Cận thận: Bệnh tiểu đường biến chứng trên mắt, giảm thị lực, gây mù mắt

mennguyen6382

Thành viên
Tham gia
30/11/2018
Bài viết
0
Bệnh tiểu đường biến chứng trên mắt, gây giảm thị lực hay thậm chí gây mù mắt... Đó là những biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường type 2 và thường là biến chứng xuất hiện sớm nhất. Nếu không có những biện pháp điều trị kịp thời thì bệnh nhân sẽ bị mất khả năng quan sát và nhìn nhận vĩnh viễn.

Ở bài viết này chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về nguyên nhân, biểu hiện của biến chứng trên mắt ở người bệnh tiểu đường cũng như cách phòng ngừa hiệu quả nhất !

mat-thi-giac-benh-vong-mac-do-tieu-duong-2.jpg_pagespeed_ce_VlydvNnMUE.jpg


Bệnh tiểu đường biến chứng trên mắt, nguyên nhân ở đâu ?
Đái tháo đường là tình trạng bệnh lý mạn tính rối loạn chuyển hóa với nồng độ đường huyết cao ngoài mức an toàn. Chính tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm trên khắp cơ thể người bệnh. Trong đó thì biến chứng trên mắt là một trong những biến chứng xuất hiện đầu tiên.

Nguyên nhân dẫn đến biến chứng trên mắt ở người bệnh tiểu đường là:
+ Áp suất trong máu cao: hàm lượng đường glucose ở trong máu cao làm tăng độ nhớt và cả áp suất của máu nữa. Áp lực từ máu quá cao sẽ ảnh hưởng đến hệ thống vi mạch tại nhãn cầu, dễ làm tổn thương và gây ra những bệnh lý bất thường.

+ Sự viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công: môi trường có nhiều đường là điều khiện thuận lợi để cho vi khuẩn, vi sinh vật sinh sản và phát triển mạnh. Nếu như người bệnh không thường xuyên vệ sinh mắt đúng cách sẽ dễ bị nhiễm khuẩn mà dẫn đến viêm, đau mắt.

Những bệnh lý trên mắt thường gặp ở người tiểu đường là tăng nhãn áp, viêm nhiễm, đau mắt đỏ, đục thủy tinh thể và bệnh võng mạc…

Người bệnh tiểu đường giảm thị lực
Người bệnh tiểu đường giảm thị lực có thể nói là nhẹ nhất trong các biến chứng trên mắt. Đơn giản là do áp lực từ máu cao tác động đến cả võng mạc, giác mạc lẫn thủy tinh thể khiến cho thị lực của người bệnh bị giảm sút, khả năng quan sát bị suy yếu.

Một số bệnh lý tại mắt ở người bệnh tiểu đường cũng gây giảm thị lực, đó là:
+ Bệnh tăng nhãn áp: Áp lực tích tụ bên trong mắt ở người bệnh tiểu đường khiến cho chất lỏng không thể thoát ra như bình thường. Điều này có thể làm tổn thương dây thần kinh và mạch máu , và gây ra những thay đổi về thị lực.

+ Viêm nhiễm tại mắt, đau mắt đỏ: do bị vi khuẩn tấn công, gây hại.

Bệnh tiểu đường gây mù mắt
Nếu như không sớm điều trị thì bệnh tiểu đường sẽ gây mù mắt và mất khả năng nhìn nhận vĩnh viễn. Mù mắt là hệ quả tất yếu của các bệnh lý đục thủy tinh thể hay những tổn thương tại võng mạc:

+ Võng mạc là một phần của nhãn cầu, đây là nơi tập hợp các tế bào sẽ tiếp nhận thông tin hình ảnh và qua các dây thần kinh thị giác truyền đến não để xử lý. Các mạch máu nhỏ trong võng mạc với áp lực lớn ở người bệnh tiểu đường dễ làm tổn thương võng mạc mà gây mù lòa.

+ Đục thủy tinh thể cũng là một biến chứng bệnh tiểu đường gây mù mắt. Thủy tinh thể có vai trò như là một ống kính để truyền hình ảnh từ bên ngoài đến võng mạc. Và khi ống kính đó bị vẩn đục thì khả năng quan sát sẽ bị giảm xuống, mức độ vẩn đục càng nặng thì sẽ càng làm giảm thị lực.

Phòng ngừa biến chứng trên mắt ở người bệnh tiểu đường

Để phòng ngừa biến chứng trên mắt thì trước tiên người bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát tốt đường huyết của mình. Nếu như đường huyết luôn ổn định ở
trong mức an toàn thì sẽ không cần phải lo lắng về bất cứ một biến chứng tiểu đường nào cả. Để làm được điều này thì bệnh nhân cần phải nhớ kỹ tuân thủ đúng các nguyên tắc trong phác đồ điều trị, dùng thuốc đúng theo hướng dẫn, ăn uống kiêng khem đúng mực, tăng cường vận động, tập luyện thể chất…

Cùng với đó là người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra mắt, đo thị lực định kỳ.

Nếu như có bất kỳ biểu hiện gì bất thường về mắt thì phải điều trị ngay để tránh dẫn đến tình trạng mù lòa.
 
×
Quay lại
Top