Chen lấn, xô đẩy trong đêm đầu tiên của Đại lễ

kenzizi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
21/4/2010
Bài viết
1.232
Những dòng người tranh lấn "từng centimet". Những dãy phố dài ngập ngụa rác rưởi. Đó mới chỉ là đêm đầu tiên của Đại lễ.
Tối nay, (1/10) ngày đầu tiên khai mạc Đại lễ hàng ngàn người từ khắp các con phố đổ về trung tâm Hà Nội biến khu vực này trở thành “biển người”. Ngay từ khoảng 20h, nhiều con phố dẫn vào khu vực hồ Hoàn Kiếm đã tắc nghẽn.
Từng dòng người nhích từng bước một để vào trung tâm xem Đại lễ. Không ít người còn chèo lên trên yên xe, đứng thốc dậy để ngắm đoàn người phía trước và phía sau đang kéo dài như vô tận, để rồi không khỏi buông lời than thở: “Khủng khiếp thật!".

1285989238_10_0.jpg

Với một số người thì đây là đêm tắc đường kinh hoàng nhất trong lịch sử ở Hà Nội

Khu vực từ đường Đại Cồ Việt dẫn vào Phố Huế, nhiều tiếng hò hét, tuýt còi vang lên inh ỏi. Cả đoạn đường dài kẹt cứng khiến nhiều người không thể đi tiếp được đành quay trở ra.
Đến khu vực Hàng Bài, dường như đã không còn một khoảng trống để len chân. Nhiều người đã gửi xe tại một điểm cách xa hồ Gươm nhiều km, hoặc dắt bộ trên vỉa hè nhưng cũng phải rất khó khăn mới có thể lách qua được dòng người chật cứng. Có người ở khu vực đường Ngô Quyền, Nguyễn Xí, Tràng Thi,… quay ra đến được chỗ gửi xe nhưng cũng không thể đưa được xe ra ngoài. Để có thể sang được bên đường, nhiều người đã dẫm đạp lên những bục hoa trang trí để tìm lối đi.
1285989239_10_1.jpg


Để có thể sang được bên đường, nhiều người đã dẫm đạp lên những bục hoa trang trí để tìm lối thoát
Có người nói: Tắc đường chẳng phải là chuyện hi hữu ở Hà Nội nhưng tắc đường như đêm đầu tiên của Đại lễ thì quả thực "nghìn năm chưa từng thấy". Nếu hỏi ai đó đã từng ở hồ Gươm đêm qua, nói về cảm nhận của mình thì câu đầu tiên có thể sẽ là: “Tắc đường ghê gớm quá”, “khủng khiếp lắm”. Nó như trở thành câu cửa miệng đối với những người đã chứng kiến cảnh chen lấn kinh hoàng trong ngày đầu của Đại lễ.
Bạn Vũ Tuyết Mai, nhân viên một công ty Công nghệ cho biết: “Cố gắng lắm mình cũng chỉ đi được quanh khu vực Tràng Tiền, chứ không dám tiến sâu vào đường Đinh Tiên Hoàng, vì nhiều người cho biết nơi đây đã không còn lối ra”.
1285989239_10_2.jpg

Giao thông kẹt cứng góc phố Tràng Tiền

Theo quan sát của PV, hàng nghìn người chen chân nhau, nhích từng bước vào khu phố cổ để mong tìm đường “thoát thân” nhưng cũng không có “lối thoát”. Xung quanh sân khấu biểu diễn lễ hội áo dài 3 miền, cảnh hò hét, chen lấn xô đẩy diễn ra liên tục khiến nhiều người tỏ ra sợ hãi thay vì thảnh thơi ngắm nhìn các tà áo dài đi qua đi lại.
Hoàng Thúy Hải, sinh viên trường Đại học Bách Khoa vừa đưa tay bấu chặt lên vai anh trai mình, thở hổn hển nói: “Cứ vài phút lại giật thót tim vì có loạt người xô vào lưng mình, nhiều lúc suýt nữa thì ngã nhào”.
Các cán bộ chiến sĩ công an làm nhiệm vụ an ninh tại Hồ Gơm cũng toát mồ hôi mà không thể xử lý tình trạng tắc nghẽn cũng như cảnh chen lấn, xô đẩy. Còn người dân thì cứ tiếp tục nhễ nhại lê từng bước chân, nhích từng centimet, đến hết đêm.

1285989240_10_3.jpg

Hàng nghìn người chen lấn trên đường Hàng Bài

Nhiều đồ ăn nhanh, đồ uống, nước giải khát được bày bán la liệt quanh khu vực diễn ra Đại lễ. Khu vực quầy bán hàng tại công ty Kem Tràng Tiền cũng đông kín. Người nào mua được kem thì đó được coi là một “kỳ tích”. Nhưng mua xong rồi thì việc ăn kem lại khiến người đi đường cảm thấy rất phản cảm. Họ ngồi bệt xuống đường để ăn kem, rồi vứt rác bừa bãi xuống lòng đường.
1285989240_10_4.jpg

"Vết ố" về Hà Nội không thể mờ nhòe khi tận mắt chứng kiến cảnh rác thải bừa bãi trong lòng phố

Người đông, đường tắc cũng là dịp để các điểm gửi xe mới mọc lên để kiếm lời. Hầu hết các cửa hàng kinh doanh đều tranh thủ thời cơ để kiếm lời, biển đề chữ “gửi xe” mọc lên như nấm. Một số quán café, quán nước, nhà hàng ăn uống tại các khu vực Lý Thường Kiệt, Hàng Bài, Hai Bà Trưng, Bà Triệu,... thay vì chăm lo cho khách hàng, nay quay sang tận dụng cơ hội mở dịch vụ trông giữ xe và "chặt chém" từ 20 - 40.000 đồng/lượt.
Hàng trăm chiếc xe xếp hàng dài san sát lấn chiếm vỉa hè khiến người đi bộ không có chỗ để chen chân. Đây cũng có thể coi là một nguyên nhân khiến cảnh ách tắc trở thành "cơn ác mộng".

1285989241_10_5.jpg

Người dân không thể chen chân lên vỉa hè bởi hàng trăm, hàng nghìn chiếc xe dựng cạnh nhau san sát, ken kín cả lối đi

Khoảng 21h30 khi chương trình văn hóa – văn nghệ chào mừng Đại lễ kết thúc, hàng nghìn người lại đổ xô nhau về nhà. Cảnh tắc đường lại một lần nữa diễn ra. Đoạn đường Âu Cơ ngày thường vốn thông thoáng nay khét lẹt mùi hôi của xăng và hơi người.

Trong tâm thức của không ít người dân lúc này thì đêm khai mạc Đại lễ trở thành đêm kinh hoàng chưa bao giờ thấy. “Tất tả từ quê ra để chào mừng Đại lễ, tôi chỉ mong được nhìn thấy hồ Gươm lung linh trong sắc nước hương trời, được nhìn thấy tháp Rùa huyền ảo trong đèn điện rực rỡ. Nhưng tất cả những gì tôi nhìn thấy hôm nay là người chec lấn lên người” – một người dân tại Hải Dương buồn bã cho biết.

Bài, ảnh: Tiểu Phương - Dương Lãng Hoàng

 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Ôi may quá! Hôm qua mình ốm nên chịu khó nằm nhà xem Tv.. Thế nào lại có thể thảnh thơi ngắm những tà áo dài chứ lại. ;))
Biết khoản này một lần về nhà rồi.. Hôm về Mộc Châu đi chợ tình... Sợ phát khiếp!!!!!!!!! Mình không biết nên đi hay nên dừng, mà có muốn dừng cũng hok nổi vì phía đằng sau hok cho dừng.. Đành phó mặc cho dòng người đến đâu thì đến, tìm chỗ thoáng thoát thân sau. Nếu là lúc đi bộ thì chỉ sợ bị đẩy ngã chắc bị dẫm đạp bẹp dúm mất.. Hix hix^:)^ Thiện tai thiện tai.. Mùng 10 ngắm pháo hoa qua Tv tiếp vậy!
 
ảnh thứ 5 mọi người thiếu ý thức quá..
 
×
Quay lại
Top