Cách vẽ người bằng bút chì đẹp nhất

pentelsharp

Thành viên
Tham gia
13/12/2016
Bài viết
5
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách vẽ người bằng bút chì đẹp nhất với 3 kỹ thuật cơ bản.

1. DƯNG HÌNH


Về phương pháp dựng hình: Ước lượng và so sánh bằng tương quan là phương pháp đúng.

– Sử dụng phương pháp ước lượng: Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ước lượng chính xác hơn đo bằng que đo.

– Sử dụng phương pháp so sánh: Phương pháp này rất quan trọng cần phải luyện tập lâu dài nếu muốn vẽ người bằng bút chì đẹp. So sánh ở đây là so sánh tỉ lệ các đoạn hình: VD chiều dài cánh tay so với bờ vai. So sánh tỉ lệ hình phẳng bằng cách nối các điểm lại với nhau (đơn giản hoá, hình học hóa). Phải liên tục so sánh và so sánh trong suốt quá trinh dựng hình như một phản xạ. Que đo chỉ dùng để hỗ trợ (cũng dùng để đo nhưng chỉ đo 1 lần những đoạn chính lúc bắt đầu vẽ). Dựng hình nghĩa là dựng khối chứ không phải vẽ đường viền cho tượng. Khi dựng cần tách bạch các khối, vd khối ụ mày với khối mũi, khối mắt… là những vị trí hình dễ bị sai.

Luyện tập dựng hình chính là cách thức người vẽ nghiên cứu KHỐI. Khối có khối lớn và khối nhỏ. Trước tiên, coi sọ là khối cầu, với những đặc điểm sáng, tối, phản quang tương tự. Tương tự, với những khối nhỏ như mắt, mũi, miệng, cổ lần lượt được đưa về các khối kỉ hà. Nghiên cứu tượng ở nhiều góc khó như từ trên xuống, từ dưới lên, góc 3/4 từ phía sau… để hiểu rõ khối, thấy được sự chi phối của luật phối cảnh: những đường thẳng song song gặp nhau tại 1 điểm ở vô cực. Do đó coi trục mắt, trục mày, trục gò má là các đường thẳng song song, sẽ nhận ra góc lệch giữa chúng.

2. ĐÁNH BÓNG

– Đánh bóng thì nên đánh tổng quát từ trên xuống một lượt. Rồi phân mảng đậm nhạt, đừng nên tậo trung đánh một chỗ. Sau đó mới tìm ra chỗ phản sáng tức vùng sáng nằm trong tối.

– Cách đánh nền không nên quá xa lạ với cách đánh bóng tượng. Đặc biệt đừng làm không gian nền bị gián đoạn giữa 2 bên sáng tối của tượng. Nhớ đừng để tay chạm vào bài. Có thể kê tờ giấy nilon lên trên hoặc chỉ tỳ ngón út xuống bài vẽ thôi.

3. TẠO PHẢN QUANG

– Tối đánh trước còn sáng phản quang nên kểt hợp để lấy luôn hay để riêng một khoảng thời gian để lấy.

– Di lớp này chồng lên lớp khác, đến khi nào đạt thì thôi, sau đó dùng tẩy chậm bớt những một số chỗ để tạo phản quang, khi lên bóng tay càng nhẹ nhàng càng tốt.

– Ngoài cách lấy gôm chậm bớt ra thì có thể để ý tạo ngay từ đầu bằng cách đánh những nét hơi đậm ở đường ranh giới sánh tối, kéo về phần tối . Cách này dễ gây ra hiện tượng “chớp” nếu bạn không giữ được đúng hệ thống sáng tối lớn.

3. ĐAN CHÉO NHAU (CARO)

Thực ra khi nói caro thì không phải các nét giao nhau tạo thành những hình vuông mà là tạo thành những HÌNH THOI. Các lớp nét đúng là phải theo đổi độ chéo cho khéo, dứt khoát lớp sau đậm hơn lớp trước. Tránh cứ đánh nhiều lớp mà độ đậm không đổi tại cùng 1 vị trí >> sẽ làm ” lì ” bài .

4. NHẤN CHÌ ĐẬM

Nhấn nền ở vị trí sáng nhất của tượng. Điều này thường tạo thành 1 vùng đen. Việc ” để ” vùng đen này như thế nào lại còn tuỳ vào sự khéo léo và cách nhìn của người vẽ. Nói chung có thể chồng từng lớp. Lớp sau đậm hơn và khu vực nhỏ hơn lớp trước. Nếu vẽ nam khỏa thân, vẽ tượng người bán thân thì phải khéo léo chọn lựa những vị trí nào áp dụng chuyện này. Nói chung nhấn chì đậm dùng để tách mẫu với nền.

Cũng theo họa sỹ Anh Giang thì có 2 cách thông dụng nhất để đi nét chì:

*Cách 1: Nhấn 1 đầu, buông đầu kia (cách này ai cũng làm được nhưng ít dùng)

*Cách 2: Hai đầu buông, nhấn vùng giữa, cách này khó hơn, đòi hỏi phải có sự luyện tập nhưng lại được sử dụng nhiều. Dùng cách này đan 2 mảng lại sẽ không để lại ngấn ở giữa.
 
×
Quay lại
Top