Cáp viễn thông là gì- hiểu chi tiết về cáp viễn thông

tatint

Thành viên
Tham gia
19/12/2016
Bài viết
7
Cáp viễn thông là tên gọi chung chỉ cáp đồng và cáp quang được dùng để truyền thông tin trong mạng viễn thông thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Bưu chính, Viễn thông.

Các loại cáp viễn thông
1/ Cáp xoắn đôi

Cáp xoắn đôi là loại cáp gồm nhiều cặp sợi dây đồng xoắn lại với nhau nhằm chống phát xạ nhiễu điện từ từ bên ngoài, hay từ sự phát xạ của loại cáp UTP và sự xuyên âm giữa những cặp liền kề.

Cáp xoắn có thể làm giảm nhiểu vì hai dây chỉ truyền một đường tín hiệu, biểu diễn bằng hiệu điện thế giữa hay dây này. Khi nhiễu đánh vào, hai dây xoắn vào nhau nên sẽ xem như bị nhiễu giống nhau, cùng tăng hoặc cùng giảm một điện áp nhất định. Hiệu điện thế giữa hai dây vẫn giữ nguyên nên dữ liệu truyền vẫn đúng.

Có hai loại cáp xoắn đôi được sử dụng rộng rãi trong LAN đó là: loại có vỏ bọc chống nhiễu (STP) và loại không có vỏ bọc chống nhiễu (UTP)

a/ Cáp UTP

Cáp UTP tuy không có vỏ bọc chống nhiễu nhưng bù lại có độ bền cao. Cáp UTP có nhiều cặp xoắn như cáp STp nhưng không có lớp vỏ bạc chống nhiễu. Cáp xoắn đôi trần sử dụng chuẩn 10BaseT hoặc 100BaseT. Do không có vỏ bọc chống nhiễu nên thông thường được dùng để đi dây trong nhà. Đầu nối sử dụng đầu RJ 45. Cáp UTP có 5 loại:

+/ Loại 1: Truyền âm thanh, tốc độ <4M

+/ Loại 2: Cáp này gồm 4 dây xoắn đôi, tốc độ 4M

+/ Loại 3: Truyền dữ liệu với tốc độ lên tới 10Mbps. Cáp này gồm 4 dây xoắn đôi với 3 mắt xoắn trên mỗi foot

+/ Loại 4: Truyền dữ liệu, 4 cặp xoắn đôi, tốc độ đặt 16Mbps

+/ Loại 5: Truyền dữ liệu, 4 cặp xoắn đôi, tốc độ 100Mbps

b/ Cáp STP

Gồm nhiều cặp xoắn được phủ bên ngoài 1 lớp vỏ làm bằng dây đồng bện. Lớp vỏ này có tác dụng chống EMI từ ngoài và chống phát xạ nhiễu bên trong. Lớp vỏ bọc này được nối đất để thoát nhiễu. Cáp xoắn đôi có bọc ít bị tác động bởi nhiễu điện và có tốc độ truyền qua khoảng cách xa cao hơn cáp xoắn đôi trần.

Tốc độ: Tốc độ lý thuyết là 500Mbps, với đường chạy 100m. Tốc độ phổ biến 16Mbps. Đầu nối sử dụng là đầu nối DIN (DB-9).
2/ Cáp đồng trục

Cáp đồng trục được chế tạo gồm một dây đồng ở trung tâm được bao bọc bởi một vật liệu cách li là chất điện môi không dẫn điện, chung quanh chất điện môi được quấn bằng dây bện kim loại vừa dùng làm dây dẫn vừa bảo vệ khỏi sự phát xạ nhiễu điện từ.

Xem phân loại chi tiết các loại cáp đồng trục tại đây
3/ Cáp quang

Cáp quang dùng ánh sáng truyền dẫn tín hiệu, do đó ít suy hao và thường được dùng cho kết nối khoảng cách xa

Sợi cáp quang được cấu tạo từ ba thành phần chính: lõi, lớp phản xạ ánh sáng, và lớp vỏ bảo vệ chính.
 
×
Quay lại
Top