Cách tốt nhất để xoa dịu căng thẳng

nhipcautre0904

Keep moving forward
Thành viên thân thiết
Tham gia
6/3/2012
Bài viết
4.114
Tôi đã biết rằng tôi không nên gửi lá thư mà tôi vừa mới viết. Tôi viết nó trong sự bực dọc và giận dữ, và tất cả chúng ta đều biết rằng việc gửi một lá thư như thế thì quả là ngu ngốc. Nhưng tôi vẫn muốn gửi nó đi. Vì vậy tôi chuyển lá thư ấy tới một người bạn, người rất rõ tình huống này với tựa đề “Tôi có nên gửi nó không?”.

Cô ấy đáp lại ngay lập tức rằng “Cậu đừng gửi nó trong tối nay. Nếu cậu cảm thấy cậu muốn gửi nó thì tớ nghĩ thật là sai lầm!. Việc đó chẳng có ý nghĩa gì cả!”

“Ừ, cảm ơn cậu”. Tôi đáp lại.

Ba phút sau đó tôi vẫn gửi nó và hiện bcc với cô ấy. Và thế là cô ấy ngạc nhiên hỏi tôi : “Sao cậu lại đổi ý định nhanh thế?”.

“Đâu có”. Tôi trả lời. “Lý trí của tớ hoàn toàn đồng ý với cậu. Nhưng nó lại không phải là người gửi lá thư đó, là cảm xúc của tớ kìa. Và giờ thì tớ thấy ổn hơn rất nhiều!”.

angry-laptop.jpg

Phần lớn thời gian, tôi là một con người chuyên nghiệp, tập trung, biết cảm thông, suy nghĩ khá kỹ càng và rất lý trí. Nhưng để có được điều đó, nó khiến tôi phải nỗ lực rất nhiều, và bạn biết đấy, tôi cũng mất kiểm soát định kỳ. Có thể tôi viết một lá thư trong sự nóng giận và nó chẳng phù hợp tí nào. Hoặc tôi quát tháo bọn trẻ khi chúng chẳng chịu lắng nghe. Hay tôi mất đi sự bình tĩnh của mình lúc trả lời điện thoại với người chăm sóc khách hàng khi mà cô ta dường như muốn lờ đi ý kiến của tôi.

Trông chúng giống như tôi đang có vấn đề về sự giận dữ, nhưng không phải. Tôi đang gặp phải vấn đề về stress. Và kết quả của việc khi tôi bị tổn thương, đó là nó sẽ nhanh chóng dẫn tới sự giận dữ. Trong những giây phút mà sự căng thẳng trở nên bùng nổ, lý trí của tôi hầu như không có cơ hội để chống lại nó. Điều đấy giống như việc bạn đang cố gắng nói chuyện lý lẽ với một con bò đang chạy tán loạn vậy.

Bạn biết không, lý trí và căng thẳng nói theo những ngôn ngữ khác nhau. Lý trí nói ngôn ngữ của tâm trí còn căng thẳng lại nói bằng ngôn ngữ của thể chất. Lý trí lại “thích” từ ngữ, còn căng thẳng lại “chuộng” hành động. Lý trí có thể đưa ra rất nhiều lời khuyên mà chúng ta muốn, nhưng cơ thể chúng ta thì chiếm phần thắng nhiều hơn. Trong thực tế, nếu lý trí của chúng ta càng cố gắng ngăn chặn căng thẳng thì chúng lại càng trở nên bất ổn hơn.

Nếu như bạn cố gắng dừng thứ cảm xúc căng thẳng này, bạn sẽ hình dung được nó theo đúng nghĩa đen đó là nó khá giống như luồng năng lượng đang chảy trong người bạn. Chúng ta sống với năng lượng đó trong suốt khoảng thời gian, và thông thường, nguồn năng lượng đó lại rất hữu ích – nó giữ cho chúng ta luôn tràn đầy sức sống và sẵn sàng để hành động.

Nhưng nếu cứ định kỳ, bạn ngày một phản kháng nó, thì mức độ căng thẳng lại càng đẩy lên cao và đi xa khỏi sự hữu ích vốn có. Một khi điều đó xảy ra bạn sẽ khó lòng mà kiểm soát hành động của mình.
cookiemonster2-fb.jpg

Hãy nghĩ căng thẳng như một con quái vật, nó sống trong cơ thể bạn và nó “ăn” bằng những điều không chắc chắn. Bạn có biết, “món ăn” mà con quái vật cảm thấy thỏa mãn nhất là thứ bắt đầu từ câu nói: “Điều gì sẽ xảy ra nếu…?”. Điều gì sẽ xảy ra nếu buổi thuyết trình thất bại? Điều gì sẽ xảy ra nếu những dự án mình đang làm bị phản đối? Điều gì sẽ xảy ra nếu mình không có đủ thời gian để hoàn tất đống ngân sách đó? Điều gì sẽ xảy ra nếu những dự định của mình không làm hài lòng các nhà đầu tư? Điều gì sẽ xảy ra nếu công ty không đem lại lợi nhuận? Và vô số những câu điều gì sẽ xảy ra…

Sự không chắc chắn ngày càng nhiều, thì con quái vật càng được “ăn” nhiều hơn. Cuối cùng, khi áp lực vượt ra khỏi sự khống chế của cơ thể bạn chứng tỏ rằng nó đã quá lớn. Vào lúc đó, chỉ cần bạn mở hộp thư của mình ra, đọc một vài lá thư làm bạn nổi điên và rồi “BÙM”. Bạn biết điều gì xảy ra rồi đấy…

angrycustomer.jpg

Và đây là những điều thú vị tiếp theo: sau khi bùng nổ, bạn nghỉ ngơi một chút. Gửi lá thư tức giận đó thật là tuyệt phải không nào? Con quái vật đã biến mất!. Nhưng đó là chưa nói tới hậu quả: phản ứng của người nhận lá thư đó sẽ thế nào? Đó lại là một câu chuyện khác nữa!

Câu trả lời mà chúng ta cần giải đáp ở đây là: Làm sao để giải thoát áp lực mà không gây ra tổn thất?

Rất nhiều người trong chúng ta cố gắng chế ngự hoặc bỏ qua sự căng thẳng. Chúng ta thường cố gắng đặt nó xuống, bỏ nó qua một bên, thở đều hoặc vượt lên chính nó. Nhưng điều đó thật sai lầm! Tất cả chỉ làm con quái vật càng phát triển tự do, và chúng ta lại không hề chú ý đến điều đó. Cuối cùng, không hiểu lý do vì sao, chúng ta trở nên phát bệnh hoặc phát nổ!

Có một giải pháp tốt hơn đó là: Đừng cố gắng chế ngự cơn căng thẳng. Mà thay vào đó, hãy “nhảy múa” cùng với nó. :KSV@10:

Con quái vật muốn thoát ra ngoài? Cứ để nó thoát! Nhưng hãy làm như thế khi có những điều khoản đi kèm. Nếu bạn cần đối phó trong một thời điểm, vậy thì hãy tìm một nơi nào mà ở đó bạn có được sự riêng tư. Sau đó, khi bạn nắm chắc rằng sẽ không có hậu quả xấu, hãy để con quái vật có được bạn. Giải thoát bản thân bạn bằng cách đá, hét và đấm. Lúc đó bạn sẽ cảm thấy giống như là mình hoàn toàn mất kiểm soát vậy!

Kể cho các bạn nghe chuyện này nhé! Gần đây tôi đã có một khoảng thời gian vô cùng khó khăn khi giữ tất cả những căng thẳng trong lúc tôi đang lái xe chở ba đứa con của mình. Tôi giữ những căng thẳng đó đủ lâu cho tới khi tôi chở chúng về nhà. Và rồi khi đang ngồi trong xe một mình, tôi để cho con quái vật thoát ra ngoài. Tôi la hét, nguyền rủa, rồi đánh vào tay lái liên tục và liên tục. Điều ấy thì chả đẹp tí nào! Ai cũng nhìn thấy tôi qua cửa xe và họ đã nghĩ rằng tôi bị điên. Nhưng khoảng thời gian tôi trở về nhà, tôi lại cảm thấy như được trẻ lại. Và quan trọng nhất, tôi đã có thể là một người cha tốt.

Tôi đã hét vào những thanh gỗ, đập mạnh nắm đấm liên tục vào nệm của tôi, nhảy lên nhảy xuống dậm trên mặt đất giống như một đứa trẻ 5 tuổi đang tức điên. Ở những nơi gần mọi người, như là văn phòng, máy bay, khách sạn, tôi thường tìm tới phòng tắm để làm nơi trút giận. Tôi nhảy lên nhảy xuống và lắc lư mà không để cho giọng nói của mình lớn quá mức.

Nếu bạn thật sự không thể có được một nơi riêng tư, thì thay vì gửi lá thư đó như tôi, bạn có thể mở file word ra và viết bất cứ thứ gì bạn muốn viết trong cái lá thư đó. Hãy giải phóng bản thân, đấm thật mạnh vào bàn phím khi bạn đang gõ, dùng tất cả những ngôn ngữ tức giận mà bạn muốn viết. Hãy để con quái vật được thoát ra ngoài nào!

angry-computer-large.jpg

Còn bây giờ, xóa cái file đó đi nhé, làm cho quần áo thật thẳng thớm rồi chuyên nghiệp trở lại đi nào!

Cuối cùng thì căng thẳng là thứ mà bạn cố gắng kiểm soát nhưng bạn lại không thể làm được. Vì thế mà cố gắng kiểm soát căng thẳng chỉ làm nó trầm trọng hơn thôi! Giải thoát căng thằng một cách tự nhiên bằng những điều khoản đi kèm sẽ giúp bạn rất nhiều! Điểm mấu chốt ở đây chính là bạn hãy tạo một lối đi an toàn và có chủ ý để giúp sự căng thẳng được giải thoát trước khi nó phát nổ.

Bạn có muốn biết câu chuyện tiếp sau như thế nào không?...

296-am-rule-refresher-conversation-flash.jpg

Cũng đã không lâu trước khi nhận được phản hồi từ người mà tôi đã gửi lá thư đó, cô ấy rõ ràng rất khó chịu. Tôi đã uốn cong cơ bắp của mình và chắc hẳn cô ấy cũng thế. Lúc ấy, tôi đã được chuẩn bị. Tôi đi vào một căn phòng khác, nơi mà tôi chỉ có một mình, và rồi tôi la hét, nhảy và nện vào không khí. Sau một vài phút như vậy, tôi cảm thấy mạnh mẽ hơn và lấy lại cân bằng. Và rồi, tôi đã làm điều mà tôi cần phải làm, tôi cầm điện thoại lên, gọi cho cô ấy và chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện đầy lý trí! :KSV@11:
nhipcautre0904
Theo Forbes
 
Hiệu chỉnh:
Nói thiệt chứ đọc mấy bài viết làm sao để giảm stress rồi mà chẳng áp dụng thực tế nào được cho mình, tới lúc stress vẫn hoàn stress/váng cả đầu....
 
nhipcautre0904 Chàng ko phải bạch mã hoàng tử của em nên đâu bik ủi là gì :KSV@11:
 
Lúc căng thẳng thì ko kìm chế làm theo được như vậy :)
 
Nếu bạn tự tin vào bản thân, lạc quan về mọi việc và sẵn sàng cởi mở tiếp thu những vấn đề, giải pháp mới, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để thoát khỏi tình trạng căng thẳng.
 
xì trét.....a..................
 
×
Quay lại
Top