Chậm kinh có phải là có thai không

LinhGiang90

Lạc lõng
Thành viên thân thiết
Tham gia
30/7/2013
Bài viết
33
Chậm kinh có phải là có thai không? Chúng em chưa từng QHTD với nhau, nhưng 2 bộ fận ấy đã đụng chạm vào nhau, chỉ đụng chạm bên ngoài, ko cho vào trong nhưng là tiếp xúc trực tiếp, và anh ấy xuất tinh ra ngoài.
cham-kinh-hay-co-thai---57.jpg
Theo em tìm hiểu thì làm như vậy khả năng dính thai là rất ít, vì ở tinh dịch ban đầu cũng đã chứa 1 số rất ít t.inh tr.ùng, các t.inh tr.ùng ấy cũng có thể lọt wa các khe của màng trinh vào trong tử cung, nhưng phía sau màng trinh cũng còn rất nhiều nhưng dịch cơ thể khiến cho t.inh tr.ùng chết đi, nên khả năng có thai là rất ít.


Tháng trước em có kì là vào ngày 7/9 và hết kì vào ngày 12/9. Trong khoảng thời gian sau ngày 12/9 chúng em cũng có đụng chạm vào nhau như đã nêu trên.



Hôm nay đã là 22/10 (trễ đúng 15 ngày rồi) mà em vẫn chưa có kinh. Trước đó khoảng 1 tuần em có cảm giác đau ngực, cứ nghĩ sắp có kinh nhưng lại ko có, đến nay đã hết triệu chứng này vẫn chưa có, 2 ngày em bắt đầu cảm thấy đau bụng âm ỉ và nổi mụn như sắp có kinh.



Em đã thử 3 que thử thai, que thứ nhất là vào sáng ngày 12/10 (quick stick, mua tại nhà thuốc) , que thứ 2 (quik-check của USA mua trong bệnh viện phụ sản TW) vào sáng ngày 19/10 và que thứ 3(quik-check của USA mua trong bệnh viện phụ sản TW) vào sáng ngày hôm qua, 21/10. Kết quả của cả 3 que đều là 1 vạch.


Nếu nói là que hỏng hoặc không chính xác thì chẳng lẽ lại hỏng và ko chính xác cả 3 que của 2 hãng khác nhau?


Vậy cho em hỏi liệu em có khả năng có thai ko? Em bị trễ kinh như vậy có sao ko? có bị gì ko ạ? (em đã có kinh từ năm lớp 8, bây giờ đã học lớp 12 rồi ạ) Nếu lời khuyên là nên đi thử tại bệnh viện phụ sản thì cho em hỏi chỉ cần thử nước tiểu là được rồi hay phải xét nghiệm máu nữa ạ?


Kiến thức của em về giới tính vẫn còn rất nhiều chỗ thắc mắc, em đã kể chi tiết trường hợp của em cho BS nghe, mong BS sớm trả lời và giải đáp thắc mắc của em thất tỉ mỉ để em có thể hiểu hơn ạ, cảm ơn BS!

Chào bạn!

Trc hết mình xin đưa ra một số lý do gây trễ kinh:

Thông thường, người thiếu nữ ban đầu hành kinh không đều nhưng rồi sau sẽ đều dần.

Chúng ta đều biết rằng trong mỗi vòng kinh, chất nội tiết của buồng trứng làm nội mạc tử cung mọc dày lên, nhưng khi chất nội tiết này tụt xuống thì nội mạc tử cung bong và gây ra chảy máu kinh nguyệt. Khi chất nội tiết này tăng và giảm theo nhịp độ tương đương với một tháng thì kinh nguyệt sẽ đều. Nếu lâu lâu vài tháng mới tăng giảm được một lần thì kinh sẽ thưa, vài tháng mới có một lần. Hoạt động nội tiết của buồng trứng còn tùy thuộc vào sự chỉ huy và kích thích của hoạt động của các tuyến nội tiết ở phía trên. Trực tiếp với buồng trứng là tuyến yên. Trên tuyến yên lại có vùng dưới đồi là cấp chỉ huy. Vùng dưới đồi lại chịu ảnh hưởng của hoạt động vỏ não. Như vậy, có nhiều nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều và không phải bao giờ cũng tìm được nguyên nhân.


Có mấy loại nguyên nhân thường gặp nhất là:


Sự căng thẳng khiến kinh nguyệt bất thường. Sự căng thẳng có thể làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụng luôn và điều này có hại cho sức khỏe và cơ chế sinh lý của bạn gái.


Có nhiều nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt,làm kinh nguyệt bị thất thường:


-Khi chậm kinh,bạn gái phải nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là có thai nếu QHTD ko có biện pháp phòng tránh


-Sự căng thẳng khiến kinh nguyệt bất thường. Sự căng thẳng có thể làm cho trứng rụng muộn hoặc không rụng luôn và điều này có hại cho sức khỏe và cơ chế sinh lý của bạn gái,phải đối diện với nhiều tác động tâm lý tiêu cực (thuật ngữ y học gọi là stress nghĩa là trong cuộc sống có nhiều yếu tố gây căng thẳng, lo phiền, đau khổ...).


-Rối loạn tiêu hóa (ăn quá nhiều).


-Nhiễm khuẩn (ví dụ bị viem co tu cung).


-Lao động hoặc luyện tập thể thao quá nhiều, tụt cân, có thể mất nhiều mỡ, chửa ngoài dạ con.


-Bị rối loạn kinh nguyệt (do dùng thuốc tránh thai khẩn cấp,thay đổi môi trường sống,chế độ ăn uống,kiêng khem thất thường...)


Ăn uống kém, chủ yếu là thiếu chất đạm và thiếu vitamin. Không nên hoàn toàn nghĩ rằng đạm chỉ có ở trong thịt, cá, trứng. Các thức ăn thuộc loại ngũ cốc cũng có hàm lượng đạm cao, nhất là trong các loại đậu. Vitamin không phải chỉ ở dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống mà chủ yếu trong thức ăn, rau quả. Những vitamin liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục là các vitamin E, C và A, có trong các mầm hạt, rau tươi, quả tươi.


-Kinh nguyệt cũng có thể đến thất thường khi bạn gái ở độ tuổi dậy th.ì,kinh nguyệt chưa hoàn toàn ổn định mà có tháng có thể đến chậm hoặc sớm...


-Ngoài ra là một số nguyên nhân khác ít gặp hơn cần được thầy thuốc xem xét như bệnh lý ở tuyến nội tiết, bệnh về máu, bệnh giảm tiểu cầu


Thông thường sau một thời gian kinh nguyệt của các bạn sẽ diễn ra bình thường không đến nỗi ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ sau này.(ST)

Trường hợp của bạn chỉ cọ sát ở bên ngoài ko đưa d.ương v.ật vào trong âm đạo thì nguy cơ có thai rất ít,tuy trong chất bôi trơn của nam giới cũng có ẩn chứa 1 ít t.inh tr.ùng nhưng để thụ thai cho trứng thì t.inh tr.ùng phải bơi 1 quãng đường dài mới vào gặp trứng đc. Tuy nhiên nếu bạn đã dùng que thử thai (3 lần) đều cho kết quả 1 vạch thì khả năng có thai của bạn có thể nói là ko có.

Với trường hợp của bạn thì bạn nên đợi thêm 1 khoảng thời gian nữa xem có kinh lại chưa,nếu vẫn chưa có thì bạn nên tới bệnh viện phụ sản có uy tín để khám và điều trị. Ở bv có thể xét nghiệm nc tiểu,siêu âm và cũng có thể xét nghiệm máu (nếu cần).

Mình khuyên bạn nếu chưa kết hôn ko nên lạm dụng qhtd, nếu có qh hãy dùng BCS để tránh việc có thai ngoài ý muốn và tránh cả các bệnh lây qua đường t.ình d.ục! (rất nguy hiểm)

Đừng quá lo lắng nhé sẽ ko tốt cho sức khỏe của bạn đâu!

Thân!
 
Nếu bị rối loạn kinh nguyệt tức là có kinh sớm hay bị trễ kinh thì đều ảnh hưởng đến khả năng sinh con bạn nhé.

Những cách phòng tránh rối loạn kinh nguyệt đó là:

- Với phái nữ chúng ta, kinh nguyệt là một phần không thể thiếu trong đời sống sinh lý bình thường. Vì vậy, mỗi phụ nữ cần có những kiến thức cơ bản về nó để có thể tự chăm sóc mình và ứng phó kịp thời với những bất thường có thể xảy ra.

- Cần tạo cho mình một lối sống thoải mái, xây dựng chế độ ăn uống, học tập, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh và stress trong cuộc sống.

- Vệ sinh phụ nữ đúng cách để tránh viêm nhiễm sinh dục, phòng các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục tác động xấu tới kỳ kinh và dễ dẫn đến vô sinh, hiếm muộn.

- Có thể dùng cố định một loại thuốc điều kinh hợp với cơ thể bạn để vừa giúp ích cho sức khỏe, da dẻ được hồng hào, vừa tác động tích cực vào chu kỳ kinh nguyệt, giúp nó trở nên ổn định hơn.

- Trường hợp chứng rối loạn chu kỳ kinh của bạn do bệnh tật gây ra: đầu tiên, bạn cần phải được kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám phụ khoa, trong đó ưu tiên kiểm tra siêu âm – một trong những phương pháp giúp chẩn đoán nhiều bệnh đường sinh dục dễ dàng, nhanh chóng, không xâm lấn, rẻ tiền mà độ chính xác khá cao. Chỉ khi truy ra nguồn gốc của bệnh, bác sỹ mới có thể giúp bạn điều trị dứt điểm theo nguyên tắc bệnh nào uống thuốc ấy.

Và nên lưu ý rằng việc uống thuốc cũng phải tùy theo lứa tuổi (như tuổi dậy th.ì, tuổi sinh nở, tuổi mãn kinh), ở mỗi độ tuổi khác nhau thì cách sử dụng thuốc cũng không giống nhau. Đừng bao giờ tùy tiện đoán bệnh mà dùng thuốc, hãy tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa để trị bệnh tận gốc, trả lại cho bạn một chu kỳ kinh nguyệt ổn định và “xóa đi” nguy cơ hiếm muộn có thể gặp phải.

Bạn đọc thêm bài viết này để hiểu hơn nha: https://angela.com.vn/tin-tuc/kinh-nguyet-va-van-de-thu-thai-o-chi-em-c11a105.html
 
×
Quay lại
Top