Cẩm nang Review Team (Phải đọc)*

Đào mũm mĩm

Let it go! Let it go...
Tham gia
2/2/2018
Bài viết
42
I. Tiền trong Review Team

- Đồ giao dịch trong Review Team là Nhuận bút, gọi tắt là NB. NB không có giá trị quy đổi ra tiền thật.

- NB chỉ có thể giao dịch được ở Cửa hàng bút nghiên, Bán chữ đầu xuân hoặc Nhận lương Review.

- Chúng ta sẽ có bảng Xếp hạng NB. Cuối tháng, ba thành viên có nhiều NB nhất sẽ có:

+ Đứng đầu: Một ngày trở thành leader. Tự do thay đổi tên của mình nhưng cấm thay đổi tên của người khác.

+ Thứ hai: Được nhận thêm 50 NB.

+ Thứ ba: Được nhận thêm 30 NB.

- Sinh nhật là dịp rất quan trọng với mỗi con người.

- Khi đến sinh nhật của một người, người đó sẽ được tặng 400 NB kèm theo những lời chúc của bạn bè.

- Hoàn thành Nhiệm vụ để nhận thêm NB. Một nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc được nhận 30 NB, một nhiệm vụ hoàn thành vào cỡ Tốt được nhận 20 NB.

* Tiền trong PR Team

- Tiền trong PR Team gọi là Public Relations, gọi tắt là PRđ (hoặc PR). PRđ không có giá trị quy đổi ra tiền thật.

- Mỗi PRđ bằng 3 NB. Có thể đổi tiền tại Team's Bank.

- PRđ có thể giao dịch ở bất cứ nơi nào thuộc Review - PR Team bao gồm cả Cửa hàng bút nghiên, Bán chữ đầu xuân, hoặc thậm chí là Lĩnh lương Review.

- PRđ không có bảng xếp hạng, xếp hạng chung vào Xếp hạng NB.

*
Tiền trong Beta Reader Team (Lập topic thảo luận vào ngày 15/2/2018).

- Tiền trong Beta Reader Team gọi là BRTđ hay BR. BR không có giá trị quy đổi ra tiền thật.

- BR có thể giao dịch trong tất cả mọi dịch vụ của PR - Review - Beta Team.

- Một BR bằng 1/2 NB, bằng 1/6 PRđ.

- BR không có bảng xếp hạng, xếp hạng chung vào Xếp hạng NB.

Tag: @Hana-chan
 
- Dĩ nhiên, có cộng thì cũng có trừ:

+ Người xếp hạng chót sẽ bị trừ đi 50 NB cho người thứ hai.

+ Người xếp hạng áp chót sẽ bị trừ đi 30 NB cho người thứ ba.

+ Người vi phạm nội quy ở trang chủ của Review Team sẽ bị trừ đi:

* Lần đầu: 50 NB kèm theo hình phạt đã quy định.

* Lần hai: 100 NB kèm theo hình phạt đã quy định.

* Lần ba: 200 NB (Có thể ÂM) kèm theo hình phạt đã quy định.

+ Người xếp hạng áp chót ba lần liên tiếp sẽ bị trừ đi 200 NB.

+ Người xếp hạng chót ba lần liên tiếp sẽ bị trừ đi 250 NB.

+ Người xếp hạng áp chót bốn lần liên tiếp trở lên sẽ bị trừ đi 500 NB và bị vô hiệu hóa tài khoản 2 ngày.

+ Người xếp hạng chót bốn lần liên tiếp trở lên sẽ bị trừ 1000 NB và bị vô hiệu hóa tài khoản 5 ngày, có nghĩa là những post trong 5 ngày đó sẽ bị xóa đi.

+ Người xếp hạng áp chót tám lần liên tiếp trở lên (kinh khủng) sẽ bị trừ đi 1000 NB và bị vô hiệu hóa tài khoản 10 ngày.

+ Người xếp hạng chót tám lần liên tiếp trở lên (kinh khủng) sẽ bị trừ đi 5000 NB và bị vô hiệu hóa tài khoản vĩnh viễn (lý do: không cố gắng vươn lên), có nghĩa là kick.
 
Quy chun chính ttrong tiếng Vit
Là một diễn đàn về văn hóa đọc, việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt được đề lên hàng đầu.

Cấm tất cả các bài viết có những lỗi chính tả Tiếng Việt sau:

- Dùng ngôn ngữ chat, cố tình sửa từ ngữ tiếng Việt, ví dụ: hok, j,... (nhìn chung là các từ không thể đánh vần được).

- Dùng tiếng địa phương có lỗi chính tả, ví dụ nhầm lẫn chữ "l" (phát âm đúng: "lờ") và "n" (phát âm đúng: "nờ").

- Viết tiếng Việt không dấu.

- Viết hoa cả câu. Tiêu đề bài viết nếu toàn chữ in hoa cũng là vi phạm.

- Đầu câu không viết hoa. Tiêu đề bài viết không mở đầu bằng chữ hoa cũng là vi phạm. Cuối câu không có dấu kết câu.

Riêng trường hợp các từ viết tắt thông dụng, ví dụ: KO (không), DC (được), NG (người)... Review Team khuyến cáo các bạn hạn chế sử dụng trong bình luận và CẤM sử dụng trong các tác phẩm (ở đây là tác phẩm review)

Với bài nội dung thuộc review: Bắt buộc phải tuân thủ tới từng dấu câu. BQT sẽ nhắc nhở và xóa bài nếu tác giả không sửa lại theo đúng chuẩn.

Với các bài khác (bình luận, thảo luận...): BQT sẽ nhắc nhở khi lỗi chính tả là lỗi hệ thống (tức khi bạn chưa hiểu đúng về luật chính tả, việc vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần), các lỗi do đánh máy có thể bỏ qua (nhưng vẫn khuyến khích bạn đọc lại bài 1 lần để rà soát về chính tả trước khi đăng). Riêng với lỗi không viết hoa đầu câu và thiếu dấu kết câu vẫn xóa bài.

Các lỗi sai cơ bản khi viết văn:

1. Đặt thừa, thiều khoảng trống trước dấu câu
. VD: Ai ?, " Kệ tôi"...

Các bạn cần nắm được các nguyên tắc cơ bản sau:

a, Các dấu phân cách câu, phân cách ý (phẩy, chấm, chấm cảm, chấm lửng, chấm hỏi, hai chấm) đứng liền sát với nội dung phía trước và có khoảng trống với nội dung tiếp theo.

b, Khi sử dụng các cấu ngoặc, nội dung cần liền sát với cả ngoặc đóng và mở.

c, Khi dùng dấu gạch ngang cần có khoảng trống cả trước và sau dấu. Chú ý phân biệt với dấu gạch nối.

d, Chú ý không có dấu gạch dưới _ trong viết văn.

2. Sử dụng số đếm.

Ngoại trừ số đếm là danh từ và chỉ thời gian (VD: lớp 10A, năm 1945) thì mọi số đếm khác đều cần được biết dạng chữ. Thậm chí mình thấy nhiều sách kể cả ngày tháng năm đều viết dạng chữ.

3. Viết tắt.

Phổ biến là viết tắt về thời gian (VD: 2h) và các số đo cơ bản (VD: 20km, 1kg)
Những kiểu viết trên chỉ sử dụng khi làm toán, còn ta viết văn thì phải viết đúng cách đọc.

VD: 2h bạn sẽ đọc là "hai giờ" chứ không phải "hai h" nên bạn buộc phải viết là "hai giờ" hoặc "2 giờ". Tương tự cho các trường hợp khác.

4. Không thống nhất trong cách đánh dấu phân biệt lời thoại và lời dẫn.

Hiện có 2 cách là dùng ngoặc kép và dùng gạch ngang. VD:

"Anh yêu em." Tôi nói.

- Anh yêu em. - Tôi nói.

Khi sử dụng ngoặc kép thì không cần dấu gạch ngang phân cách nữa. Nhiều bạn dùng cả 2.

CHUẨN VỀ CHÍNH TẢ

Dấu câu

Tiếng Việt sử dụng 16 dấu (trong đó có 10 dấu câu): Dấu cách ! ( ) , . : ; ? [ ] { } “ ” ...

1. Về dấu cách, trước và sau mỗi dấu câu, chúng ta tuân theo một quy ướcVới các dấu câu chỉ có một thành phần như dấu phẩy (,), chấm (.)... thì dấu câu đứng liền kí tự phía trước, sau dấu câu là một khoảng trống.

2. Với dấu câu gồm hai thành phần như ngoặc đơn, ngoặc kép, ngoặc nhọn thì bên ngoài của dấu sẽ là khoảng trắng, nội dung bên trong liền sát với dấu.

3. Giữa hai dấu câu không có dấu cách, trừ khi chúng thuộc hai câu khác nhau. Luật 3 này có giá trị hơn hai luật trên.

VD:

Cách sử dụng dấu câu.

Số
  • Dùng dấu phẩy là dấu thập phân. Thí dụ: 3,14.
  • Dùng dấu chấm để phân nhóm. Thí dụ 1.234.567.
Đơn vị

Giữa số và đơn vị luôn có một dấu cách phi dãn (no-break space - NBSP).
Một vài thí dụ: 2,34 cm, 250 GB,...

[Cập nhật] Trường hợp % vẫn viết liền với chữ số vì đây không phải đơn vị mà chỉ là kí hiệu cho phép toán thể hiện tỉ lệ.

Theo: https://en.wikipedia.org/wiki/Percentage

Ngày tháng
  • Ngày tháng dạng dài: Thứ hai, ngày 15 tháng 6 năm 2009.

  • Ngày tháng dạng ngắn: 15/6/2009 hoặc 15/06/2009 hoặc tháng 6/2009.

  • Giờ dạng dài: 16 giờ 10 phút 28 giây.

  • Giờ dạng ngắn: 16:10:28.
Chính tả

Bạn có thể kiểm tra mình viết đúng chính tả hay không (dấu hỏi hay ngã, ch hay tr, c hay t...) bằng cách tra từ điển. Có thể tra trực tuyến trên Wiktionary tiếng Việt hoặc Từ điển tiếng Việt của Hồ Ngọc Đức. Google cũng là một cách rất tốt để kiểm tra.

Vị trí dấu thanh
  1. Gặp một chữ có 1 nguyên âm chứa dấu mũ, dấu ngoắc như Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, thì đánh dấu lên đó. Thí dụ: “Tuấn”, “tập”, “viết”. Nếu có hai (như ƯƠ), thì đánh dấu lên nguyên âm sau (Ơ). Thí dụ: “đường”, “được”.

  2. Gặp một chữ có phụ âm cuối, thì đánh dấu lên nguyên âm chót. Thí dụ: “hoàng”, “hoạt”, “toán”, “coóng”. Nếu không có thì đánh dấu lên nguyên âm áp chót. Thí dụ: “họa”, “hòe”, “hủy”. (Dĩ nhiên gặp một chữ chỉ có một nguyên âm thì chỉ còn cách là đánh dấu lên nguyên âm đó thôi).
Viết hoa
  1. Viết hoa vì phép đặt câu: viết hoa sau các dấu câu (dấu chấm câu, dấu chấm than, dấu chấm lửng...);

  2. Viết hoa danh từ riêng chỉ tên người;

  3. Viết hoa tên địa lí;

  4. Viết hoa tên cơ quan, tổ chức: viết hoa chữ cái đầu của các âm tiết của các thành tố chỉ tên loại, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức;

  5. Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa. Thí dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,...
“i ngắn” hay “y dài”?

Dựa theo tài liệu của ĐHKHXH&NV: https://ussh.vnu.edu.vn/van-de-phan-biet-viet-i-ngan-va-y-dai/2070
  1. Trường hợp đứng sau 6 phụ âm /h, k, l, m, s, t/, về cơ bản, cũng đã hình thành một thói quen: viết i ngắn khi là từ thuần Việt; viết y dài khi là từ Hán Việt.

  2. Nguyên âm đứng một mình (âm tiết độc lập) thì sẽ viết i ngắn nếu là từ thuần Việt : ỉ (eo), ì (à) ì (ạch), (béo) ị, (ầm) ĩ,... và y dài, nếu là từ Hán Việt: ý (kiến), (lưu) ý, y (sĩ), (chuẩn) y,...

  3. Nguyên âm đứng đầu âm tiết, có tổ hợp nguyên âm hoặc nguyên âm đôi, viết y dài: yêu (quý), yểu (điệu), yến (tiệc), yêng (hùng), huỳnh huỵch,...

  4. Trong các âm tiết nửa mở, có nhiều trường hợp thể hiện bằng hai con chữ i, y nhưng thực chất có sự khác biệt (do sự nhầm lẫn chính tả). Nếu là tổ hợp nguyên âm [wi], như trong các từ quy (tắc), (thâm) thúy, (ma) túy, (xương) tủy, quỵ lụy... thì viết y dài. Nếu là tổ hợp nguyên âm [uj], như trong các từ cúi (đầu), túi (quần), tủi (hổ), xúi (bẩy), (tàn) lụi... thì viết i ngắn.
P/s: vấn đề "y" hay "i" tốt nhất các bạn tra từ điển nếu có sự phân vân hay tranh cãi.

(Theo Gác Sách)
 
Yêu cu dành cho thành viên ca Review Team
- Hãy tự hỏi mình rằng vì sao bạn tham gia Review Team?

- Nếu bạn tham gia chỉ để làm cảnh thì nói thực, mong bạn hãy nghiêm chỉnh hơn. Review Team được lập ra vì những người yêu Review, nên tôi mong những người tham gia Review Team hãy dự các event của Review Team bằng cả tấm lòng và tình yêu.

- Hãy chấp nhận nhiệm vụ.
 
×
Quay lại
Top