Cần chuẩn bị gì khi muốn tìm việc ở nước ngoài?

nguyen6495

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
31/7/2018
Bài viết
407
Tìm việc ở nước ngoài là xu hướng được nhiều bạn mới ra trường ưa chuộng trong những năm gần đây. Bởi bên cạnh việc được trải nghiệm văn hoá, tìm hiểu lối sống mới thì còn có rất nhiều lợi ích cả về sự nghiệp lẫn tinh thần.

Nhằm giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để theo đuổi một công việc ở nước ngoài, hãy cùng CareerBuilder.vn tham khảo vài lời khuyên sau đây nhé!
KHỞI ĐỘNG
Trước khi quyết định ra nước ngoài làm việc, bạn nên tìm hiểu và chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt. Việc xác định điểm đến có thể tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
  • Ngôn ngữ bạn có thể nói
  • Bạn muốn ở lại bao lâu
  • Các yêu cầu thị thực (visa) tại nước đó
  • Ngành nghề bạn muốn làm việc
  • Loại hình công việc mong muốn (ngắn hạn hay dài hạn, toàn thời gian hay bán thời gian…)
  • Mức lương bạn mong đợi
  • Chi phí để bạn chuyển đến đó sống và làm việc
Một khi đã xác định cụ thể từng yếu tố liệt kê bên trên, bạn sẽ không chỉ chọn được đất nước phù hợp nhất mà còn có thể lập kế hoạch triển khai chi tiết nhằm biến ý tưởng thành hiện thực.

20.3.20.jpg

LÀM Ở ĐÂU?

Nhắc đến ý tưởng tìm việc ở nước ngoài, về cơ bản, bạn đang có nhiều cơ hội ở phía trước. Nhưng hãy nhớ rằng tiềm năng ở mỗi nơi sẽ khác nhau – về số lượng đầu việc, khả năng thu nhập, mức chi phí và giá cả sinh hoạt, cơ hội tích luỹ tài chính, nhu cầu giải trí hay lối sống.
Dưới đây là danh sách những quốc gia phổ biến, thường được nhiều bạn trẻ cân nhắc đầu tiên khi muốn làm việc tại nước ngoài:
  • Singapore là đất nước lý tưởng về nhiều mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, vì thế có thể nói đây là điểm đến tuyệt vời cho những ai muốn tìm nơi thuận lợi để phát triển sự nghiệp. Nếu bạn có trình độ chuyên môn cao, cứ yên tâm là sẽ có rất nhiều công ty với chính sách đãi ngộ nhân tài tốt đang chờ. Các ngành nghề nên cân nhắc là y tế, tài chính – ngân hàng, kỹ thuật, công nghệ, du lịch – khách sạn.
  • Nhật Bản: Xếp vào hàng quốc gia có nền kinh tế phát triển, không chỉ thuộc khu vực châu Á mà trên toàn thế giới, Nhật Bản luôn mở ra nhiều cơ hội cho các bạn trẻ muốn chuyển đến tham gia làm việc trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, kỹ thuật, điện tử, kế toán tài chính…
  • Hồng Kông: Được đánh giá là nơi làm việc lý tưởng của những người có trình độ cao. Nếu thực sự có kỹ năng và chuyên môn giỏi, bạn sẽ dễ dàng tìm được công việc với mức lương hấp dẫn trong các ngành nghề như tài chính ngân hàng, luật, công nghệ thông tin, giáo dục hoặc bán lẻ.
    20.03.20%20(1).jpg
  • Đài Loan: Xét về kinh tế, Đài Loan là một trong 4 “con rồng Châu Á”. Về môi trường thì đây là một đất nước dễ sống, dễ làm việc và không khác biệt nhiều với Việt Nam nên có thể xem là “miền đất hứa” cho những ai muốn ra nước ngoài phát triển sự nghiệp. Hãy để mắt đến các ngành nghề “hot” có nhu cầu nhân lực lớn tại Đài Loan như công nghệ thông tin, điện tử, du lịch, truyền thông đa phương tiện…
  • Ngoài ra, Úc, Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Đức cũng là những “miền đất mơ ước” của nhiều người Việt Nam khi tìm việc ở nước ngoài. Tuy nhiên, điều kiện để bạn giành được một công việc sẽ khó hơn đáng kể. Do đó, những người làm việc ở các quốc gia này đa phần là du học sinh, nhân tài được săn tuyển hoặc người lao động được công ty cử đi.
LỢI ÍCH KHI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI
Có rất nhiều lý do để cân nhắc về một công việc ở nước ngoài, dưới đây là các lợi ích nổi bật nhất:
  • Tăng cường “sức mạnh” cho CV. Là người trẻ vừa tốt nghiệp, bất cứ kinh nghiệm nào cũng quý giá. Nhưng nếu có thể tìm được “bãi đáp” ở nước ngoài, điều này không những giúp bạn mở rộng kinh nghiệm làm việc mà còn cải thiện nhận thức về văn hoá, tính linh hoạt, kỹ năng giao tiếp cùng hàng loạt kỹ năng khác được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao. Những trải nghiệm riêng biệt sẽ khiến bạn nổi bật giữa đám đông ứng viên.
  • Cách tuyệt vời để kết nối. Mở rộng mạng lưới quan hệ làm việc ra nước ngoài cũng vô cùng hữu ích cho khía cạnh xây dựng sự nghiệp. Bằng cách khiến cho các kỹ năng và kinh nghiệm của mình được nhà tuyển dụng ở nhiều nước khác biết đến, bạn sẽ mở ra cho mình hàng loạt cơ hội, ở nhiều địa điểm làm việc khác nhau.
  • Trưởng thành và học hỏi nhiều thêm. Làm việc ở nước ngoài là cơ hội tuyệt vời để phát triển, cả về mặt cá nhân lẫn nghề nghiệp. Ngoài những kỹ năng bạn học được trong quá trình làm việc, bạn có thể “hưởng lợi” từ mọi thứ mà nền văn hoá này cung cấp, chưa kể là bạn chắc chắn sẽ thông thạo thêm ngoại ngữ mới.
  • Triển vọng công việc tốt hơn. Với nhiều nước đang thiếu hụt nhân sự giỏi (về vài kỹ năng đặc thù hoặc cho ngành nghề nhất định), chuyên môn của bạn hẳn sẽ được tìm kiếm và trọng dụng. Nếu đang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường lao động trong nước, mở rộng phạm vi tìm việc ra nước ngoài cũng là cách bạn giúp mình tự gia tăng cơ hội tìm thấy công việc mơ ước.
TÌM BẰNG CÁCH NÀO?
Đây là những địa chỉ mà bạn cần thường xuyên truy cập để có thể tiếp cận được thông tin tuyển dụng:
  • Trang tuyển dụng của công ty mà bạn đang theo dõi hoặc yêu thích.
  • Các trang web việc làm có giới thiệu việc làm quốc tế.
  • Các trang web việc làm có trụ sở tại quốc gia bạn muốn đến.
  • Các công ty/trung tâm giới thiệu việc làm.
VÀI GỢI Ý ĐỂ NHANH CHÓNG TÌM ĐƯỢC VIỆC
  1. Chọn một quốc gia. Chọn một quốc gia khác để chuyển đến làm việc không phải chuyện dễ dàng. Muốn xác định đúng nơi tốt và phù hợp nhất thì bạn cần tìm hiểu rất nhiều – cả về vấn đề lối sống lẫn chi phí, thêm vào đó là những thủ tục hành chính, yêu cầu thị thực và văn hoá làm việc.
  2. Tìm hiểu xem công việc nào đang để mở. Những công việc bạn có thể làm không chỉ phụ thuộc vào kỹ năng, loại bằng cấp, kinh nghiệm mà nó còn phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của địa phương đó. Hãy khám phá danh sách những kỹ năng mà nơi bạn dự định chuyển đến đang thiếu hụt nhân sự, cũng như đâu là các ngành nghề quan trọng có khả năng mở ra nhiều cơ hội nhất.
  3. Làm rõ mục tiêu làm việc ở nước ngoài vào CV. Bên cạnh việc ghi rõ vào CV nguyện vọng hoặc mục tiêu muốn di chuyển ra nước ngoài làm việc, bạn cũng cần đảm bảo rằng định dạng, bố cục, nội dung (gồm cả ngôn ngữ và chính tả) trình bày trong đó phù hợp với yêu cầu điển hình quốc gia đang muốn đến.
    20.03.20%20(3).jpg
  4. Tìm kiếm đúng chỗ. Một khi đã quyết định được địa điểm, bạn sẽ thu hẹp được phạm vi cần tìm hiểu và nghiên cứu. Ngoài việc tìm kiếm trên những trang việc làm quốc tế lẫn trong nước, bạn còn có thể trực tiếp ứng tuyển vào các vị trí mà các công ty chủ động mở ta.
  5. Tìm kiếm cả những cơ hội ngắn hạn. Hầu hết các quốc gia sẽ cung cấp hình thức visa du lịch kết hợp làm việc, cho phép bạn vừa sống vừa làm việc trong khi tìm kiếm công việc lâu dài. Đây là lựa chọn cực kỳ phổ biến của nhiều người tại các nước như Úc và New Zealand, nơi mà những công việc như trồng trọt, hái trái cây và thu hoạch mùa vụ có nhu cầu tuyển dụng cao.
Nguồn: CareerBuilder Vietnam
 
×
Quay lại
Top