Chết vì sinh vật này sẽ là cái chết kinh khủng và tồi tệ nhất bạn có thể gặp ngoài tự nhiên

Khải Bá Thiên Vương

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/9/2016
Bài viết
79
Thế giới tự nhiên ẩn chứa nhiều mối nguy chết người. Nhưng nếu chết vì sinh vật này sẽ là cái chết thê thảm nhất đấy.

Thiên nhiên thật đẹp, nhưng cũng thật nguy hiểm… Không chỉ có những cảnh đẹp nên thơ như tranh vẽ, mà còn có bão, nắng nóng, lốc xoáy, sấm sét, động đất, núi lửa… Tất cả những thảm họa tự nhiên này đều có thể tước đi mạng sống của chúng ta. Và thật sự để mà nói, chết kiểu đó chẳng hay ho gì đâu.



Nhưng đâu mới là cách chết tệ nhất khi không may lạc bước ngoài tự nhiên? Theo rất nhiều khảo sát đánh giá thì không phải chết đuối, cũng chẳng phải trúng độc, cách chết kinh khủng và tệ hại nhất chính là vì… cassowary – chết dưới tay loài chim nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.





screen-shot-2016-11-01-at-4-29-52-pm-1477992694185.png






Đôi nét về Cassowary – loài chim… tội nghiệp nhất quả đất

Hỏi con chim lớn nhất thế giới, bạn sẽ nghĩ đến đà điểu. Con lớn thứ nhì thì sao nhỉ? Người có kiến thức một chút sẽ biết đến Emu – một dạng đà điểu của châu Úc.

Còn Cassowary – loài đà điểu đầu mào – thì bé hơn một chút, đứng thứ 3 trong danh sách những loài chim lớn nhất thế giới (xét về cân nặng thì đứng thứ 2, sau đà điểu). Đây là loài chim bản địa của Úc, sống trong các khu rừng thuộc vùng Đông Bắc của châu lục này.





screen-shot-2016-11-01-at-4-30-42-pm-1477992694190.png






Loài chim này có một vẻ ngoài đáng sợ. Chúng có một bộ lông 2 màu xanh và đen. Phía trên đầu có một mấu sừng rất cứng như loài khủng long, khiến chúng ta thoạt nhìn tưởng mình lạc nhầm về kỷ Jura cơ.

Với thể hình cao tới 1,8m, cân nặng 60kg, cùng bộ vuốt đồ sộ sắc nhọn, Cassowary đủ sức khiến bất kỳ địch thủ nào nhìn chúng phải chùn bước.





9624880817-01936161ca-b-1477993249007.jpg






Bộ vuốt sắc nhọn của chim đà điểu đầu mào





Cũng giống như nhiều loài chim khác, Cassowary đực cũng chịu nhiều thiệt thòi. Chim đực có kích cỡ nhỏ hơn và thường bị con cái… bắt nạt.

Đến mùa sinh sản, con cái cũng tự cho mình cái quyền “trăng hoa”, kết đôi với ít nhất là 3 con đực khác nhau. Trong đó, con cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm… đổ vỏ – chăm sóc lũ chim non.





screen-shot-2016-11-01-at-4-29-45-pm-1477992694184.png






Đó là sự thật đấy. Con cái sau khi đẻ trứng sẽ bỏ nhà ra đi, để lại con đực với cảnh “gà trống nuôi con” theo đúng nghĩa đen. Những chú Cassowary đực tội nghiệp sẽ chẳng bao giờ biết được lũ chim non có phải con của mình không, chỉ biết nai lưng ra ấp trứng mà kiếm ăn thôi.





screen-shot-2016-11-01-at-4-30-32-pm-1477992694189.png






Cassowary đực là những con chim rất tội nghiệp





Chưa hết! Trứng chim phải được ấp trong ít nhất là 50 ngày. Đến cuối kỳ trước khi trứng nở, chim đực gần như kiệt sức, gầy tọp đi khoảng 1/3 trọng lượng vốn có, nên đến chuyện kiếm ăn cũng thành một vấn đề nan giải.

Ngoài ra, những chú chim này còn tội nghiệp ở chỗ số lượng loài của chúng sụt giảm đến thảm hại, do 90% môi trường sống đã bị con người tước đi mất. Ước tính thì so với khi phát hiện ra chúng, hiện chỉ còn 20% – 25% chim Cassowary sống sót ngoài tự nhiên.





screen-shot-2016-11-01-at-4-30-23-pm-1477992694188.png






Chỉ còn khoảng 20% – 25% Cassowary sống sót ngoài thiên nhiên.





Việc này được các chuyên gia đánh giá là rất nguy hiểm cho hệ sinh thái, vì thức ăn chủ yếu của Cassowary là các loại quả. Chúng góp phần phân tán hạt giống nhiều loại cây quý hiếm ra ngoài môi trường.

Và cũng nguy hiểm nhất với con người

Chẳng phải tự nhiên, Cassowary được sách kỷ lục Guinness đưa vào hạng mục: Loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Mà cái sự nguy hiểm này không phải do chúng, mà lại là vì con người chúng ta.

Trái với vẻ ngoài đáng sợ, Cassowary vốn là một loài chim khá hiền hòa. Tuy nhiên, loài chim này có thể trở nên cuồng loạn khi hoảng sợ hoặc bị dồn vào chân tường. Lúc đó, chúng sẽ nhảy bổ vào con mồi, sử dụng bộ vuốt khổng lồ để cào xé. Bộ vuốt này không đủ để xé xác con mồi, nhưng có thể gây ra những vết thương cực kỳ nghiêm trọng, với đường kính miệng vết thương từ 2 – 5cm.





gifit-1477992920206-1477992939662-crop-1477993486823.gif








Và sự thật thì, cũng lâu lắm rồi chưa có ai chết vì Cassowary. Sự việc gần nhất xảy ra từ năm 1926, khi người đàn ông cố gắng săn một con Cassowary đi lạc.

Tuy nhiên, sau khi loài chim này được đưa vào danh sách nguy cấp, loài người bỗng trở nên cưng chiều chúng hơn. Họ cho chúng ăn bất cứ khi nào gặp nhau, ra sức bảo vệ chúng. Điều này khiến loài chim hình thành một tập tính kỳ lạ: rất “quý” con người, và đợi chờ được ăn ngon.





screen-shot-2016-11-01-at-4-30-00-pm-1477992694186.png






Loài chim này rất hay lại gần con người xin ăn





Hệ quả, chúng có thể bất ngờ xuất hiện trước mặt con người. Nhiều người không biết thì thay vì cho ăn, họ tìm cách dọa dẫm, xua đuổi chúng, để rồi bị chúng điên tiết tấn công. Với lợi thế thể hình, chúng ta chẳng cách nào chống lại chúng.

Còn chạy ư? Trừ khi đi ô tô thì hẵng nghĩ đến chuyện đó, vì loài chim này có thể di chuyển với vận tốc lên tới 50km/h, tức là kể cả Usain Bolt thì cũng đứng im chịu chết thôi.





screen-shot-2016-11-01-at-4-29-20-pm-1477992694178.png






Lũ này cũng rất hay mò ra đường… xin ăn





Nhưng nhìn chung, đây vẫn là một loài vật quan trọng với hệ sinh thái, và đang rơi vào tình trạng nguy cấp. Điều duy nhất con người nên làm cho chúng là… để chúng yên, đừng phá hoại thiên nhiên và cũng đừng lại gần chúng nữa là được.



Nguồn: Conversion, io9

Theo Tri Thức Trẻ
 
Bài viết hay và ý nghĩa. Do con người mình buộc chúng phải thay đổi
 
×
Quay lại
Top