Cảnh báo mắc bệnh khi bàn tay bỗng dưng mất cảm giác

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Chứng bệnh về bàn tay có thể xuất phát từ áp lực bài vở của bạn đấy!

Chào bác sĩ,

Khoảng gần 1 tháng nay, cứ mỗi khi đi ngủ vào ban đêm là em lại bị đau nóng và tê khắp vùng cổ tay bên phải, nhiều khi còn đau lan lên cả khuỷu tay. Tình trạng này khiến em ngủ không tròn giấc, đêm nào cũng tỉnh giữa chừng nên sáng hôm sau rất mệt mỏi, không tập trung vào việc gì được. Ngoài ra, mỗi khi phải viết bài lâu là em lại thấy các ngón tay mình như kiểu bị đờ ra, mất cảm giác, thậm chí còn làm rơi cả bút. Mong bác sĩ giải đáp liệu em có mắc phải bệnh gì nghiêm trọng không và cách chữa trị ra sao ạ? Em xin cảm ơn! (tranhoa...@gmail.com).
KenhSinhVien-co-tay-01-2089e.jpg


Trả lời:

Chào em,

Theo những gì em mô tả trong thư thì bác sĩ Mèo nghĩ nhiều khả năng là em đã mắc phải hội chứng ống cổ tay (hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay).

Vùng cổ tay phía trước có các gân gấp chung các ngón và gấp riêng ngón cái chui qua một "đường hầm" mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ, bọc quanh hai gân là hai bao hoạt dịch, nằm ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa. Khi đường hầm này bị bóp nghẹt thì dây thần kinh giữa bị chèn ép gây đau và tê bàn tay.

Bệnh thường xuất hiện do một số nguyên nhân sau:

- Chấn thương vùng cổ tay, khiến cấu trúc của cổ tay thay đổi.

- Bệnh thấp khớp (có thể khiến bàn tay, ngón tay biến dạng, cong queo), bệnh lupus, bệnh đái tháo đường.

- Suy tuyến giáp trạng, suy thận cần lọc thận.

- Thói quen cử động cổ tay nhiều, chỉ sử dụng một số cơ bắp nhỏ ở bàn tay liên tục kéo dài không nghỉ như đánh máy tính, di chuột, ghi chép nhiều... Thường thì phần lớn người bệnh bị đau ở bàn tay thuận, phải làm việc nhiều nhưng cũng có nhiều người bị đau cả hai bàn tay.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng sẽ tiến triển thành cơn đau cấp tính hoặc đau kéo dài, đôi khi nghiêm trọng đến mức người bệnh không thể làm được những việc đơn giản vì chức năng bàn tay đã bị tổn thương nặng và không thể phục hồi.

KenhSinhVien-co-tay-02-2089e.jpg


Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Cụ thể:

- Ở mức độ nhẹ, người bệnh mới bị đau, tê tay thì chỉ cần dùng các thuốc giảm đau chống viêm uống hoặc tiêm trực tiếp vào trong ống cổ tay. Bệnh có thể khỏi từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện và điều trị sớm bao nhiêu.

- Đối với những trường hợp đã tiến triển nặng, người bệnh thường xuyên bị đau, tê tay, ngón tay bắt đầu yếu sức thì cần phải phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay.

Vì vậy, bác sĩ Mèo khuyên em tốt nhất nên đến bệnh viện chuyên khoa khám trực tiếp để làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó nhận được chỉ định điều trị kịp thời và thích hợp cho tình trạng của mình.

Ngoài ra, em cũng cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động ở tay và kết hợp dùng phương pháp vật lý trị liệu để hỗ trợ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chúc em sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh!

Bác sĩ Mèo - Theo Trí Thức Trẻ
 
×
Quay lại
Top