Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT: Chính thí sinh là người phát hiện tiêu cực

Totoro

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/12/2011
Bài viết
5.437
Trao đổi với PV báo ngày 28/5, Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết: “Việc phát hiện tiêu cực là trách nhiệm của Hội đồng thi, của thanh tra thi và có thể từ chính các thí sinh dự thi”.

919313-251a56d9ca763e-img.jpg

Học sinh TPHCM ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.

Giải thích về quy định, cho phép thí sinh mang vào phòng thi thiết bị ghi âm, ghi hình, chỉ có chức năng ghi thông tin, không truyền được thông tin ra ngoài phòng thi và người sử dụng không được nghe âm thanh, không xem được hình ảnh trực tiếp, tại chỗ nếu không có thiết bị hỗ trợ khác, để tăng cường sự giám sát của xã hội đối với công tác coi thi... Chánh thanh tra Bộ GD-ĐT Nguyễn Huy Bằng cho biết: “Trước đây khi chưa có phong trào “hai không” ở nhiều hội đồng coi thi rất lộn xộn nhưng khi thực hiện “hai không” không còn tình trạng này. Tuy nhiên, trong phòng thi và khu vực thi vẫn còn tiêu cực. Việc phát hiện tiêu cực là trách nhiệm của Hội đồng thi, của thanh tra thi và có thể từ chính các thí sinh dự thi. Nếu giám thị không nghiêm và bị chi phối bởi ý muốn gian lận của một cá nhân hay nhóm người nào đó ở hội đồng coi thi thì thí sinh có thể là người biết rất rõ”.

Chánh Thanh tra Bằng cho hay, chính từ thực tế này, Bộ GD-ĐT đã điều chỉnh quy chế thi, nhằm tăng thêm một kênh giám sát trong chính các phòng thi và khu vực thi. Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ năm trước, việc làm này đã trực tiếp nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ tham gia tổ chức thi và giám thị coi thi, góp phần nâng cao tính nghiêm túc của kỳ thi. Đây là cơ chế giám sát bên trong được tạo điều kiện thực hiện trong kỳ thi này. Việc thêm một kênh giám sát chủ yếu nhằm vào việc nâng cao vai trò của giám thị. Nếu giám thị nghiêm túc chấp hành đúng quy định thì cho dù có bị quay clip cũng không có vấn đề gì. Và nếu giám thị đã nghiêm túc rồi thí sinh cũng rất khó có thể thực hiện hành vi gian lận.



Nhiều nhà quản lý giáo dục băn khoăn, quy định mang máy thu vào phòng thi sẽ tạo kẽ hở cho tiêu cực phát sinh? Ông nghĩ sao?

Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn về những thiết bị như thế nào thì được phép và không được phép mang vào phòng thi. Trên thực tế, trong kỳ thi, hầu hết các địa phương đều đã quan tâm chỉ đạo, phối hợp các lực lượng trong đó có lực lượng công an vào cuộc cùng ngành giáo dục Bộ GD-ĐT bảo đảm cho kỳ thi. Trong quá trình làm nhiệm vụ, giám thị cần báo cáo cho lãnh đạo hội đồng coi thi những trường hợp bất thường, khó phân biệt để cơ quan chuyên môn kịp thời can thiệp xử lý.
Việc cho phép thí sinh ghi âm, ghi hình là tạo điều kiện để chống tiêu cực nhưng cũng cần xử lý nghiêm khắc đối với ai lợi dụng quy định này để vi phạm quy chế. Các thí sinh cũng không được gây mất trật tự, ảnh hưởng đến người khác vì như vậy là vi phạm Điều 21 của Quy chế thi và sẽ bị xử lí kỉ luật.

Có thông tin cho biết ở trường THPT Đồi Ngô bắt học sinh lớp 12 cam kết không quay clip trong phòng thi, Bộ GD-ĐT có kiểm tra xác minh việc này không thưa ông?

Sở GD-ĐT Bắc Giang có dự định yêu cầu học sinh cam kết không mang thiết bị trái phép vào phòng thi chứ không cấm thí sinh được quay clip. Việc này sau khi bàn bạc với một số cơ quan ở tỉnh trước khi Bộ có hướng dẫn.

Thành lập 10 Đoàn thanh tra đột xuất không báo trước

Tổng kết thi tốt nghiệp năm trước, Bộ GD-ĐT đánh giá rằng công tác coi thi vẫn là một trong những khâu yếu kém nhất, giám thị ở một số phòng thi chưa làm tròn chức trách, thiếu nghiêm túc hoặc non kém về nghiệp vụ... Vậy, năm nay Bộ khắc phục tình trạng này như thế nào?

Thi tốt nghiệp bao gồm nhiều công đoạn trong đó coi thi là một công đoạn quan trọng. Coi thi nghiêm túc là yếu tố bảo đảm tính khách quan, trung thục của kỳ thi. Chính vì vậy, Bộ đã chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng coi thi và thanh tra thi bảo đảm chất lượng, tổ chức tập huấn kỹ lưỡng, nhất là với các quy định mới. Tại mỗi điểm thi đều phải bố trí lực lượng thanh tra theo quy định (7-10 phòng có một cán bộ thanh tra). Bên cạnh đó, các địa phương cũng cử cán bộ thanh tra lưu động để giám sát các hoạt động tổ chức thi và kịp thời xử lý những tình huống phát sinh.Hướng dẫn thanh tra của Bộ đã nêu rõ trách nhiệm liên đới của cán bộ thanh tra ở các điểm thi nếu xảy ra sai phạm (kể cả sai phạm phát hiện sau khi thi).
Năm nay, Bộ thành lập 10 đoàn thanh tra hoạt động theo hình thức không báo trước. Các đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT sẽ làm việc độc lập, thanh tra hoạt động tổ chức kỳ thi ở các địa phương theo quy chế. Việc đến điểm thi nào do Đoàn quyết định, không thông báo trước cho Hội đồng thi. Trưởng đoàn thanh tra phải cập nhật thông tin về các điểm thi của địa phương sẽ đến để chủ động lựa chọn điểm thi sẽ tới kiểm tra. Ở khâu chấm thi, thanh tra sẽ không làm công việc chấm thanh tra như trước mà chỉ giám sát việc chấm theo quy định, phát hiện và kiến nghị xử lí sai sót về quy trình chấm thi và các trường hợp tiêu cực khác.

Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các hội đồng coi thi trên cả nước không được phép bố trí giáo viên bộ môn làm công việc phục vụ trong khu vực coi thi. Nếu phát hiện ở đâu vi phạm quy định này, lãnh đạo hội đồng coi thi và cá nhân các giáo viên phải chịu trách nhiệm.

Năm 2012, một số cán bộ coi thi không thực hiện đúng quy chế, thiếu tinh thần trách nhiệm, hạ thấp yêu cầu đánh giá bài làm của thí sinh so với hướng dẫn chấm, đáp án của Bộ. Vì vậy, nhiều bài thi bị chấm sai, chấm không dúng đáp án, cộng điểm sai. Năm nay, Bộ GD-ĐT có thành lập hội đồng chấm thẩm định sau khi có kết quả thi không thưa ông?

Năm 2012, trên cơ sở kết quả chấm thẩm định, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi một số địa phương có dấu hiệu bất thường về điểm thi. Tuy nhiên, kiến nghị này chưa được công khai rộng rãi mà chỉ mang tính khuyến cáo để các địa phương chấn chỉnh sai phạm. Việc chấm thẩm định năm nay thực hiện theo Điều 25a Quy chế thi. Dự kiến năm nay, kết quả chấm thẩm định và kết luận về tiêu cực của các địa phương sẽ được Bộ GD-ĐT công khai cho xã hội được biết.

Trân trọng cảm ơn ông.

Theo Xaluan
 
×
Quay lại
Top