Cách vắt sữa mẹ bằng tay chuẩn nhất

ducdongpk

Thành viên
Tham gia
22/6/2016
Bài viết
0
Một số người mẹ thích cách vắt sữa bằng tay. Cách này có ưu điểm là ít tốn kém, giảm đau do căng sữa, có thể dùng sữa mẹ chà lên chỗ bị nứt, giúp giảm đau.

Trước tiên, bạn cần chuẩn bị bộ dụng cụ sạch để đựng sữa. Có thêm khăn sạch để lau, gần đó. Rửa tay bạn với xà phòng và nước. Tiếp đến, lau sạch vú với một chiếc khăn ướt để làm sạch cả khu vực xung quanh núm vú.

Dùng ngón tay cái, ngón tay trỏ và ngón giữa, tạo thành chữ C bao quanh quầng vú. Các ngón tay nên cách quầng vú 1-2 cm. Với hình dạng chữ C như thế, bạn thử nhẹ nhàng đẩy vú về phía trước. Ép nhẹ ngón tay cái và ngón tay trỏ vào nhau để tạo lực vắt sữa nhưng không được kéo hay giật. Hình dung các ngón tay của bạn đang giúp sữa chảy từ trung tâm ra khỏi đầu ti.

Thay đổi vị trí của bàn tay bạn để tay chạm vào tất cả các ống dẫn sữa. Hãy di chuyển bàn tay bạn từ trên xuống dưới, từ phải qua trái, xoay như kim đồng hồ. Dừng lại khi sữa đã ngừng ra.

Lưu trữ

Sau khi vắt, bạn có thể chuyển sữa vào bình hoặc cốc và cho bé ăn ngay lập tức. Hoặc có thể bảo quản trong tủ lạnh (sữa tươi ngon trong vòng 1 tuần). Cũng có thể đông lạnh sữa với túi (hộp nhựa) chuyên dụng.

Sữa đông lạnh không khác với những thực phẩm khác:

- Nên ghi ngày tháng trên bao bì.

- Không làm đông lạnh rồi rã đông nhiều lần.

- Sử dụng các lô hàng cũ trước khi dùng các lô hàng mới.

Nếu tủ lạnh được đóng – mở nhiều lần, hãy dùng sữa mẹ tối đa trong vòng 2 tháng. Nếu có tủ đông chuyên dụng (ở -20 độ) thì sữa được bảo quản tối đa trong 12 tháng.

Rã đông và sử dụng

Hãy mang sữa ra khỏi tủ đông lạnh và đặt nó dưới một vòi nước ấm đang chảy. Hãy lắc đều để các thành phần chất béo quyện vào nhau (đôi khi chất béo bị tách ra).

Khi sữa ấm, hãy đổ sữa vào bình hoặc cốc cho bé.

Lưu ý: Sữa mẹ kém chất lượng nếu nó có mùi chua. Không dùng lò vi sóng hoặc đun sôi sữa mẹ vì nó sẽ phá hủy các enzyme và các chất kháng thể có trong sữa.

Lưu ý khi nặn sữa bằng tay

Vì nhiều lý do bé không thể bú trực tiếp sữa mẹ trong khi đây lại là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số lưu ý cho bà mẹ khi nặn sữa bằng tay.


Vì sao mẹ phải tự nặn sữa?

Có nhiều trường hợp bà mẹ phải nặn sữa để nuôi con. Đó là những trường hợp khi người mẹ không thể tiếp xúc với bé thường xuyên do trẻ bị ốm, trẻ sinh non đang cần chăm sóc đặc biệt, hoặc mẹ quá bận bịu với công việc đột xuất nào đó… nhưng vẫn muốn cho trẻ uống sữa mẹ thay vì các sản phẩm sữa khác.
Cũng có trường hợp người mẹ phải tự nặn sữa do cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi ngực quá căng.

Cách nặn sữa

Bà mẹ có thể tự nặn sữa bằng tay hoặc máy hút sữa. Có nhiều loại máy hút sữa với kích cỡ và kiểu dáng khác nhau thích hợp với ngực của nhiều phụ nữ, giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu. Do đó, bạn nên tham khảo kỹ sự tư vấn cũng như xem qua trực tiếp trước khi chọn mua sản phẩm này. Các bà mẹ cần đảm bảo bình chứa và máy hút luôn được vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng trước khi sử dụng.


Tuy nhiên, thông thường nhiều người mẹ cảm thấy việc nặn sữa bằng tay dễ dàng và thoải mái hơn dùng máy hút, nhất là vào những ngày đầu tiên khi sinh em bé. Việc sử dụng cách nào là tùy thuộc vào thói quen và ý muốn của bạn.

Vài lưu ý khi nặn sữa bằng tay:

Lưu ý khi nặn sữa bằng tay - Chăm sóc bé - Cho con bú sữa mẹ


Trước khi nặn, hãy rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm, massage ngực một chút trước khi tiến hành nặn.
Đặt tay để nặn ở phần quầng đen xung quanh đỉnh vú.


Bóp nhẹ nhàng. Đặt ngón cái và các ngón còn lại theo hình chữ C (theo hình trên).
Nặn nhịp nhàng. Cố gắng không để các ngón tay trượt trên da. Lần đầu tiên nặn sữa, chỉ có vài giọt xuất hiện. Sau đó, sữa sẽ chảy thành dòng mạnh và bạn có thể nặn dễ dàng vào các lần tiếp theo.


Nếu sữa không chảy, di chuyển bàn tay gần đỉnh hoặc xa hơn để tìm vị trí tốt nhất. Massage ngực thêm một lúc và thử lại.

Lưu trữ và sử dụng sữa thế nào?

Sữa cần chứa trong một bình khử trùng. Thời hạn lưu trữ sữa như sau:
Trong tủ lạnh tối đa 2 ngày.
Lưu trữ được 2 tuần trong ngăn đá tủ lạnh.


Cho bé uống sữa ngay sau khi rã đông. Sữa mẹ sau khi rã đông vẫn còn chất lượng tốt hơn so với sữa bột, sữa đặc khác. Không tái đông lạnh sữa lần nữa khi nó đã tan.
Bé có thể uống sữa khi còn hơi lạnh. Bạn nên ngâm bình sữa trong nước ấm để tăng nhiệt độ sữa bằng nhiệt độ cơ thể người. Không nên hâm nóng sữa bằng lò vi sóng.
Nếu em bé của bạn đang được chăm sóc trong bệnh viện vì sinh non hoặc bị bệnh, bạn có thể liên hệ với nhân viên y tế để lưu trữ sữa của mình dành cho bé uống.

Vẳt sữa mẹ: Nên vắt bằng tay hay dùng dụng cụ hút?

Nhiều bà mẹ vì một lý do nào đó nên không thể cho con bú trực tiếp, phải dùng đến biện pháp vắt sữa. Vậy cách vắt thế nào và bảo quản ra sao? Sau đây là một số giải đáp các bà mẹ có thể tham khảo...

Theo nữ hộ sinh Lê Thị Phê (bệnh viện Từ Dũ) cho rằng, hút bằng dụng cụ hay tay cũng sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quầng vú là nơi tập trung nhiều nang sữa, do đó khi dùng dụng cụ hút, nên đặt phễu hút vừa ngay quầng vú. Tùy theo loại máy thì thao tác đầu tiên phải nhẹ nhàng để kích thích sữa tiết ra.

Trường hợp bị đau là do ngay từ thao tác đầu tiên đã quá mạnh tay hoặc đặt phễu không ngay quầng vú. Vắt một bên xong khoảng 5-6 sáu phút sau, chuyển sang vắt bên kia. Đối với vắt tay thì dùng ngón trỏ và ngón cái đặt ngay quầng vú và ấn nhẹ nhàng. Nên dùng tay bên này vắt cho vú bên kia sẽ thuận hơn.

Dụng cụ hút sữa được sử dụng trong những trường hợp muốn duy trì nguồn sữa mẹ nhưng không thể cho con bú, cụ thể như: bé sinh thiếu tháng (gửi dưỡng nhi), mẹ bị bệnh lý về vú (núm vú lõm, đầu vú ngắn), cho con bú không đúng cách (căng sữa nhưng sữa không ra được, nứt đầu vú).
Trên thị trường hiện nay, có ba loại dụng cụ hút sữa cơ bản: bóp bằng bóng, hút bằng ống piton và hút bằng điện. Loại đơn giản cho đến cao cấp có giá từ vài chục ngàn đến cả triệu đồng.

Một số ý kiến khác cho rằng dụng cụ hút sữa và làm núm vú to. Bác sĩ Lê Thị Thu Hà - trưởng khoa hậu sản C (bệnh viện Từ Dũ) cho biết, chưa ghi nhận được trường hợp nào núm vú bị to do sử dụng dụng cụ hút sữa, vấn đề này có thể do tâm lý.

3. Bảo quản sữa.

Sữa mẹ chính xác là loại sữa tươi được sản xuất và sử dụng ngay tại “nguồn”, không phải qua một khâu xử lý nào. Sữa tiết ra do dụng cụ hay tay đều cho chất lượng như nhau. Tuy nhiên, cách bảo quản sữa còn quan trọng hơn cả việc hút sữa để tránh mất các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hay ảnh hưởng đến đường tiêu hoá của bé.


Theo hướng dẫn của nữ hộ sinh Lê Thị Phê, sữa vắt xong, bảo quản sạch ở nhiệt độ bình thường trong vòng 8 giờ. Nếu để tủ lạnh thì không được để ngăn đá, không được hâm sữa vì sẽ làm mất kháng thể trong sữa mẹ, các vitamin, bạch cầu.

Khi dùng dụng cụ hút sữa, người mẹ nghĩ đến con sẽ khiến sữa mới tiết ra nhiều hơn. Sữa mẹ được tiết ra theo cơ chế phản xạ. Khi bé mút vú mẹ tạo một phản xạ dẫn luồng thần kinh lên não mẹ, kích thích tuyến yên, tiết ra nội tiết tố prolactine vào máu dẫn đến các tế bào tạo sữa ở các nang sữa của tuyến vú để chuẩn bị sữa cho kỳ bú sau. Đồng thời khi bé bú phản xạ cũng kích thích thuỳ sau tuyến yên tiết ra một nội tiết tố oxytocine có tác dụng co cơ, co bóp các cơ quanh nang sữa và co cơ tử cung (đau bụng dưới), làm tống xuất sữa, phun sữa ra ngoài (bé bú bên này vú bên kia chảy sữa). Điều này còn lý giải nguyên nhân tại sao nếu người mẹ cho con bú trực tiếp, được ôm ấp con thì sữa sẽ tiết ra nhiều hơn.

Tham khảo thêm cách bảo quản sữa mẹ

Sau khi hút sữa bằng máy hút sữa có thể lượng sữa sẽ phải sử dụng từ 8h – 24h, hoặc có thể nhiều hơn. Bạn có thể tham khảo một số cách trữ sữa mẹ hiệu quả sau mà không làm mất lượng dinh dưỡng trong sữa:

Trữ sữa tại nơi làm việc thế nào:

Với trường hợp các mẹ phải đi làm sớm, kinh nghiệm và phương pháp trữ sữa vô cùng quan trọng. Mẹ có thể tận dụng bằng cách mang máy theo hút sữa theo nếu công ty có tủ lạnh.

Cách làm: Hút sữa 2 lần, 1 vào buổi sáng và 1 vào buổi chiều. Sữa sau khi vắt sẽ được để vào ngăn mát của tủ lạnh. Trước khi ra về, viên đá khô lấy từ ngăn đá sẽ được cho vào túi giữ ấm/lạnh cùng với 2 bình sữa.
Trữ sữa tại nhà và cấp đông thế nào để đúng cách và đảm bảo dưỡng chất:

- Trữ sữa ở đâu:

Chúng ta chứa sữa mẹ trong bình sữa chuẩn bằng nhựa hoặc bằng thủy tinh.

- Cach sắp xếp:

- Xếp thành hàng ngang, bình ngoài cùng bên trái là bình cũ nhất, bình ngoài cùng bên phải là mới nhất. Ghi chú từng bình ngày hút để bé dùng từ cũ tới mới.
- Rã đông sữa bằng cách tự nhiên: bỏ sữa xuống ngăn mát vào tối hôm trước đó. Sau đó hâm nóng sữa bằng cách đặt bình sữa vào chén nước ấm. Cho trẻ sử dụng sữa hoặc có thể tiếp tục bảo quản ở tủ lạnh thêm 24 giờ nữa. Không nên làm đông lạnh sữa lần thứ hai. Tránh rã đông bằng ló vi sòng, vì lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể chống nhiễm trùng trong sữa mẹ. Ngoài ra, lò vi sóng có thể tạo ra các “hạt nóng” có thể gây phỏng con bạn.

- Sữa để ngăn mát không nên để quá 36h. Thời gian trữ sữa ở ngăn mát tốt nhất trong khoảng 24h sau khi vắt.
- Chúng ta có thể bảo quản sữa mẹ bao lâu:

• 72 giờ trong tủ lạnh

• 1 tháng trong ngăn đá

• 3 tháng trong tủ đông (mặc dù có thể làm giảm mất lượng kháng thể trong sữa)

Lưu ý: Khi bạn làm lạnh sữa, chất béo trong sữa sẽ tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt. Khi bạn làm ấm sữa, bạn nên lắc đều để tái phân bố lại lớp chất béo này.
Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc vắt sữa bằng dụng cụ. Hút sữa mang tính cơ học, hút mãi sẽ hết. Còn cho con bú trực tiếp sẽ kích thích sữa bài tiết nhiều hơn. Khi bé bú mẹ ngoài việc miệng ngậm vú, tay chân sờ người mẹ cũng sẽ tăng thêm tình cảm mẹ co

Có nên vắt sữa mẹ bằng dụng cụ hút sữa?

Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...). Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc vắt sữa bằng dụng cụ.

Một số thắc mắc của bạn đọc hỏi về lợi hại của phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ gián tiếp: vắt sữa để sẵn trong tủ lạnh cho trẻ bú khi mẹ vắng nhà; xử lý số sữa thừa bằng cách uống lại, lấy làm sữa chua... Chúng tôi đã liên hệ với TS.BS Khu Thị Khánh Dung, Phó giám đốc bệnh viện Nhi TƯ để nhờ giải đáp những thắc mắc này:

Hạn chế vắt sữa mẹ bằng máy

Bầu sữa của mẹ to hay nhỏ, đẹp hay xấu không ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Có nhiều bà mẹ có bộ ngực đồ sộ nhưng lại không nhiều sữa bằng mẹ ngực nhỏ. Đó là do tuyến sữa của từng người khác nhau. Mỗi ngày người mẹ có thể vắt sữa nhiều lần và sữa được vắt ra phải để ngay vào tủ lạnh. Trước đây, chúng ta khuyến khích các bà mẹ thừa sữa cho trẻ khác bú nhờ. Tuy nhiên, hiện có nhiều bệnh truyền nhiễm có thể lây qua sữa mẹ nên cách này đã được khuyến cáo không nên.

Thời xưa để vắt sữa mẹ, người ta chủ yếu dùng bằng tay. Giờ đây, các loại bình vắt, máy vắt sữa lần lượt ra đời. Thực tế chưa có trường hợp nào núm vú bị to ra do sử dụng dụng cụ hút sữa, vì vậy những lo ngại của một số bà mẹ có thể do tâm lý. Cũng không có chuyện vắt bằng các dụng cụ sữa sẽ không nhiều và mất dần đi. Vắt bằng máy hay bằng tay đều như nhau và đều sẽ bị đau nếu không làm đúng cách. Quan trọng là bảo đảm vệ sinh khi vắt sữa (luộc sôi bình sữa, dụng cụ vắt sữa, lau sạch đầu vú trước khi vắt sữa...). Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng việc vắt sữa bằng dụng cụ. Chỉ nên sử dụng trong những trường hợp muốn duy trì nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không thể như: trẻ thiếu tháng phải gửi phòng dưỡng nhi, mẹ bị bệnh lý về vú (núm vú lõm, đầu vú ngắn), mẹ bị căng sữa nhưng sữa không tiết ra được, nứt đầu vú gây nên áp xe vú, nhiễm trùng… Hút sữa mang tính cơ học, hút mãi sẽ hết. Còn cho con bú trực tiếp sẽ kích thích sữa bài tiết nhiều hơn. Khi bé bú mẹ ngoài việc miệng ngậm vú, tay chân sờ người mẹ cũng sẽ tăng thêm tình cảm mẹ con.

Làm sữa chua bằng… sữa mẹ?

Ai làm mẹ có lẽ cũng đã từng nghe lời khuyên của bác sĩ: “Sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ” và “Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu đời”. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để thực hiện thường xuyên việc này. Vì vậy sáng kiến vắt sữa cho vào bình và bảo quản trong tủ lạnh để trẻ uống cả ngày là rất tốt. Như vậy, trẻ vẫn được bú sữa mẹ khi mẹ đi làm vắng nhà, vừa đảm bảo đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà lại không bỏ phí sữa mẹ.

Tuy nhiên, cần lưu ý sữa trước khi cho trẻ uống phải ngâm nước ấm cho nóng lại. Tuyệt đối không đun bằng lửa vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất kháng thể. Ở nhiều nước có ngân hàng sữa mẹ, do sữa đã được tiệt trùng theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên có thể để lâu hàng tuần hay đến cả tháng. Riêng với Việt Nam hiện chưa có ngân hàng này, sữa mẹ khi vắt ra thiếu các điều kiện bảo quản, nên để đảm bảo chất lượng và không mất vệ sinh thì chỉ nên cho trẻ dùng trong ngày.

Trong thực tế cũng có không ít bà mẹ vì tiếc nguồn sữa đã vắt ra nhưng trẻ bú không hết nên đã tận dụng uống lại. Điều này cũng tương tự như cho trẻ dùng sữa mẹ, không hại gì, miễn vẫn bảo đảm vệ sinh. Gần đây, lại có thêm sáng kiến tận dụng lượng sữa dư này để làm sữa chua. Xét về giá trị dinh dưỡng, sữa mẹ làm sữa chua cũng rất ngon và bổ nên có thể sử dụng giống như dùng sữa thông thường. Tuy nhiên xét về giá trị nhân văn, lấy sữa mẹ ra làm sữa chua để bán hay cho nhiều người thưởng thức là không nên, chưa kể lấy nhiều quá còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người mẹ. Vì vậy sáng kiến trên chỉ nên áp dụng với lượng sữa trẻ bú còn thừa và chủ yếu để cho người mẹ hay trẻ sử dụng.
 
×
Quay lại
Top