Cách thiết kế và bố trí ánh sáng cho nhà phố

seothanhtung

Thành viên
Tham gia
12/3/2019
Bài viết
0
Để không gian ngôi nhà có được ánh sáng hợp lý, đòi hỏi ngay từ đầu các kiến trúc sư phải tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố tự nhiên như hướng nhà, hướng gió, hướng mặt trời… để có thể lấy ánh sáng tự nhiên kết hợp hài hòa với ánh sáng nhân tạo, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày mà còn có tác dụng về mặt trang trí không gian theo mục đích của mỗi người.

Đối với thiết kế chiếu sáng phòng khách

Tư vấn thiết kế phòng khách nên bố trí nhiều đèn lớn với cường độ ánh sáng mạnh hơn hoặc có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên qua cửa chính, giếng trời hoặc đèn chiếu sáng phòng khách giúp cho không gian sinh hoạt tiện nghi và đẹp. Để thiết kế ánh sáng phòng khách bạn có thể lựa chọn ưu tiên lấy ánh sáng từ mái nhà như bố trí giếng trời, thiết kế cửa sổ cho tầng áp mái, tầng lửng hoặc lấy sáng từ mái nhà bằng các ô kính nhựa thông minh đối với không gian nhà cấp 4, nhà ống, nhà phố bị hạn chế lấy ánh sáng từ các mặt bên.

cach-thiet-ke-bo-tri-anh-sang1.jpg


Phòng khách dùng ánh sáng màu gì sẽ phụ thuộc vào màu sơn tường để có thể làm nổi bật màu sơn tường. Trường hợp phòng khách nhỏ hẹp có thể thiết kế ánh sáng phòng khách đẹp hơn nhờ vào việc tập trung xử lý chiếu sáng 1 bức tường của phòng khách và sử dụng các loại đèn âm trần.
Để tăng ánh sáng cho phòng khách nên lưu ý bố trí khoảng cách các bóng đèn đến tường bằng nhau.
Về cơ bản cách bố trí ánh sáng phòng khách nên tạo nhiều điểm sáng theo nhu cầu nhưng không nên thắp ánh sáng quanh tivi, gương, kính và cần ưu tiên ánh sáng tự nhiên, sử dụng đèn chùm để không gian thêm ấm cúng, tạo điểm nhấn.

Đối với hành lang, cầu thang

Thiết kế kiến trúc chiếu sáng hành lang, cầu thang thì nên dùng đèn áp trần để chiếu thẳng hoặc có thể sử dụng đèn vách để tăng độ uốn lượn, xinh đẹp cho cầu thang, hoặc sử dụng các loại ánh sáng gián tiếp là tốt nhất.

Thiết kế ánh sáng phòng ngủ

Phòng ngủ nên sử dụng các bóng đèn vàng tạo ánh sáng dịu nhẹ, đem lại cảm giác dễ chịu cho gia chủ. Nếu phòng ngủ kèm phòng học, làm việc thì nên chú ý lắp đặt các loại đèn chức năng cho vị trí bàn học. Hoặc cũng có thể dùng bóng đầu gi.ường để khi muốn đọc sách, nhưng nên tránh cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến người khác.

cach-thiet-ke-bo-tri-anh-sang2.jpg


Lưu ý đến việc bố trí thiết kế ánh sáng phòng ngủ cho trẻ sơ sinh, trẻ em cần có độ sáng thấp, tránh phòng ngủ nhiều ánh sáng quá mức khiến cho không gian quá sáng hay chiếu trực tiếp vào khu vực gi.ường, gây ảnh hưởng tới mắt và giấc ngủ của trẻ.

Đối với phòng bếp, phòng ăn

Phòng ăn thường sử dụng ánh sáng vừa phải kết hợp ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo, cần bố trí nhiều cửa sổ thông thoáng, tạo cho phòng ăn cảm giác dễ chịu khiến cho gia chủ có thể ăn ngon miệng hơn.

Ánh sáng nhà bếp cần được thiết kế chu đáo bởi nó là nơi hội tụ các nhu cầu sinh hoạt ăn uống của cả gia đình. Việc lấy ánh sáng cho nhà bếp có thể ưu tiên ánh sáng tự nhiên nhưng cũng cần có các bố trí ánh sáng phòng bếp bằng đèn điện khi không có ánh mặt trời.

Vị trí bố trí ánh sáng phòng bếp hiện đại thường có tủ bếp không gắn sát sàn. Vì vậy có thể bố trí ánh sáng phòng bếp ở dưới chân bếp. Thêm vào đó, không gian phòng ăn cần được đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng vừa phải và lắp đặt đèn có thể điều chỉnh hắt lên, xuống khi cần.

Đối với phòng học, phòng làm việc

Thiết kế chiếu sáng phòng học, phòng làm việc ngoài tận dụng ánh sáng từ các cửa sổ để lấy sáng tự nhiên, nhưng thường khá chói nên đa phần là sử dụng các loại ánh sáng nhân tạo. Thiết kế ánh sáng trong phòng học, phòng làm việc nên lưu ý lắp đặt ánh sáng chiếu từ phía bên cạnh, cách chỗ ngồi làm việc 60cm. Thiết kế chiếu sáng cho 1 phòng học nên có luồng ánh sáng thuận tay viết và cầm sách tránh tạo nên các bóng khiến gây khó khăn cho việc học.



Chọn màu ánh sáng đèn khi thiết kế chiếu sáng cho một phòng học cần lưu ý sao cho đảm bảo về hiệu ứng ánh sáng, tăng sức sáng tạo nhưng không ảnh hưởng tới khả năng quan sát của người dùng. Đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn ánh sáng phòng học, phòng làm việc để bảo vệ đôi mắt và giúp tăng hiệu quả, sáng tạo hơn khi sử dụng không gian này.

Đối với nhà vệ sinh

Phòng vệ sinh, phòng tắm là nơi thường xuyên được sử dụng trong không gian nhà ở nhưng lại thường ít được chăm chút, bố trí ở những nơi mang tính chất tận dụng, ít lấy được ánh sáng tự nhiên, ẩm thấp. Do đó, nếu bạn muốn thiết kế một không gian phòng tắm, vệ sinh thoải mái đừng quên cách tạo ánh sáng nhà vệ sinh đẹp và tiện dụng.

Nên ưu tiên ánh sáng phòng vệ sinh, phòng tắm có màu trắng bao gồm là ánh sáng mặt trời tự nhiên và bố trí đèn phòng tắm màu trắng.

Tư vấn kiến trúc với cách bố trí đèn nhà vệ sinh cũng nên lưu ý đặt ở vị trí ngang tầm mắt khi bạn ngồi vào bàn trang điểm hoặc cao hơn sàn nhà từ 1,5m đến hơn 1,6m, dao động tùy theo vị trí cũng như kích cỡ của gương soi. Công suất đèn chiếu sáng nhà vệ sinh ít nhất là 150w.

Nếu có bồn tắm nhỏ, có vách ngăn kính thì nên sử dụng chung đèn với khu vực vệ sinh và lắp đặt cố định trên trần nhà là tốt nhất.


Posted by Phán Quan
 
×
Quay lại
Top