Cánh cửa thời gian - chuyện shock, lý giải khó hiểu

Monmunmon

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
1/1/2012
Bài viết
4.527
Cho tới thời điểm này, nó vẫn luôn là một điều bí ẩn thôi thúc các nhà khoa học khám phá...

Trong cuốn truyện tranh Đôrêmon của nhà văn Nhật Bản - Fujiko Fujio viết từ năm 1969, ông đã đề cập tới cỗ máy thời gian có thể đi đến bất kỳ nơi nào vào thời điểm nào trong vũ trụ gây hứng thú cho nhiều bạn đọc. Vậy trên thực tế thì cỗ máy thời gian đó có thật hay không?

120903kpcongtg01-526eb.jpg

Lời kể của nhân chứng

Tuần báo National Enquire của Mỹ đã mô tả lại câu chuyện của Frank Fontain (19 tuổi) tại khu vực ngoại ô Serceux-Pointuas của Paris. Khi đang lái xe, Frank bỗng nhìn thấy trên trời có một đốm sáng rực rỡ khác thường từ từ hạ xuống mặt đất.

Những người bạn của Frank đang vận chuyển hàng phía sau cũng nhận thấy và khi tiến đến gần xem, đi qua cabin thì họ không thấy Frank. Ở đó chỉ còn một luồng ánh sáng trắng cuộn lại thành dạng ống và… lao vút lên trời, Frank dường như đã bốc hơi với luồng ánh sáng đó.

120903kpcongtg02-526eb.jpg

Cảnh sát đã tìm kiếm Frank nhưng bất thình lình vào buổi sáng sớm 2 tuần sau đó, anh xuất hiện trước mặt 1 người bạn. Frank mặc đúng y như cái ngày đã mất tích, chỉ có điều trông rất bối rối.

“Chiếc xe của tôi đâu?” - Frank hỏi người bạn vẫn còn đang ngây người vì sửng sốt. Sau đó, Frank mới biết, việc đó xảy ra cách đây đã hơn 2 tuần mà theo như anh thì là vừa mới xảy ra.

Để xác minh, các cơ quan chức năng đã thực hiện biện pháp thôi miên và máy kiểm tra trung thực đối với Frank. Kết quả thu được là Frank không hề nói dối. Vậy việc dịch chuyển tức thời vượt cả không gian và thời gian đó là như thế nào?

Đi tìm lời giải bí ẩn

120903kpcongtg05-526eb.jpg

Để dễ dàng hơn, bạn có thể nhìn vào điểm A và B được đánh dấu trong quyển sách trên. Giả sử nếu một sinh vật chỉ nhận thức được không gian hai chiều, muốn đi từ A đến B thì tối thiểu phải đi một đoạn đường bằng khoảng cách giữa hai điểm đó.

Nhưng với một sinh vật khác, nhận thức được chiều thứ ba (không gian ba chiều) thì có một cách nhanh hơn, đó là gộp 2 điểm A và B với nhau. Khi đó, quyển sách đã bị bẻ cong lại, rút ngắn khoảng cách giữa hai điểm rất nhiều.

Tương tự, con người chúng ta chỉ có thể nhận thức được không gian ba chiều, còn chiều thứ tư, theo như thuyết tuyệt đối đó là chiều thời gian. Còn cánh cổng thời gian theo như các nhà khoa học giải thích thì nó giống như việc đi tắt giữa 2 điểm A và B vậy.

120903kpcongtg04-526eb.jpg

Nhà vật lý học plasma - Jack Scudder của ĐH Iowa (Mỹ) nói về cánh cổng thời gian như sau: “Chúng nằm ở những nơi mà từ trường Trái đất kết nối với từ trường Mặt trời, tạo nên một con đường thẳng tắp xuất phát từ hành tinh của chúng ta đến khí quyển Mặt trời cách đó gần 150 triệu km”.
Hầu hết các cổng đều nhỏ và tồn tại ngắn ngủi, trong khi vài cánh cổng có thể trong tình trạng mở hờ, mở rộng hoặc kéo dài. Hàng tấn hạt điện tích có thể chảy qua chúng, nung nóng lớp khí quyển trên cùng của Trái đất, tạo nên các cơn bão địa từ và kích hoạt cực quang tuyệt đẹp.

120903kpcongtg03-526eb.jpg

Vậy phải chăng điều đó đã giải thích cho những ánh sáng kỳ lạ mà Frank đã bắt gặp ở trên?

Đề cập trong cuốn sách mang tên “Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ”, Stephen Hawking giả sử, tại không gian vũ trụ theo học thuyết của Einstein - một vũ trụ không giãn nở, nếu một người đứng trên trục quay thì người đó vẫn luôn tại một điểm trong không gian.

120903kpcongtg07-526eb.jpg

Vũ trụ theo học thuyết Einstein.

Nếu không đứng trên trục quay mà ở tại bất kỳ một điểm nào trên chiếc đĩa hát thì người đó sẽ phải chuyển động xung quanh trục và đứng càng xa trục thì chuyển động càng nhanh. Từ đó, có thể hiểu, nếu vũ trụ là vô hạn trong không gian thì các điểm đủ xa trung tâm sẽ quay nhanh hơn vận tốc của ánh sáng.

120903kpcongtg06-526eb.jpg

Vũ trụ chỉ giãn nở theo hai chiều không gian, còn chiều thứ ba là tuần hoàn. Điều đó có nghĩa là nếu bạn đi một khoảng cách nhất định theo chiều này, bạn sẽ trở về nơi xuất phát, nhưng điều kiện đi kèm với nó là bạn phải đạt được một vận tốc nhất định (tương ứng với vận tốc quay tối đa của vũ trụ), bạn sẽ bắt gặp chu trình thời gian: Quá khứ - hiện tại - tương lai.

120903kpcongtg08-526eb.jpg

Tuy nhiên, theo tính toán của ông thì xác suất này là một phần mười mũ mười mũ sáu mươi, hay vào khoảng nhỏ hơn một phần ngàn tỷ ngàn tỷ ngàn tỷ ngàn tỷ ngàn tỷ. Từ đó ông đưa ra giả định bảo toàn lịch sử: Đó là các định luật vật lý cố gắng tránh việc du hành thời gian đối với các vật thể vĩ mô.

Lời kết

Dù sao tại thời điểm hiện tại thì câu hỏi có hay không cánh cổng thời gian vẫn chưa có người giải đáp. Nó vẫn là điều bí ẩn để các nhà khoa học khám phá, một đề tài hấp dẫn đối với các tiểu thuyết gia và những người làm phim.


Theo Kenh14
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
yea....đọc xong ko hiểu gì luôn
 
×
Quay lại
Top