Cẩm nang vàng cho việc học luôn hiệu quả

conangdangiu456

Tôi đang chờ mong điều gì nhỉ . . . ?
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/8/2014
Bài viết
221
Không có con đường tắt nào dẫn đến thành công, nhưng có nhiều cách giúp bạn trở nên khôn ngoan hơn trong học tập.

1. Điều chỉnh suy nghĩ của bản thân

Học tập tất nhiên luôn cần phải có cảm hứng, nhưng nhiều người lại quá phụ thuộc vào nó, và thay vì thay đổi bản thân lại luôn đổi lỗi cho ngoại cảnh. Ví dụ: Vì vẫn thường hay học trong một môi trường yên tĩnh, đột nhiên xung quanh ồn ào hơn một chút và bạn cảm thấy bị “mất hứng” học. Và ngay cả khi tiếng ồn đó mất đi thì “hứng học” của bạn vẫn không thể quay trở lại và bạn bỏ buổi học luôn.

Đó là một trong những biểu hiện của việc bạn phụ thuộc qua nhiều và ngoại cảnh. Trong trường hợp này, thay vì trách móc và chờ đợi sự thay đổi của ngoại cảnh thì bạn nên thay đổi suy nghĩ của bản thân. Như trong tình huống trên, thay vì đợi ngoại cảnh trở lại bình thường, bạn hãy thay đổi suy nghĩ của bản thân để thấy sự thay đổi này cũng rất thú vị và biết đâu nó lại mang đến những hiệu quả không ngờ.

Trong thực tế, mọi việc không đơn giản như vậy, nhưng hãy luôn tâm niệm: thay vì chờ đợi sự thay đổi từ bên ngoài, hãy tự thay đổi từ bên trong để thích nghi với sự thay đổi.

2. Tránh “ôm” nhiều môn học trong một thời gian ngắn

Bạn có để ý sự thay đổi về số lượng các môn trong một buổi học giữa bậc đại học và các bậc học dưới? Ở các cấp học dưới một buổi học thường có từ 4 đến 6 môn. Nhưng ở đại học, một buổi thường chỉ giao động từ 1 đến 3 môn. Nguyên nhân là vì khối lượng kiến thức ở đại học lớn và khó hơn ở các cấp dưới. Việc học nhiều môn cùng lúc sẽ gây ra nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và hiểu.

Từ đó ta có thể nhận ra, để học tốt và hiệu quả thì không nên “ôm” quá nhiều môn trong một khung thời gian ngắn. Việc nghiên cứu học tập một môn tại một thời điểm sẽ làm giảm sự pha trộn nội dung các chủ đề với nhau và tránh sự nhầm lẫn. Tất nhiên, bạn cũng không nên học một môn trong thời gian quá lâu, điều này khiến cho não bộ thấy nhàm chán và không thể tiếp thu hiệu quả. Hãy phân bổ thời gian và lắng nghe “bộ não” của bạn cần gì và muốn gì.

3. Cố gắng lưu lại những điều không có trong sách

Có rất nhiều điều bạn cần phải biết cho các kỳ thi, mà chúng không nằm trong sách giáo khoa, giáo trình, nhưng lại được đưa ra trong các bài giảng hoặc ở trên lớp học. Giáo viên, giảng viên thường kiểm tra sự hiểu biết của sinh viên dựa trên những tiêu chí học tập nhất định mà đã được đặt ra từ đầu học kỳ.

Những kiến thức trong sách giáo khoa sẽ đảm bảo cho bạn không bị điểm kém và những kiến thức liên hệ bên ngoài sẽ giúp bạn được điểm cao. Tất nhiên, hiện nay vẫn còn có những thầy cô “bảo thủ” không chấp nhận những gì ngoài sách vở, và những khác biệt bạn đưa ra sẽ bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, sự thay đổi đúng đắn trong tư duy sẽ giúp bạn trở thành một con người tiến bộ và thành công hơn khi đi vào thực tế.

4. Tìm kiếm những thú vị trong một buổi học nhàm chán

Bạn đã bao giờ cảm thấy chán nản ngay cả khi chưa bước vào buổi học bởi nhiều nguyên nhân khác nhau? Nếu gặp phải tình trạng như vậy một cách thường xuyên, bạn nên thay đổi bản thân. Thay vì buông xuôi ngay, hãy kiên trì vượt qua những trở ngại đầu tiên, và cố gắng tìm những điều thú vị trong buổi học. Hay trực tiếp tác động vào buổi học bằng những câu hỏi, hay những đề nghị,…

5. Xử lý những tài liệu “khó nhằn” trước

Trong một buổi học, sẽ có những điều dễ tiếp nhận và những điều khó tiếp nhận. Có nhiều người chọn giải quyết những tài liệu, kiến thức dễ trước để tìm “cảm hứng” cho những bài khó.

Nhưng khi nó không hiệu quả, hãy thử làm ngược lại. Hãy làm những việc khó trước khi giải quyết việc dễ. Vì khi mới bắt đầu buổi học, não bạn vẫn “khỏe” và có thể tư duy nhiều hơn giúp bạn dễ dàng giải quyết những bài ‘khó nhằn”, đến khi cảm thấy mệt thì bạn quay lại với những vấn đề dễ hơn, thú vị hơn sẽ giúp não bộ không bộ không bị quá tải. Điều này giống như là một cách để làm giảm tình trạng trì trệ trong các buổi học.

cam-nang-vang-cho-viec-hoc-luon-hieu-qua.jpg


6. Đừng cố nhớ, hãy cố hiểu và thường xuyên “nhắc lại”

Nếu bạn không hiểu một vấn đề mà vẫn cố gắng nhớ thì mệt mỏi là điều khong thể tránh khỏi. Vì thế, hãy tìm mọi cách để hiểu vấn đề trước khi nhớ. Việc hiểu vấn đề sẽ giúp bạn nhớ nhanh và lâu hơn.

Não bộ luôn phải tiếp nhận một lượng kiến thức lớn mỗi ngày. Vì thế, để kiến thức thu được ở trong não lâu hơn và in sâu hơn, bạn phải thường xuyên “nhắc lại” nó. Khi bạn thường xuyên xem lại những điều bạn cần biết, bạn sẽ tự nhiên có thể ghi nhớ chúng.

7. Học có trọng tâm và không có nhồi nhét

Đùng cố gắng nhớ hay học thuộc tất cả các vấn đề kiểu từ A đến Z. Hãy học thông minh hơn bằng cách chọn lọc những điều tọng tâm. Nói một cách ngắn gọn hơn là hãy học sâu trước khi học rộng, hãy khái quát bài học thành những kiến thức cơ bản nhất, cụ thể nhất để hiểu các vấn đề đưa ra. Sau khi đã hiểu thấu đao vấn đề, nắm vững vấn đề thì hãy tiếp tục đào sâu hơn, mở rộng hơn vấn đề đó.

Có vô số những điều quan trọng đáng để học và nhớ, mà cuộc sống của bạn chỉ có hạn. Vì thế, hãy cố gắng chọn lọc những điều đáng để học và nhớ, khi mệt mỏi, hãy có phương pháp nghỉ ngơi hợp lý.

8. Luôn tư duy và suy nghĩ

Hãy luôn tư duy và đặt câu hỏi mỗi ngày. Việc học hành trên lớp và tự học là đương nhiên nhưng kể cả những hành động khác tưởng như ngoài việc học, bạn vẫn có thể học.

Ví dụ: bạn đang trong kì nghỉ và có một chuyến đi du lịch. Thay vì vùi đầu vào ăn uống, cười nói thì bạn có thể quan sát nhiều hơn, đặt câu hỏi nhiều hơn. Những việc này không những không khiến chuyến du lịch mất vui mà ngược lại nó làm cho chuyến đi thêm thú vị hơn.

Nguồn kênh 14
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top