Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) chiều 12-7 đã công bố phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc. Phán quyết dài gần 500 trang sau hơn ba năm thụ lý vụ kiện.

a8735096.jpg

Phản ứng của người dân Philippines sau khi Tòa trọng tài phán quyết đường lưỡi bò của Trung Quốc (ảnh nhỏ) vô giá trị - Ảnh: Reuters

Nội dung kết quả phán quyết được tóm gọn trong bản thông cáo báo chí do Tòa trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan công bố cùng ngày, với điểm nhấn là bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông.

Không có cơ sở pháp lý về quyền lịch sử



Tòa đã ra phán quyết về năm điểm chính theo hồ sơ Manila khởi kiện Bắc Kinh. Về Quyền lịch sử và “đường chín đoạn”, Tòa trọng tài nhấn mạnh rằng mặc dù hai nhà thám hiểm và các ngư dân Trung Quốc, cũng như những người của các quốc gia khác, về mặt lịch sử đã sử dụng các hòn đảo tại Biển Đông, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc đã thực thi việc kiểm soát độc quyền về mặt lịch sử đối với các vùng biển hoặc các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Tòa trọng tài kết luận không có cơ sở pháp lý nào để Trung Quốc tuyên bố quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên bên trong các khu vực biển nằm trong “đường 
chín đoạn”.

Về trạng thái của các thực thể, tòa xem xét liệu có bất cứ thực thể nào mà Trung Quốc yêu sách (ở Biển Đông) có thể tạo ra các khu vực hàng hải ngoài 12 hải lý hay không. Theo UNCLOS, các hòn đảo tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng 200 hải lý và thềm lục địa, nhưng “các bãi đá không thể duy trì sự cư trú của con người hoặc đời sống kinh tế riêng sẽ không có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”. Cũng theo quy định của UNCLOS, các thực thể nằm trên mực nước biển khi thủy triều cao sẽ tạo ra một cơ sở pháp lý đối với ít nhất vùng lãnh hải 12 hải lý, trong khi các thực thể chìm khi thủy triều cao không có.

31a3a1b0.jpg

Tàu Trung Quốc và Philippines trong một lần chạm trán trên biển - Ảnh: AFP

Trung Quốc gây 
thiệt hại không thể 
sửa chữa được



Tòa cũng cho rằng không có thực thể nào mà Trung Quốc yêu sách (ở Biển Đông) có thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế.

Về tính hợp pháp của các hành động của Trung Quốc, Tòa trọng tài thấy rằng Trung Quốc đã vi phạm các quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của họ bằng cách:
  • (a) ngăn cản việc đánh bắt cá và khảo sát dầu của Philippines.
  • (b) xây dựng đảo nhân tạo.
  • (c) thất bại trong việc ngăn chặn ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong khu vực.

Tòa trọng tài cũng cho rằng ngư dân Philippines (cũng như ngư dân Trung Quốc) có quyền đánh bắt cá truyền thống tại bãi cạn Scarborough và Trung Quốc đã ngăn chặn các quyền này trong việc giới hạn tiếp cận. Tòa trọng tài còn cho rằng các tàu chấp pháp Trung Quốc đã có hành động bất hợp pháp, tạo ra nguy cơ va chạm nguy hiểm khi họ cản trở các tàu Philippines.

Cuối cùng về leo thang tranh chấp, Tòa trọng tài xem xét liệu các hành động của Trung Quốc kể từ khi bắt đầu Tòa trọng tài có làm tranh chấp giữa các bên tệ hơn hay không. Tòa trọng tài thấy rằng họ thiếu thẩm quyền để xem xét các hàm ý của đối đầu giữa hải quân Philippines với các tàu hải quân và chấp pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, cho rằng tranh chấp này liên quan tới các hoạt động quân sự và vì vậy nằm ngoài việc giải quyết bắt buộc.

Tuy nhiên, Tòa trọng tài thấy rằng việc cải tạo hạ tầng quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo gần đây của Trung Quốc là không phù hợp với các nghĩa vụ của một quốc gia trong suốt các quá trình giải quyết tranh chấp, các hành động của Trung Quốc đã gây ra thiệt hại không thể sửa chữa đối với môi trường hàng hải, xây dựng một đảo nhân tạo lớn trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và phá hủy bằng chứng về tình trạng tự nhiên của các thực thể tại Biển Đông vốn tạo thành một phần của tranh chấp giữa các bên.

313fbe24.jpg

Tòa trọng tài Quốc Tế phán quyết: Đường lưỡi bò vô giá trị

Phá hoại 
môi trường biển



Liên quan đến thiệt hại tới môi trường biển, Tòa trọng tài xem xét tác động đối với môi trường biển từ việc cải tạo hạ tầng quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo gần đây của Trung Quốc tại bảy thực thể ở quần đảo Trường Sa. Tòa thấy rằng Trung Quốc đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô và vi phạm các nghĩa vụ về bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái mỏng manh và môi trường sống của các loài sinh vật đang suy giảm, bị đe dọa hoặc đang trong tình trạng nguy cấp.

Tòa trọng tài cũng thấy rằng chính quyền Trung Quốc đã biết về việc ngư dân Trung Quốc khai thác với quy mô lớn các loài rùa biển, san hô và trai khổng lồ đang nguy cấp tại Biển Đông (sử dụng các phương pháp gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô) và không thực hiện các nghĩa vụ phải dừng các hành động như vậy.

Nguồn Tuổi trẻ

Infographic diễn biến vụ kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở biển Đông:


Vụ kiện do Phillipines khởi xướng, Việt Nam không tham gia vụ kiện này.

vu-kien-cua-philippines.jpg

Nguồn: VnExpress​
 
Hiệu chỉnh:
Sao người TQ có thể quá quá đáng như vậy. Thật ko thể tin nổi.X(X(X(
 
Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam!

P.s Infographic tuyệt quá!
 
×
Quay lại
Top