Cần tránh thái độ “cảnh giác” tiêu cực

Linh Nhi

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2015
Bài viết
1.309
Bộ não muốn bạn thành công. Vì vậy, hãy ra khỏi những lối mòn thất bại.


Bộ não hiểu biết công việc của con người. Không có khóa học nào dạy bạn về hoạt động phục vụ của não bộ khi chủ nhân của nó chú ý đến một việc.
Một lần nọ, người thuyết trình hỏi thính giả xem họ nghĩ gì về việc nấu burger pho mát trong ống xả. Lập tức cả phòng xôn xao bàn tán về sự ghê tởm của ý tưởng ấy. Mọi bộ não trong phòng đều ngăn chặn khả năng phát triển của ý tưởng kia. Như vậy, bộ não biết cách đưa bạn đến thành công. Ngược lại, nó cũng cảnh giác và dẫn bạn ra khỏi con hẻm cụt.

Tuy nhiên, tư tưởng phá hoại lại dễ ẩn mình trong thái độ có tên “cảnh giác nguy hiểm”. Thời xưa, khi cuộc sống là cuộc chiến sống còn, mỗi sớm thức dậy, tổ tiên chúng ta phải ra khỏi hang và luôn trong tinh thần đề phòng cao độ. Họ phải “cảnh giác” những nguy hiểm rình rập xung quanh để bảo vệ an toàn cho mình. Chúng ta cũng vậy: cảnh giác cao để tránh nguy hiểm cho lần sau, khi tổ chức của mình có sáng kiến lớn.

Thái độ cảnh giác nguy hiểm được bộ lộ ở nơi làm việc dưới hình thức những góp ý có vẻ không nguy hại lắm. Chẳng hạn, khi có người đưa ra ý ra ý tưởng mới, phản ứng bản năng của một ai đó là tìm ngay những lý do thất bại của ý tưởng hoặc nếu thực hiện điều đó thì sẽ tổn hại đến cá nhân/ tổ chức ra sao.

Thật ra, họ đang làm gì? Họ “cứu mọi người khỏi nguy hiểm” và xé toạc ý tưởng thành mảnh vụn, ngầm thuyết phục mọi người rằng ý tưởng đó không hay ho gì. Thay vì đóng góp để xây dựng sáng kiến theo ý của người phát minh, họ tìm mọi sai sót trong ý tưởng đó và giăng tấm bảng “stop” to đùng.

Thái độ cảnh giác như trên sẽ phá hủy thành công. Mọi người sẽ quen với những quan điểm hoài nghi yếm thế của bạn. Khơi ra những hiểm họa là cách nhanh nhất để dập tắt sự phát triển ý tưởng. Nhiều phát minh không bao giờ trở thành hiện thực vì những lời nói “không” của ta.

Một mặt ý tưởng cần được phân tích, đánh giá, nhưng mặt khác tìm kiếm nguy cơ thất bại có thể trở thành sai lầm khi cảnh giác không đúng. Cần phải có ý thức vượt qua thái độ đó để đem lại kết quả thành công, sáng tạo và tích cực.

Bộ não hiểu biết công việc của con người. Không có khóa học nào dạy bạn về hoạt động phục vụ của não bộ khi chủ nhân của nó chú ý đến một việc. Ý thức về những công cụ tuyệt vời bé tí ẩn trong khối não trắng xám, bạn sẽ thắng vượt đối thủ bằng cái đầu mình.
Để tránh cảnh giác quá mức:

1.Hãy tập nói: “Được, và…” nhiều hơn. Thay vì tìm kiếm sai sót, hãy đóng góp thêm cho ý tưởng. Lần sau nếu bạn được nghe một ý tưởng mới, dù chưa hoàn thiện, bạn cũng hãy gạt chữ “nhưng" ra ngoài và mở rộng trên ý tưởng đó. Điều này không chỉ thể hiện tinh thần hợp tác và kích thích sáng tạo, mà còn cho thấy bạn có cách cư xử lôi cuốn người khác.

2. Tách biệt sáng tạo với đánh giá. Hình thành và thẩm định ý tưởng là hai quá trình hoàn toàn khác nhau của não. Chẳng hạn, bạn muốn thực hiện một dự án kinh doanh mới, và được người bạn làm ăn giỏi giang nhất cho ý kiến. Khi đó bạn phải tách biệt hai quá trình: Một là thu thập tất cả các đóng góp liên quan đến ý tưởng, và không đánh giá. Hai là đánh giá và xếp ưu tiên. Dành ít nhất một tuần từ lúc hình thành ý tưởng tới lúc đánh giá để não có thời gian ấp ủ quan điểm. Sau quá trình đầu tiên, hãy suy nghĩ về việc kết hợp những ý tưởng tốt nhất.

3. Đếm đến mười. Từ lúc có một cảm xúc tiêu cực đến khi muốn thốt ra những lời khó chịu là sáu giây. Vì vậy, bạn hãy nhớ lời mẹ dặn: đếm đến mười trước khi nói! Hãy để những cảm giác tiêu cực lắng xuống rồi mới nói chuyện. Và đừng quên ủng hộ, xây dựng sáng kiến!

Nguồn Entrepreneur - dịch VŨ THỊ MINH UYÊN​
 
×
Quay lại
Top