Cần 35.000 tỷ đồng cho Đề án đổi mới sách giáo khoa

minhtan20xx

Nhân Viên Tư Vấn
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/7/2012
Bài viết
2.256
Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa cần khoảng 35.000 tỷ đồng đầu tư.

Ngày 14/4, Phiên họp thứ 27, Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XIII chính thức khai mạc. Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các đại biểu cho ý kiến về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.

các đại biểu cho ý kiến về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có báo cáo tổng kết, đánh giá cả định tính và định lượng đối với Nghị quyết số 40 của Quốc hội ban hành năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

Từ kết quả đánh giá để có cơ sở cho việc về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Nhiều đại biểu băn khoăn về tính khả thi của Đề án này, nhất là về nguồn lực, cơ sở vật chất cho việc thực hiện Đề án.

Đại biểu Kso Phước nói: “Phải có báo cáo đánh giá tác động để thấy được tính khả thi. Thời gian chúng ta ghi là năm 2023, như vậy quỹ trong 10 năm. Rút kinh nghiệm vừa qua chúng ta làm 14 năm, tranh luận mãi về sách giáo khoa mà đầu tư nhiều. 10 năm nữa mà thay đổi toàn diện thì sẽ như thế nào? Nếu thực hiện Đề án này thì phải làm rõ giáo viên được đào tạo, trang bị như thế nào? Thời gian học? Tính phát triển của thời đại. 10 năm nữa liệu có thực hiện được?”.

Giải trình thêm câu hỏi của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển khẳng định, chương trình đổi mới sách giáo khoa theo Nghị quyết 40 của Quốc hội đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu và cần thiết phải ban hành Nghị quyết về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Theo ông Nguyễn Vinh Hiển, “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015” có tính khả thi và cần khoảng 35.000 tỉ đồng đầu tư. Việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo tinh thần nghị quyết sẽ làm thay đổi dần cơ cấu đội ngũ giáo viên theo hướng đáp ứng đặc điểm của kiến thức trong chương trình mới, là tích hợp sâu ở cấp Tiểu học và cấp Trung học cơ sở, phân hoá mạnh ở cấp Trung học phổ thông.

Tán thành với sự cần thiết phải đổi mới giáo dục, tuy nhiên nhiều các đại biểu đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những đánh giá chi tiết những tác động của Nghị quyết của Quốc hội, bổ sung những điểm mới của Hiếnpháp vào Đề án để triển khai thực hiện đạt hiệu quả, chất lượng, mang tính chiến lược và đặc biệt là được học sinh, phụ huynh và nhân dân hưởng ứng.

Để Đề án trình Quốc hội đạt chất lượng, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu để hoàn thiện nội dung, trong đó cần có đánh giá tác động việc thực hiện Nghị quyết 40 của Quốc hội. Chương trình đổi mới giáo dục phải bám sát thực tiễn, coi trọng giáo dục toàn diện để phát triển năng lực, thể chất của học sinh, cũng như đảm bảo tính hợp hiến.

Chương trình giáo dục phải thống nhất. Đa dạng hóa sách giáo khoa là cần thiết nhưng phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định. Bên cạnh đó, Nghị quyết cần nghi rõ lộ trình thực hiện Đề án cũng như việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng.

theo vtv
 
các ông đừng đổi nữa cho dân nhờ -_- Cải tiến không thấy toàn cải lùi -_-
 
lại đổi àh ? mấy thế hệ nhà mình toàn cãi nhau vì SGK. Ông anh hơn 30t học chương trình khác, mình 20t học chương trình khác, thằng cháu 8t lại học một kiểu khác. Cả lũ cãi nhau vì cách đánh vần với lại làm toán tiểu học ?!?!?! :Conan19:
 
Hôm qua cô giáo dạy môn Quản trị học kể một câu chuyện :)
"Ở tiểu học sinh ra cái dự giờ. Để làm gì? Để kiểm tra chất lượng dạy và học.
Trước khi dự giờ, giáo viên sẽ được báo trước 1 tháng, và trong 1 tháng đó, các con sẽ "được" học đi học lại cái bài đó. Cô giáo sẽ phát trước câu hỏi để học sinh chuẩn bị, à, câu hỏi đã được in sẵn câu trả lời. Đến giờ dự giờ, tất cả học sinh sẽ phải giơ tay, nhưng ai trả lời đã được sắp xếp hết, toàn những bạn trả lời lưu loát.
Chưa hết, hôm trước, bé nhà cô về nhà hớn hở khoe: "Mẹ ơi, hôm nay bọn con đi học được xem phim!". Cô ngạc nhiên hỏi, sao đi học lại được xem phim? Con bé trả lời: "Thật mà! Bọn con được xem trên cái màn hình to đùng!" Ra là giảng dạy bằng powerpoint. Bình thường, có khi nào các con được học trực quan như thế, nếu không phải là dự giờ?
Chưa hết, để học sinh không nói chuyện trong giờ, các cô lôi bim bim ra dụ. Nói rằng, nếu bạn nào nói chuyện trong giờ, bạn bên cạnh cứ cấu một cái, nhưng không được mách cô, nếu cuối giờ ngoan, cô thưởng bim bim cả lớp.
Chưa hết, dự giờ còn sinh ra cái trò "mượn học sinh". Phải nỗi con bé nhà cô nó lóc chóc, nói nhiều, nên các cô hay phân công trả lời câu hỏi. Thế là cứ đến đợt dự giờ, nó học lớp 1A mà mỗi giờ lại chuyển lớp một lần, khi thì 1B, khi 1D, để trả lời câu hỏi. Cô hay đùa, thế con cũng được đi dự giờ.
Chương trình học cao, giáo viên và học sinh không theo kịp. Lại sợ không đạt chỉ tiêu, thành tích, nên thành cái vở kịch dự giờ.
Dự giờ xong, thấy giáo viên dạy tốt, học sinh học tốt, báo cáo lên Sở, lên Bộ, Sở, Bộ thấy, ờ, hình như chương trình này vẫn chưa đủ so với trình độ của học sinh, rồi lại cải cách, rồi lại nâng cao. Chất lượng lại không đủ, lại tập dự giờ, lại tốt, lại nâng cao. Thành một cái vòng luẩn quẩn.
Kiểm tra sai, dẫn đến báo cáo sai, báo cáo sai, dẫn đến hoạch định sai, hoạch định sai, dẫn đến làm sai, làm sai, rồi kiểm tra lại sai. Cái vòng ấy, không chỉ ở trong giáo dục :)"
 
×
Quay lại
Top