Cấu trúc đề thi hsg quốc gia 2011

windtoxic

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2010
Bài viết
990
Post bài này cho các bạn là học sinh dtqg hoặc có anh chị em đang học dtqg nhá

(Dân trí)- Trong cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2011 vừa được Bộ GD-ĐT ban hành, đối với các môn thi 1 buổi thì cấu trúc của đề thi giữ nguyên như năm 2010. Đối với các môn thi 2 buổi thì cấu trúc của đề thi có thay đổi.
Theo đó, cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 THPT năm 2011 đối với các môn Toán, Lý, Hóa học, Sinh học và Tin học cụ thể như sau:
1. Môn Toán: Đề thi ngày thứ nhất gồm 4 bài toán. Cụ thể một bài về phân môn Đại số; Một bài về phân môn Giải tích; Một bài về phân môn Hình học và một bài về phân môn Tổ hợp. Phân bố điểm cho các bài: mỗi bài 5 điểm.

Đề thi ngày thứ hai gồm 3 bài toán. Cụ thể như sau: Một bài về phân môn Đại số; Một bài về phân môn Số học và Một bài về phân môn Tổ hợp hoặc Hình học. Phân bố điểm cho các bài: một bài 6 điểm; hai bài còn lại, mỗi bài 7 điểm.
Chú ý: Các phân môn trong cấu trúc trên được sắp xếp theo thứ tự a, b, c. Các bài toán trong đề thi không nhất thiết phải sắp xếp theo thứ tự đã liệt kê ở trên.

2. Môn Vật Lý: Đề thi của mỗi ngày gồm không quá 5 câu. Nội dung Đề thi ngày thứ nhất thuộc các phần: Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Vật lí nguyên tử. Nội dung Đề thi ngày thứ hai thuộc các phần: Cơ, Nhiệt, Điện, Quang, Vật lí nguyên tử và Phương án thực hành.
Điểm dành cho Phương án thực hành không vượt quá 1/4 tổng điểm của hai ngày thi.

3. Môn Hóa học: Đề thi mỗi ngày gồm từ 5 đến 7 câu.Nội dung Đề thi của cả hai ngày bao gồm các vấn đề sau:
- Cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Liên kết hóa học, tinh thể, các loại phản ứng hóa học.
- Nhiệt động học hóa học, động hóa học, điện hóa học.
- Nguyên tố hóa học và các hợp chất của chúng: Nhóm halogen, oxi-lưu huỳnh, cacbon-silic, nitơ-photpho; kim loại các phân nhóm IA, IIA, Al, Sn, Pb, Fe, Ni, Cu, Ag, Zn, Hg, Cr, Mn.
- Dung dịch và sự điện li, các phản ứng xảy ra trong dung dịch, pH của dung dịch.
- Phân biệt một số chất vô cơ, chuẩn độ dung dịch.
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp, hóa học lập thể, tính chất vật lí, tính axit-bazơ của các chất hữu cơ.
- Phản ứng hữu cơ và cơ chế phản ứng. Nhận biết và tách biệt các chất.
- Xác định cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ, tổng hợp hợp chất hữu cơ.
- Hiđrocacbon. Dẫn xuất hiđrocacbon (ancol, phenol, anđehit, xeton, axit cacboxylic, este, amin,…). Hợp chất dị vòng.
- Lipit. Amino axit và protein. Cacbohiđrat. Polime và vật liệu polime.
Ghi chú:
- Nội dung đề thi ngày thứ nhất không bao gồm các vấn đề về hóa hữu cơ;
- Nội dung đề thi ngày thứ hai chủ yếu bao gồm các vấn đề về hóa hữu cơ.
- Phân bố điểm cho các vấn đề: Các vấn đề từ 1 đến 6: 24 điểm; Các vấn đề từ 7 đến 11: 16 điểm.
4. Môn Sinh học:
Đề thi ngày thứ nhất:
TT​
Các phân môn​
Số điểm​
Số câu hỏi​
Loại câu hỏi​
1​
Tế bào học (Phần 1 - Cấu tạo và chức năng)
4​
2 - 3​
Tự luận​
2​
Vi sinh học
3​
2​
Tự luận​
3​
Sinh học thực vật
6​
3 - 4​
Tự luận​
4​
Sinh học người và động vật
7​
3 - 5​
Tự luận​

Đề thi ngày thứ hai:

TT​
Các phân môn​
Số điểm​
Số câu hỏi​
Loại câu hỏi​
1​
Tế bào học (Phần 2 - Sinh học phân tử)
3​
2 - 3​
Tự luận​
2​
Di truyền học
7​
3 - 5​
Tự luận​
3​
Tiến hóa
4​
2 - 3​
Tự luận​
4​
Sinh thái học
6​
3 - 4​
Tự luận​

5. Môn Tin học: Đề thi mỗi ngày gồm 3 bài toán, cụ thể như sau:
Bài 1 (6 điểm): Bài toán có độ khó trung bình về giải thuật, cấu trúc dữ liệu và cài đặt.
Bài 2 (7 điểm): Bài toán có độ khó trên trung bình về giải thuật, cấu trúc dữ liệu và cài đặt.
Bài 3 (7 điểm): Bài toán có độ khó cao cả về giải thuật, cấu trúc dữ liệu lẫn cài đặt.
PV
(Nguồn: Bộ GD-ĐT)
chúc các bạn học tốt
 
×
Quay lại
Top