Câu hỏi học tập môn pháp luật đại cương

xuanhung_xd9

Thành viên cấp 2
Thành viên thân thiết
Tham gia
15/12/2011
Bài viết
1.979
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
1. Tìm hiểu nguồn gốc nhà nước là đi vào giải thích nguồn gốc của vấn đề (hiện tượng) gì?

2. Tại sao Thuyết khế ước xã hội được đánh giá “có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn”?

3. Nội dung cơ bản của Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc nhà nước?

4. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin và các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước?

5. Thị tộc – bộ lạc (hình thái biểu hiện cơ bản của Công xã nguyên thuỷ) được hình thành như thế nào?

6. Đặc trưng của nền kinh tế công xã nguyên thuỷ là gì?

7. Tại sao Công xã nguyên thuỷ chưa tồn tại quyền tư hữu tài sản và chưa có giai cấp?

8. Thị tộc – bộ lạc có tồn tại quyền lực và cơ quan quản lý hay không? Tại sao?

9. Hệ thống quản lý của thị tộc – bộ lạc được tổ chức và hoạt động như thế nào?

10. Quyền lực trong xã hội thị tộc – bộ lạc có đặc điểm gì?

11. Sự thay đổi về công cụ lao động đã làm công xã nguyên thuỷ chuyển biến thế nào?

12. Ở thời kỳ cuối của công xã nguyên thuỷ, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá đã diễn ra thế nào?

13. Hệ quả của việc phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá là gì?

14. Sự xuất hiện tư hữu và phân hoá xã hội thành những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau được diễn ra như thế nào?

15. Tại sao quyền lực xã hội và hệ thống tổ chức quản lý trong công xã nguyên thuỷ không còn phù hợp trong “xã hội mới” (xã hội tư hữu và giai cấp)?

16. Tiền đề kinh tế và xã hội cho sự ra đời của nhà nước là gì?

17. Bản chất là gì? Bản chất Nhà nước gồm những phương diện nào?

18. Nội dung tính giai cấp của Nhà nước là gì? Tại sao?

19. Sự hình thành và tổ chức Nhà nước có chịu sự quyết định của giai cấp thống trị trong xã hội không?

20. Quyền lực là gì? Quyền lực Nhà nước là gì? Quyền lực Nhà nước nằm trong tay giai cấp nào?

21. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp nào là chủ yếu?

22. Quyền lực kinh tế của Nhà nước thể hiện như thế nào? Ý nghĩa như thế nào?

23. Quyền lực chính trị của Nhà nước thể hiện như thế nào? Ý nghĩa như thế nào?

24. Quyền lực tư tưởng của Nhà nước thể hiện như thế nào? Ý nghĩa như thế nào?

25. Nội dung tính giai cấp của Nhà nước chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

26. Bản chất giai cấp của Nhà nước có còn đúng đối với các Nhà nước hiện đại không?

27. Nội dung tính xã hội của Nhà nước là gì? Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin có thừa nhận hay không?

28. Tại sao Nhà nước mang tính xã hội?

29. Bản chất xã hội của Nhà nước thể hiện như thế nào?

30. Bản chất giai cấp và xã hội trong nhà nước chiếm hữu nô lệ thể hiện như thế nào?

31. Bản chất giai cấp và xã hội trong nhà nước phong kiến thể hiện như thế nào?

32. Bản chất giai cấp và xã hội trong nhà nước tư sản thể hiện như thế nào?

33. Mức độ thể hiện tính xã hội ở các kiểu Nhà nước, các Nhà nước có giống nhau hay không?

34. Mối tương quan giữa phương diện giai cấp và xã hội của Nhà nước như thế nào? (Dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước)

35. Tổ chức chính trị quyền lực công cộng đặc biệt được hiểu như thế nào?

36. Xã hội công xã nguyên thủy đã tồn tại quyền lực công cộng đặc biệt chưa?

37. Đảng Cộng sản Việt Nam có phải là tổ chức chính trị quyền lực công cộng đặc biệt không? Tại sao?

38. Nhà nước quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ được thể hiện như thế nào?

39. Chủ quyền quốc gia là gì? Thể hiện như thế nào? Đó có phải là dấu hiệu chỉ có ở Nhà nước hay không?

40. Dấu hiệu đặc trưng nhà nước ban hành và bảo đảm sự thực hiện pháp luật thể hiện như thế nào? Có phải chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật hay không?

41. Tại sao thuế lại là dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước?

42. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất, đúng hay không?

43. Sự tác động qua lại giữa nhà nước và xã hội được thể hiện như thế nào? (sự tác động tích cực và tiêu cực)

44. Vai trò của kinh tế đối với nhà nước như thế nào?

45. Sự tác động trở lại của kinh tế đối với nhà nước như thế nào?

46. Mối quan hệ giữa nhà nước và đảng cầm quyền được thể hiện như thế nào?

47. Nhà nước giữ vị trí nào trong hệ thống chính trị? Sự tác động qua lại giữa nhà nước và các tổ chức xã hội thể hiện như thế nào?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
Hãy trình bày quan điểm riêng về các nhận định sau đây:

1. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn

gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

2. Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.

3. Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.

4. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

5. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện.

6. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín mùi” và sự hình thành Nhà nước.

7. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện nhà nước.

8. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội vì khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì nhà nước sẽ hình thành.

9. Yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành nhà nước.

10. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng Nhà nước không phải là hiện tượng bất biến vì Nhà nước sẽ bị tiêu vong.

11. Nghiên cứu bản chất của Nhà nước nhằm xác định những phương diện, thuộc tính cơ bản gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước.

12. Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

13. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.

14. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì Nhà nước chỉ có thể tồn tại trong một xã hội có giai cấp.

15. Trong ba loại quyền lực kinh tế, chính trị và tư tưởng:
- Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất bởi tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.
- Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất vì đó là sự bảo đảm bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
- Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm.

16. Quyền lực tư tưởng của một nhà nước là sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy nhất một hệ tư tưởng trong toàn xã hội.

17. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi các điều kiện khách quan của xã hội.

18. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội.

19. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

20. Trong trường hợp tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của giai cấp thống trị và giai cấp khác trong xã hội, Nhà nước luôn phải lựa chọn theo hướng bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

21. Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước luôn lệ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị, của đảng cầm quyền.

22. Không thể tồn tại trường hợp thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước.

23. Mức độ tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước sẽ phản ánh mức độ dân chủ và tiến bộ của một nhà nước.

24. Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu của nhà nước nhưng không chỉ có riêng đối với nhà nước.

25. Không chỉ có nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại ngay từ xã hội công xã nguyên thủy.

26. Sự cưỡng chế của Đảng chính là biểu hiện của quyền lực công cộng đặc biệt.

27. Nhà nước trong xã hội có giai cấp là sự quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp.

28. Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà nước.

29. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều được xem là pháp luật.

30. Thuế là biểu hiện của sự bóc lột giai cấp.

31. Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp.

32. Xã hội và nhà nước là hai hiện tượng đồng nhất với nhau, vì không thể có xã hội nếu như không có nhà nước trong điều kiện hiện nay.

33. Tổ chức, hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội.

34. Nhà nước luôn đóng vai trò tác động tích cực đối với xã hội.

35. Một chính sách đúng đắn, phù hợp của Nhà nước là đủ để tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội.

36. Nhà nước luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị vì vậy Nhà nước không thể đóng vai

trò tác động tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế.


BÀI 2: KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU:

1. Phân tích khái niệm kiểu nhà nước và các cơ sở để xác định kiểu nhà nước theo học thuyết chủ nghĩa Mác-LêNin?

2. Chứng minh sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác mang tính qui luật?

3. Phân tích cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô?

4. Phân tích cơ sở xã hội của nhà nước chủ nô?

5. Phân tích cơ sở tư tưởng của nhà nước chủ nô?

6. Phân tích cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến?

7. Phân tích cơ sở xã hội của nhà nước phong kiến?

8. Phân tích cơ sở tư tưởng của nhà nước phong kiến?

9. Phân tích cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản?

10. Phân tích cơ sở xã hội của nhà nước tư sản?

11. Phân tích cơ sở tư tưởng của nhà nước tư sản?

12. Trình bày những sự thay đổi cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

13. Khái niệm chức năng? Khái niệm chức năng của Nhà nước?

14. Sự khác biệt giữa chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước? Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước?

15. Mối quan hệ giữa chức năng và bản chất của Nhà nước?

16. Phân biệt chức năng của nhà nước và chức năng cơ quan nhà nước? Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy nhà nước?

17. Chức năng của nhà nước được phân loại như thế nào?

18. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là gì?

19. Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp là gì?

20. Chức năng của nhà nước chủ nô được thể hiện như thế nào?

21. Chức năng của nhà nước phong kiến được thể hiện như thế nào?

22. Chức năng của nhà nước tư sản được thể hiện như thế nào?

23. Bộ máy nhà nước là gì? Phân biệt khái niệm bộ máy nhà nước và nhà nước?

24. Bộ máy nhà nước có những đặc điểm cơ bản nào?

25. Phân biệt khái niệm bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước?

26. Cơ quan nhà nước có những đặc điểm cơ bản nào?

27. Phân biệt giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân?

28. Cơ quan nhà nước có thể được phân loại như thế nào?

29. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước chủ nô?

30. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước phong kiến?

31. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước tư sản?

32. Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thường được tổ chức và hoạt động như thế nào qua các kiểu nhà nước?

33. Cơ quan xét xử được tổ chức và hoạt động như thế nào qua các kiểu nhà nước?

34. Trình bày khái niệm hình thức nhà nước?

35. Trình bày khái niệm hình thức chính thể nhà nước?

36. Trình bày khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước?

37. Trình bày khái niệm chế độ chính trị?

38. Thế nào là hình thức chính thể quân chủ và hình thức chính thể cộng hòa? Phân biệt hình thức chính thể quân chủ và hình thức chính thể cộng hòa?

39. Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế?

40. Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa hình thức chính thể cộng hòa quí tộc và cộng hòa dân chủ?

41. Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa hình thức cấu trúc nhà nước liên bang và hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất?

42. Thế nào là dân chủ? Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ?

43. Trình bày những hiểu biết về hình thức chính thể quân chủ lập hiến, quân chủ đại nghị?

44. Trình bày hình thức chính thể cộng hòa tổng thống ở các nhà nước tư sản?

45. Trình bày hình thức chính thể cộng hòa đại nghị ở các nhà nước tư sản?

46. Trình bày hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp (lưỡng tính) ở các nhà nước tư sản?


II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
Hãy trình bày quan điểm riêng về các nhận định sau đây:

1. Chức năng của nhà nước chính là hoạt động của nhà nước.

2. Chức năng của nhà nước chính là vai trò của nhà nước.

3. Mọi hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước đều được gọi là chức năng của nhà nước.

4. Chỉ khi thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, chức năng của nhà nước mới chịu sự quyết định của bản chất nhà nước.

5. Chức năng của nhà nước không mang tính ý chí – không lệ thuộc vào sự chủ quan của những người thực hiện quyền lực nhà nước.

6. Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ quyết định chức năng của nhà nước.

7. Chức năng của nhà nước là yếu tố quyết định đối với cơ sở kinh tế - xã hội của một nhà nước.

8. Chức năng lập pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước.

9. Chức năng hành pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.

10. Chức năng tư pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động bảo vệ pháp luật.

11. Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và sẵn sàng đàn áp đối với giai cấp bị trị luôn là chức năng cơ bản của các nhà nước bóc lột (chủ nô, phong kiến và tư bản chủ nghĩa).

12. Ở các kiểu nhà nước khác nhau đều có chức năng quản lý kinh tế - xã hội như nhau.

13. Chức năng nhà nước chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội khách quan của xã hội.

14. Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách mạng tư sản.

15. Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

16. Cưỡng chế là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các nhà nước bóc lột.

17. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ áp dụng phương pháp thuyết phục – giáo dục, mà không cần thiết phải áp dụng phương pháp cưỡng chế.

18. Không nhất thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước.

19. Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đề cập đến việc phân chia bộ máy nhà nước thành 3 nhánh cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, nhánh hành pháp sẽ có vị trí cao nhất, biểu hiện qua quyền lực của Tổng thống – người đứng đầu cơ quan hành pháp.

20. Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối, không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

21. Không nhất thiết lúc nào Nghị viện cũng là cơ quan lập pháp, ở nhiều nước Nghị viện là cơ quan quyết định ngân sách – tài chính.

22. Cơ quan lập pháp ở các nước được chia thành 2 viện thì được gọi là Nghị viện, còn nếu cơ quan lập pháp chỉ có 1 viện thì được gọi là Quốc Hội.

23. Ở những nước mà cơ quan lập pháp có quyền lực lớn nhất thì được gọi là Quốc Hội, còn “cân bằng” quyền lực với cơ quan hành pháp thì được gọi là Nghị viện.

24. Quốc Hội gồm 2 viện chỉ tồn tại ở các quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang.

25. Cơ quan lập pháp ở các nước về cơ bản đều được hình thành từ việc bầu cử của nhân dân (cả nghị viện, hay đối với hạ nghị viện) cho nên luôn là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.

26. Các quốc gia có “Vua” (Nữ Hoàng, Hoàng Đế,…) đều được gọi là nhà nước chính thể quân chủ.

27. Quyền lực của nhà Vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là vô hạn.

28. Hình thức chính thể quân chủ hạn chế còn có tên gọi khác là hình thức chính thể quân chủ lập hiến.

29. Hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị là giống nhau vì ở đó quyền lực tối cao của nhà nước đều do nhà Vua và Nghị viện nắm giữ.

30. Hình thức quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị khác nhau ở chỗ: quân chủ nhị nguyên thì quyền lực tối cao nhà nước toàn bộ vẫn nằm trong tay nhà Vua, còn quân chủ đại nghị thì quyền lực tối cao của nhà nước nằm trong tay Nghị viện.

31. Ở quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị sẽ không có Tổng thống, mà chỉ có Thủ tướng do Nghị viện bầu ra.

32. Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị viện có quyền bầu và phế truất Tổng thống.

33. Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị viện bầu ra Tổng thống, và Tổng thống sẽ thành lập ra Chính phủ.

34. Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, Thủ tướng được Nghị viện bầu ra hay được người đứng đầu nhà nước bổ nhiệm luôn là thủ lĩnh của đảng (liên minh đảng) cầm quyền.

35. Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước (một của nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất áp dụng chung trên toàn lãnh thổ.

36. Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước (một của nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất.



CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Xã hội Cộng sản nguyên thủy có sự tồn tại của các quy tắc xử sự hay không? Có tồn tại pháp luật hay chưa? Tại sao?

2. Quan điểm Mác-LêNin nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

3. Quan điểm phi Mác-xít nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

4. Sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Chủ nghĩa Mác-LêNin và quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc pháp luật là gì?

5. Hiểu như thế nào khi nói pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước bằng 2 cách: ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội đang tồn tại.

6. Tại sao pháp luật lại mang tính giai cấp? Nội dung tính giai cấp của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính giai cấp.

7. Tại sao pháp luật lại mang tính xã hội? Nội dung tính xã hội của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính xã hội.

8. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật?

9. Tại sao pháp luật lại phụ thuộc vào kinh tế? Sự phụ thuộc ấy được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

10. Sự tác động tích cực và tiêu cực của pháp luật đối với kinh tế là gì? Lấy ví dụ minh họa cho sự tác động này.

11. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với chính trị? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

12. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với nhà nước? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

13. Mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

14. Nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

15. Nội dung của tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

16. Nội dung của tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật.

17. Thế nào là hình thức tập quán pháp? Tập quán và tập quán pháp khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

18. Thế nào là hình thức tiền lệ pháp? Lấy ví dụ minh họa.

19. Thế nào là hình thức văn bản pháp luật? nêu ưu và nhược điểm của hình thức văn bản pháp luật.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội, đó chính là pháp luật.

2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.

3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.

6. Sự mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật sẽ làm kìm h.ãm sự phát triển của xã hội.

7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các qui định pháp luật.

8. Pháp luật luôn chỉ tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

9. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.

10. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người.

11. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

12. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội.

13. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

14. Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việt pháp luật tác động vào ý thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

15. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

16. Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm tập quán.




CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT, QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ VI PHẠM PHÁP LUẬT​

BÀI 1: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Khái niệm hệ thống pháp luật?

2. Thế nào là hệ thống cấu trúc (bên trong) của pháp luật?

3. Thế nào là chế định pháp luật? Cho ví dụ.

4. Thế nào là ngành luật? Căn cứ để phân chia các ngành luật là gì?

5. Trình bày sự khác biệt giữa phương pháp bình đẳng thoả thuận và phương pháp quyền uy phục tùng?

6. Có những ngành luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

7. Thế nào là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?

8. Sự khác biệt giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật?

9. Phân loại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật?

10. Trình bày các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật?

11. Trình bày hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật?

12. Trình bày hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật?

13. Trình bày hiệu lực về đối tượng của văn bản quy phạm pháp luật?

14. Thế nào là hiệu lực trở về trước (hồi tố) của văn bản quy phạm pháp luật?

15. Quy phạm là gì? Quy phạm xã hội là gì?

16. Tác động bằng quy phạm xã hội lên các quan hệ có ưu điểm gì so với phương pháp tác động trực tiếp hoặc tác động tư tưởng?

17. Sự hình thành các quy phạm xã hội mang tính khách quan hay chủ quan?

18. Quy phạm pháp luật là gì? Căn cứ vào đâu để phân biệt với quy phạm xã hội khác (như: quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quy phạm tập quán, quy phạm tổ chức)?

19. Nội dung đặc điểm do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận của quy phạm pháp luật là gì?

20. Nội dung đặc điểm được Nhà nước bảo đảm thực hiện của quy phạm pháp luật là gì?

21. Nội dung đặc điểm mang tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật là gì? Các quy phạm xã hội khác có mang tính bắt buộc chung hay không? Cho ví dụ minh họa.

22. Nội dung của quy phạm pháp luật thể hiện 2 mặt: cho phép và bắt buộc được hiểu như thế nào?

23. Tính giai cấp có phải là đặc điểm của quy phạm pháp luật so với các quy phạm xã hội khác không?

24. Tính được áp dụng nhiều lần có phải là đặc điểm của quy phạm pháp luật hay không?

25. Cơ cấu của quy phạm pháp luật gồm những bộ phận nào?

26. Giả định là gì? Vai trò, yêu cầu và cách xác định bộ phận giả định của quy phạm pháp luật?

27. Thế nào là giả định giản đơn và giả định phức tạp?

28. Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật là gì? Vai trò, yêu cầu và các xác định bộ phận quy định?

29. Phân loại bộ phận quy định của quy phạm pháp luật?

30. Chế tài là gì? Vai trò, yêu cầu và cách xác định bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật?

31. Trình bày cách thức phân loại chế tài của quy phạm pháp luật?

32. Trình bày sự khác nhau giữa điều luật và quy phạm pháp luật?

33. Trình bày các cách thức phân loại quy phạm pháp luật?

34. Trình bày sự khác biệt giữa quy phạm pháp luật và pháp luật?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Hệ thống pháp luật là tập hợp có tính hệ thống của các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Hệ thống pháp luật (về cơ bản) chính là hệ thống các ngành luật và các văn bản quy phạm pháp luật của một quốc gia.

3. Quy phạm pháp luật thể hiện ra bên ngoài bằng các điều luật, còn chế định pháp luật được thể hiện ra bên ngoài bằng các Chương trong các văn bản quy phạm pháp luật.

4. Văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước, các cá nhân, tổ chức ban hành.

5. Trong hoạt động quản lý, các cơ quan Nhà nước đều cần đến hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

6. Bộ luật là một trong những yếu tố thuộc hệ thống cấu trúc của pháp luật.

7. Ở Việt Nam, chỉ có Quốc Hội và Uỷ ban thường vụ Quốc Hội mới có quyền ban hành Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật.

8. Nhà nước hoàn toàn không can thiệp vào các quan hệ pháp luật được điều chỉnh bằng phương pháp bình đẳng thoả thuận.

9. Phương pháp quyền uy phục tùng chỉ được áp dụng trong những quan hệ mà một bên phải là Nhà nước.

10. Tính xác định chặt chẽ của văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi mọi văn bản quy phạm pháp luật đều phải quy định cụ thể ngày phát sinh hiệu lực ngay trong văn bản đó.

11. Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành.

12. Tính giai cấp chỉ có ở quy phạm pháp luật, không có ở các quy phạm xã hội khác.

13. Chỉ quy phạm pháp luật mới có tính bắt buộc.

14. Chỉ có quy phạm pháp luật mới có tính quy phạm.

15. Quy phạm pháp luật chỉ có thể là quy phạm xã hội do Nhà nước cho phép tồn tại.

16. Chỉ có quy phạm pháp luật mới có đặc điểm được áp dụng nhiều lần trong một hiệu lực xác định.

17. Chỉ có quy phạm pháp luật mới thể hiện tính giai cấp.

18. Chế tài của quy phạm pháp luật chính là biện pháp trách nhiệm pháp lý mà Nhà nước áp dụng đối với cá nhân hay tổ chức không thực hiện đúng mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định.

19. Giả định của quy phạm pháp luật nêu lên hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trong thực tế đời sống, xác định phạm vi tác động của pháp luật.

20. Quy định chính là quy phạm pháp luật khi thể hiện ra bên ngoài thành những điều luật.

21. Sự cưỡng chế Nhà nước là chế tài và ngược lại.

22. Quy phạm pháp luật luôn phải hội đủ 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.

23. Điều luật chính là hình thức thể hiện ra bên ngoài của quy phạm pháp luật.

24. Một điều luật có thể gồm nhiều quy phạm pháp luật, nhưng một quy phạm pháp luật chỉ có thể thể hiện trong một điều luật.

III. BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Hãy xác định có bao nhiêu quy phạm pháp luật và cơ cấu của các quy phạm pháp luật
đó trong các điều luật sau đây:

1. (Điều 80 – Hiến pháp 1992): “Công dân có nghĩa vụ nộp thuế và lao động công ích theo qui định của pháp luật”.

2. (Điều 9: Điều kiện kết hôn – Luật Hôn nhân gia đình)
“Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
b. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
c. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này”.
3. (Điều 100. Tội bức tử - Bộ luật Hình sự)
“1. Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

2. Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm”.

4. (Khoản 1 điều 258 Bộ luật Tố tụng Hình sự)
“Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch nước”.

5. (Điều 299. Quan hệ giữa chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng và các loại chế tài khác – Luật Thương mại)
“1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác.
2. Trường hợp bên vi phạm không thực hiện chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong thời hạn mà bên bị vi phạm ấn định, bên bị vi phạm được áp dụng các chế tài khác
để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình”.

6. (Điều 3: Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính – Pháp Lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002)
“Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay. Việc xử lý vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
Cá nhân, tổ chức bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Cá nhân chỉ bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác nếu thuộc một trong các đối tượng được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này”.

BÀI 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Trình bày khái niệm và nêu những đặc điểm của quan hệ pháp luật?

2. Sự khác biệt giữa quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật?

3. Trình bày nội dung đặc điểm tính ý chí của quan hệ pháp luật?

4. Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật?

5. Phân biệt khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật và chủ thể pháp luật?

6. Trình bày khái niệm và phân biệt năng lực pháp luật và năng lực hành vi?

7. Trình bày mối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi?

8. Thế nào là pháp nhân? Các điều kiện để trở thành một pháp nhân?

9. Tổ chức không phải pháp nhân và pháp nhân khác nhau như thế nào?

10. Cơ sở xác định thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân?

11. Sự khác biệt trong năng lực chủ thể của công dân, ngoài nước ngoài và người không có quốc tịch.

12. Cơ sở xác định thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân?

13. Tại sao Nhà nước được xem là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật?

14. Trình bày khái niệm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật?

15. Thế nào là khách thể của quan hệ pháp luật?

16. Thế nào là sự kiện pháp lý? Nêu các cách phân loại sự kiện pháp lý?

17. Phân biệt sự biến pháp lý và hành vi pháp lý. Cho ví dụ minh hoạ.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH

1. Chủ thể pháp luật chính là chủ thể quan hệ pháp luật và ngược lại.

2. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia thì luôn chỉ thể hiện ý chí của Nhà nước.

3. Quan hệ pháp luật luôn phản ánh ý chí của các bên tham gia vào quan hệ.

4. Công dân đương nhiên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

5. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.

6. Năng lực pháp luật của mọi cá nhân là như nhau.

7. Năng lực pháp luật của mọi pháp nhân là như nhau.

8. Năng lực pháp luật của chủ thể là khả năng thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý do chủ thể đó tự quy định.

9. Chủ thể không có năng lực hành vi thì không thể tham gia vào quan hệ pháp luật.

10. Năng lực pháp luật của cá nhân phát sinh kể từ khi cá nhân được sinh ra.

11. Khi cá nhân bị hạn chế năng lực pháp luật thì đương nhiên cũng bị hạn chế năng lực hành vi.

12. Năng lực pháp luật của Nhà nước là không thể bị hạn chế.

13. Nội dung của quan hệ pháp luật đồng nhất với năng lực pháp luật vì nó bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý.

14. Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể chính là hành vi pháp lý của chủ thể.

15. Khách thể của quan hệ pháp luật là yếu tố thúc đẩy cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật trên thực tế.

16. Sự kiện pháp lý là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật.

17. Các quan hệ pháp luật xuất hiện do ý chí cá nhân.

18. Năng lực hành vi của mọi cá nhân là như nhau.

19. Đối với cá nhân, năng lực hành vi gắn với sự phát triển của mỗi người và do cá nhân đó tự quy định.

20. Người bị hạn chế năng lực hành vi thì không bị hạn chế năng lực pháp luật.

21. Người bị kết án tù có thời hạn chỉ bị hạn chế năng lực hành vi mà không bị hạn chế năng lực pháp luật.

22. Người say rượu là người có năng lực hành vi hạn chế.

23. Năng lực pháp luật có tính giai cấp, còn năng lực hành vi thì không mang tính giai cấp.

24. Người từ đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

25. Nhà nước là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật.

26. Nghĩa vụ pháp lý đồng nhất với hành vi pháp lý của chủ thể.

27. Chủ thể hành vi pháp luật (lý) luôn là chủ thể của quan hệ pháp luật và ngược lại.

28. Năng lực pháp luật của người đã thành niên thì rộng hơn so với người chưa thành niên.

29. Năng lực pháp luật của cá nhân chỉ được quy định trong các văn bản luật.


BÀI 3: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Khái niệm vi phạm pháp luật?

2. Nêu và phân tích các dấu hiệu của vi phạm pháp luật?

3. Ý nghĩa của việc tìm hiểu dấu hiệu của vi phạm pháp luật?

4. Trình bày sự khác biệt giữa trái pháp luật và vi phạm pháp luật?

5. Thế nào là mặt khách quan của vi phạm pháp luật?

6. Trình bày nội dung mối quan hệ nhân quả của hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội?

7. Tại sao “sự thiệt hại” trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật không phải là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật?

8. Thế nào là mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?

9. Lỗi là gì? Trình bày sự khác nhau giữa các loại lỗi: cố ý trực tiếp, cố ý gián tiếp, vô ý vì quá tự tin và vô ý do cẩu thả. (lấy ví dụ minh hoạ)

10. Phân biệt động cơ của vi phạm pháp luật và mục đích của vi phạm pháp luật?

11. Thế nào là chủ thể của vi phạm pháp luật?

12. Thế nào là năng lực trách nhiệm pháp lý? Nêu các yếu tố làm cơ sở cho việc xác định năng lực trách nhiệm pháp lý?

13. Phân biệt năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật và năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể vi phạm pháp luật.

14. Thế nào là khách thể của vi phạm pháp luật?

15. Phân biệt khách thể của quan hệ pháp luật và khách thể của vi phạm pháp luật?

16. Trong các yếu tố cấu thành của vi phạm pháp luật, hãy nêu các yếu tố có tính chất bắt buộc, mà nếu thiếu yếu tố này thì hành vi không đủ dấu hiệu để bị xem là hành vi vi phạm pháp luật.

17. Thế nào là trách nhiệm pháp lý?

18. Trình bày đặc điểm của trách nhiệm pháp lý?

19. Tại sao xem vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý là có mối quan hệ nhân quả?

20. Phân biệt các khái niệm: trách nhiệm pháp lý, chế tài và cưỡng chế nhà nước?

21. Trình bày các căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý?

22. Có thể nói Lỗi là thước đo của trách nhiệm pháp lý được không? Vì sao?

23. Thế nào là thời hiệu để truy cứu trách nhiệm pháp lý?

24. Phân loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý?

25. Một vi phạm pháp luật có thể đồng thời vừa chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý không? Tại sao?

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật.

2. Mọi biện pháp cưỡng chế Nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý.

3. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

4. Những quan điểm tiêu cực của chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật.

5. Hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra đều phải là sự thiệt hại về vật chất.

6. Sự thiệt hại về vật chất là dấu hiệu bắt buộc của vi phạm pháp luật.

7. Chủ thể vi phạm pháp luật có thể đồng thời chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.

8. Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi.

9. Hành vi chưa gây thiệt hại cho xã hội thì chưa bị xem là vi phạm pháp luật.

10. Phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên mới có thể là chủ thể của vi phạm pháp luật.

11. Sự thiệt hại thực tế xảy ra cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của vi phạm pháp luật.

12. Một hành vi có thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật hành chính, nhưng không thể đồng thời vừa là vi phạm pháp luật hình sự vừa là vi phạm pháp luật dân sự.

13. Trách nhiệm pháp lý là chế tài.

14. Mọi biện pháp cưỡng chế nhà nước đều là biện pháp trách nhiệm pháp lý và ngược lại.

15. Mọi vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.

16. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.

17. Quan điểm tiêu cực của các chủ thể vi phạm pháp luật được xem là biểu hiện bên ngoài (mặt khách quan) của vi phạm pháp luật đó.

18. Mọi hậu quả do vi phạm pháp luật gây ra đều phải được thể hiện dưới dạng vật chất.

19. Một vi phạm pháp luật không thể đồng thời gánh chịu nhiều loại trách nhiệm pháp lý.

III. BÀI TẬP

1. Xác định yếu tố lỗi trong các trường hợp sau:
a) Bác sĩ Nguyễn Văn A sau khi khám bệnh cho chị Trần Thị B, vì quá chủ quan và
tự tin về chuyên môn nên đã kê toa và bốc nhầm thuốc nhưng không hề hay biết. Sau khi uống thuốc nói trên, chị B đã tử vong ngay sau đó (cái chết được xác định chính từ nguyên nhân uống nhầm thuốc).
b) Nguyễn Văn A và Trần Văn B là bạn của nhau, trong một lần nhậu đã tranh cãi dẫn đến đánh nhau, sẵn có chai rượu trong tay, A đã đập thật mạnh, nhiều lần vào đầu của B, máu chảy rất nhiều và A đi về bỏ mặc cho B nằm ở đó. B đã tử vong trên đường đi cấp cứu (xác định nguyên nhân cái chết là do bị chấn thương sọ não
và mất máu quá nhiều).

2. Ngày 09/01/2007, Trương Tam Phong (26 tuổi) đi xem máy về đến hẻm nhỏ gần nhà thì gặp Trương Anh Tài (24 tuổi), Phong đã dừng xe nhường đường cho Tài qua trước. Nhưng khi đi ngang qua, Tài đã sinh sự, chửi mắng Phong. Sau đó, Phong về kể cho em trai làTrương Quốc Khánh (17 tuổi) nghe và rủ Khánh đi tìm Tài để “dằn mặt” mà không hề có mục đích giết chết Tài. Thấy anh em Phong tìm đến, Tài đã bỏ chạy. Một lát sau, Tài nhặt được cây tre quay lại tìm anh em Phong đánh và ẩu đả xảy ra. Đến khi Khánh chém Tài nhiều nhát làm Tài chảy máu nhiều thì Phong mới kêu Khánh dừng tay và kéo em trai chạy về nhà, để mặc Tài nằm ở đó. Kết quả giám định Tài bị thương tật 14% vĩnh viễn.
Câu hỏi: Hãy (miêu tả) cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên.

3. Sống trong ngôi nhà của cha mẹ chồng qua đời để lại nhưng không được sự hài lòng của một số chị em bên chồng nên vợ chồng C và N (Thành phố Phan thiết) luôn phải sống trong sự nhục mạ của anh chị em. Trong đó có Nguyễn Hoàng P - người sống như vợ chồng với chị Lê thị Út là em gái của anh C. Nhiều lần gây sự vẫn chưa đuổi được vợ chồng C và N ra khỏi nhà, trưa ngày 26-12-05, P tìm tới gây sự, đánh N. Tức nước vỡ bờ, N đã đâm P một nhát dao vào ngực chết ngay sau đó. Ngày 29/5/ 2006 TAND tỉnh Bình thuận đưa vụ án ra xét xử, tuyên phạt N 2 năm tù về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Câu hỏi: Hãy (miêu tả) cấu thành của vi phạm pháp luật trong tình huống trên.


Theo: Ths.Trần Thị Lệ Thu - Khoa Kinh tế ĐHQG TP.HCM​
 
thank anh nhé, học xong môn này chắc em die
 
×
Quay lại
Top