá lâu thì lại dấu hiệu của sự thiếu tự tin.

Các bước hành động:
* Tạo ra một quãng ngắt:
- Ngừng nói.
- Nghĩ đến điều tiếp theo mà bạn định nói.
* Nhấn mạnh vào ý của mình bằng cách ngừng lại hoặc là trước, hoặc là sau khi đưa ra ý đó.
* Tránh vội vàng chen ngang vào khi người khác ngắt lời.

"Sự im lặng giống như toàn bộ sự thông thái và khôn ngoan khi viên đá cẩm thạch chưa được gọt rũa trở thành một tác phẩm điêu khắc vĩ đại."
- Aldous Husley -
via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
22. Hãy nói thật chậm

Khi nói quá nhanh hoặc phát âm các từ quá nhanh, có thể bạn sẽ khiến cho người nghe hiểu nhầm ý của mình khiến họ cảm thấy mệt mỏi khi nghe bạn nói. Nhưng cũng nên cẩn thận! Nếu bạn nói quá chậm trong suốt cả quá trình nói chuyện, người nghe có thể cảm nhận rằng bạn thiếu năng lượng hoặc sự quan tâm.

Các bước hành động:
* Nhấn mạnh ý của mình bằng cách nói chậm lại.
* Hãy nói với nhịp độ khác nhau. Điều này thể hiện sự tự tin và bình tĩnh. Nó cũng khiến cho cuộc nói chuyện rõ ràng, mạch lạc hơn.
* Nói chậm lại. Điều này sẽ khiến cho người nghe có cơ hội để ngẫm nghĩ và theo dõi tất cả những gì bạn nói.
* Nói chậm hơn nếu như bạn cảm thấy người nghe có những dấu hiệu đang gặp khó khăn trong việc hiểu được ý của bạn.

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
23. Tăng nhịp độ nói

Một người nghe bình thường có thể xử lý được thông tin trong khoảng 400 đến 600 từ mỗi phút. Bằng cách tăng nhịp độ nói, bạn có thể sẽ khiến họ cảm thấy tràn đấy năng lượng, nhiệt huyết và hứng thú.

Các bước hành động:
* Hãy giữ sự chú ý của người nghe bằng cách thay đổi nhịp điệu nói. Tăng và giảm nhịp độ. Nhịp độ ở mức bình thường khoảng 125 đến 150 từ mỗi phút.
* Nói nhanh hơn nếu như người nghe có vẻ thiếu quan tâm.
* Tăng nhịp độ nói để tránh tình trạng nói đều đều. Giọng nói đều đều vừa có thể khiến người khác buồn ngủ, vừa khiến bạn có vẻ uể oải.
* Đa dạng hóa bài phát biểu của mình bằng cách liên tục thay đổi nhịp độ nói.

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
Thay đổi âm lượng nói

Giọng nói trầm bổng của bạn giống như khi bạn dùng các dấu câu. Điều đó khiến cho người nghe chú ý đến bạn hơn.

Các bước hành động:
* Đa dạng hóa các cuộc thảo luận bằng cách thay đổi âm lượng nói của bạn.
* Hãy tìm một từ hay cụm từ và khám phá ý nghĩa của từ đó khi bạn thay đổi âm lượng của mình.
* Sử dụng âm lượng nói để nhấn mạnh.
* Tập điều chỉnh giọng nói của mình từ thấp đến cao rồi về thấp.
* Phát âm rõ ràng bằng cách tăng âm lượng nói của bạn.

"Những lời nói ôn hòa là những lý lẽ đanh thép."
- Thomas fuller -
via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
25. Để ý đến giọng điệu của mình

Giọng điệu mà bạn nói có thể cho thấy cảm xúc của bạn.

Các bước hành động:
* Để ý đến ngữ điệu mà bạn nói với người nghe, dù là qua điện thoại đi nữa.
* Hãy nói bằng giọng nhẹ nhàng để biểu hiện sự tôn trọng và yêu mến.
* Tránh không để lộ ra những cảm xúc tiêu cực của bạn khi nói (giọng nói của bạn thường biểu lộ những cảm xúc như mất bình tĩnh, giận dữ hoặc bác bỏ.)
* Nếu như bạn cảm thấy đã để lại một ấn tượng xấu nào đó và muốn thay đổi, hãy nói là bạn muốn thay đổi nó

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
26. Ghi lại tiếng nói của mình

Một trong những cách hiệu quả nhất để nâng cao kỹ năng giao tiếp là ghi lại giọng nói của bạn. Nghe chính mình nói, bạn sẽ biết được mình thực sự ra sao.

Các bước hành động:
* Ghi lại giọng nói để biết được chất giọng của mình.
* Tập luyện cho những cuộc hội thoại, thuyết trình hay phỏng vấn quan trọng.
* Xin phép được ghi lại giọng nói của mình trong một cuộc nói chuyện với những người bạn thân.
* Nghe lại một mình để nâng cao được kỹ năng giao tiếp.

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
27. Chủ động nghe

Chủ động nghe có nghĩa là chú ý nghe và đôi khi phải đưa ra những phản hồi về phía người nói. Công việc lắng nghe đòi hỏi chúng ta phải tập trung vào người nói.

Các bước hành động:
* Hãy dành thời gian để lắng nghe.
* Tự tạo một tâm thế chủ động tiếp thu.
* Nghe bằng cả mắt và tai.
* Không nên xao nhãng khi nghe.
* Kiểm tra xem bạn thích kiểu nghe như thế nào và điều chỉnh làm sao cho phù hợp với những tình huống cụ thể.

"Bước đầu tiên của sự đổi mới là tập thói quen biết lắng nghe."
- Tom Peters -
 
28. Tập trung vào ý của người nói

Khi sao nhãng, bạn sẽ bỏ lỡ ý chính hoặc mạch câu chuyện. Ngược lại, người nói sẽ rất hứng khởi khi họ biết rằng bạn đã hiểu ý của họ.

Các bước hành động:
* Tập trung vào ý của người khác. Hãy để ý đến quan điểm của họ.
* Tránh:
- Đoán trước kết quả.
- Suy nghĩ linh tinh khi người khác đang nói.
- Chỉ nghĩ đến việc bạn sẽ định nói gì tiếp đó.
- Xem xét ý kiến của người khác để bạn có thể đáp lại hoặc phân tích ý kiến của họ.

"Nếu như có bất cứ một bí quyết thành công nào thì nó nằm ở khả năng nhận biết ý kiến và xem xét mọi thứ từ góc độ của người khác như thể bạn chính là anh ta vậy."
- Henry Ford -

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
29. Hãy nghe băng đia khi đi lại

Những người quan tâm đến việc học hỏi trong cuộc sống luôn được đánh giá rất cao trong bất cứ tổ chức hay nghề nghiệp nào. Đồng thời, thời gian rất quý. Thời gian đi lại có thể trở nên có ích hơn nếu bạn sử dụng nó để nghe băng đĩa, nhằm nâng cao vốn hiểu biết của mình.

Các bước hành động:
* Chọn những loại băng đĩa có thể giúp bạn mở mang hiểu biết, như:
- Sách nói.
- Băng đĩa học ngoại ngữ.
* Khi nghe, cần tập trung đến:
- Những thông tin mới nhất trong lĩnh vực của bạn.
- Nâng cao kiến thức trong lĩnh vực sở trường của bạn.

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
30. Đưa ra những câu hỏi

Cho dù bạn là người nói hay người nghe, việc đưa ra những câu hỏi đều tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin.

Các bước hành động:
* Đưa ra câu hỏi cho người nghe để:
- Làm rõ hơn ý của bạn.
- Nâng cao sự thấu hiểu.
- Đi sâu vào vấn đề.
* Thể hiện sự quan tâm bằng cách đặt câu hỏi về ý kiến và kinh nghiệm của người nói.
* Tránh những câu hỏi đi sâu vào vấn đề riêng tư.
* Đưa ra câu hỏi một cách thật lịch sự.
* Tránh thách thức những câu hỏi của người nghe và nhận thức được hậu quả nếu bạn làm thế. Bạn có thể cảm thấy:
- Câu chuyện sẽ bị dừng lại
- Cảm giác giận dữ và bị tổn thương.

"Tôi không có tài năng gì đặc biệt. Tôi chỉ quá tò mò thôi."
- Albert Einstein -

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
31. Đừng mơ màng

Mơ màng là chuyện bình thường. Đó là do những khoảng thời gian rảnh của người nghe. Chúng ta xử lý thông tin với tốc độ khoảng 400 đến 600 từ mỗi phút, trong khi đó tốc độ nói trung bình là vào khoảng 125 đến 150 từ mỗi phút. Sự chênh lệch đó chính là thời gian rảnh rỗi của người nghe.

Các bước hành động:
* Tập trung vào người nói.
* Hãy lắng nghe và tương tác bằng cách chủ động thể hiện những phản hồi bằng lời và không lời đối với người nói. Sử dụng những ám hiệu như gật đầu hoặc mỉm cười.
* Tập trung vào quan điểm của người nói; kiếm tra lại xem bạn có đồng ý với quan điểm đó hay không.
* Nếu bạn là người nói hãy giảm thời gian rỗi của người nghe bằng cách sử dụng các ám hiệu bằng lời hoặc hình ảnh. Cũng có thể kể những câu chuyện, những giai thoại hoặc truyện cười.

"Có những khoảng thời gian dành cho việc mơ màng như khi cần phải tưởng tượng, sáng tạo hoặc là lúc được giải trí."

via 101 cách nâng cao giao tiếp
 
32. Chấp nhận các phương ngữ

Đối với một số người, phương ngữ có sức hấp dẫn riêng của nó. Bởi vậy, nó hoàn toàn có thể được chấp nhận.

Các bước hành động:
* Nhận thức được giá trị của các phương ngữ.
* Chấp nhận sự khác biệt về cá nhân.
* Lắng nghe thật chăm chú.
* Tập trung để hiểu rõ vấn đề.
* Nếu như bạn nói phương ngữ và đó là đặc điểm tự nhiên của bạn thì:
- Đừng nên cố bỏ nó đi.
- Tập trung vào các kỹ năng nói chuyện như: nói chậm rãi, rõ ràng và phát âm từ chính xác.

"Một cuộc điều tra thông tin của Gallup Poll chỉ ra rằng trong tất cả những điều gây khó chịu thì chỉ có 24% số người Mỹ cảm thấy khó chịu với phương ngữ. Trong khi đó 68% không thích giọng nói the thé và 88% thấy khó chịu khi bị chen ngang."

via 101 cách nâng cao giao tiếp.
 
×
Quay lại
Top