Chất lượng gạo Việt Nam luôn được cải thiện

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Theo các chuyên gia, việc nghi có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong gạo VN có thể là cách để Mỹ kêu gọi bảo hộ cho sx lúa gạo của mình
877039-gao-xk-3c86a.jpg

Mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam có khả năng sẽ bị ảnh hưởng, khi Hiệp hội các nhà sản xuất gạo Mỹ mới đây gửi đơn tới Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ yêu cầu giúp đỡ do nghi ngờ gạo từ Việt Nam chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Mỹ bày tỏ lo ngại rằng gạo Việt Nam từng bị Nhật Bản từ chối do có dư lượng thuốc bảo vệ vượt ngưỡng cho phép. Động thái này xuất hiện sau thông báo của Tổng công ty xuất khẩu gạo Mỹ (ARI) – một doanh nghiệp lớn có trụ sở ở bang Texas bắt đầu nhập khẩu gạo thường xuyên với số lượng lớn từ Việt Nam.


Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng đây có thể là cách để Mỹ kêu gọi ngành chức năng bảo hộ cho sản xuất lúa gạo của mình.
Trước những thông tin bất lợi về gạo Việt Nam tại thị trường Mỹ, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, việc sử dụng thông tin gạo Việt Nam bị Nhật từ chối vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao là không thuyết phục. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long cho rằng: Hạt gạo của Việt Nam đã và đang khẳng định được vị thế trên trường quốc tế, ngay cả thị trường khắt khe như Nhật Bản hiện vẫn tiếp tục nhập khẩu gạo Việt Nam.
“Chúng tôi đã có cuộc làm việc với Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang hợp tác với phía Nhật Bản. Sau khi kiểm tra theo với yêu cầu của phía Nhật Bản, kiểm tra 593 chỉ tiêu thì cho kết quả rất tốt. Thị trường Nhật Bản rất khắt khe về thuốc dư lượng bảo vệ thực vật nhưng họ vẫn tiếp tục mua của Việt Nam. Thực tế trong năm qua đã mua 30.000 tấn gạo của Việt Nam”- Tiến sĩ Lê Văn Bảnh nói.


Cũng về vấn đề này, chuyên gia nông nghiệp, Giáo sư, Tiến sỹ Võ Tòng Xuân cho rằng Việt Nam đang tiếp tục hội nhập sâu rộng, nên yêu cầu chất lượng luôn được đề cao. Thực tế hiện nay, nhiều công ty đã làm tốt mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị trên những cánh đồng mẫu lớn theo tiêu chuẩn VietGAP, tiêu biểu như Công ty Cổ phần bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Lương thực Tiền Giang... Tuy nhiên, cái khó là cho đến nay ta vẫn chưa xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.


Theo Giáo sư, Tiến sỹ Võ Tòng Xuân: “Đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho công nghệ xuất khẩu gạo thẳng của Việt Nam. Những công ty không có vùng nguyên liệu, mà chỉ mua tạp nham từ các thương lái, thì không nên cho xuất khẩu gạo nữa, vì dễ mang tiếng gạo Việt Nam”./.
Nguồ:vov.vn
 
×
Quay lại
Top