gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Chỉ số Williams %R là một chỉ số biến động giá. Chỉ số này tương tự như Chỉ số Tỷ lệ Thay đổi ROC và chỉ số Sức mạnh Tương đối RSI. Chỉ số này bao gồm một đường đơn dịch chuyển lên xuống trong biên độ 0 và 100.

Chỉ số Williams %R so sánh giá đóng cửa cửa phiên giao dịch gần đây nhất với khoảng giá giao dịch trong quá khứ:

  • Nếu giá đóng cửa gần đây nhất càng gần với mức giá cao nhất của khoảng giá trong quá khứ thì đường Williams %R sẽ càng gần với cực trên của khoảng dao động.
  • Ngược lại, nếu giá đóng cửa gần đây nhất gần đáy của khoảng giá trong quá khứ, đường Williams %R sẽ gần đáy của khoảng giao động.
Bất cứ lúc nào đường Williams %R mà nằm trên 80 hoặc dưới 20 thì giá cổ phiếu đều được xem là biến động thái quá (“over-extended”). Khi quý vị quan sát thấy tình huống này, thì có khả năng cao giá cổ phiếu sẽ đảo chiều.

Chỉ số Williams %R tạo ra các tín hiệu Mua và Bán khi nó di chuyển ra khỏi vùng biến động thái quá (trên 80 hoặc dưới 20) và quay trở lại vùng giữa của khoảng giao động – như quý vị có thể quan sát với trường hợp của Home Depot (HD) trong biểu đồ dưới đây.

Williams’ %R ( được đọc là “Phần trăm R”) là một chỉ báo đo lường các điều kiện mua quá nhiều và bán quá nhiều. Williams’ %R được phát triển bởi Larry Williams.

Giải thích

Cách giải thích của William’s %R tương tự như với chỉ số dao động Stochastic ngoại trừ %R được vẽ ngược lại so với Stochastic và không được làm trơn như Stochastic.

Để mô tả chỉ báo Williams’ %R được vẽ ngược, nó thường được vẽ sử dụng các giá trị âm (ví dụ: -20%). Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và thảo luận, có thể đơn giản lờ đi dấu âm.

Các giá trị trong khoảng 80 đến 100% cho biết rằng chứng khoán đang trong trạng thái bán quá nhiều trong khi các giá trị trong khoảng 0 đến 20% cho biết rằng chứng khoán đang trong trạng thái mua quá nhiều.

Như với tất cả các chỉ báo về mua quá nhiều/bán quá nhiều, tốt nhất là nên chờ tín hiệu thay đổi của giá chứng khoán trước khi tiến hành một giao dịch. Ví dụ, nếu một chỉ báo mua quá nhiều/ bán quá nhiều (như chỉ số dao động Stochastic hoặc Williams’%R) đang chỉ ra điều kiện mua quá nhiều, thì tốt nhất nên chờ giá chứng khoán giảm xuống trước khi thực hiện bán chứng khoán. (MACD là một chỉ báo tốt để xác định thay đổi của giá chứng khoán). Các chỉ báo mua quá nhiều và bán quá nhiều thường giữ các trạng thái này trong một khoảng thời gian dài vì giá chứng khoán sẽ tiếp tục đi lên hoặc đi xuống.

Một điểm thú vị của chỉ báo %R là khả năng đoán trước sự đảo chiều của giá chứng khoán. Chỉ báo phần lớn thường hình thành các đỉnh và đi xuống một vài ngày trước khi giá chứng khoán hình thành đỉnh và đi xuống. Tương tự, %R thường tạo ra các đáy và đảo chiều lên một vài ngày trước khi giá chứng khoán cũng đảo chiều đi lên.

Ví dụ

Đồ thị dưới đây cho thấy cổ phiếu HBC và Williams’ %R 14 ngày của nó. Mũi tên mua màu xanh được vẽ ra mỗi khi %R hình thành một đáy dưới 80% và mũi tên bán màu đỏ được vẽ ra khi %R hình thành đỉnh dưới 20. Bạn có thể thấy trong hầu hết các trường hợp tín hiệu mua xảy ra trước 1 đến 2 ngày khi giá hình thành đáy.
Theo hocchungkhoan
 
×
Quay lại
Top