Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất

Thuy Nga Nguyen

Thành viên
Tham gia
15/2/2017
Bài viết
3
cach-giao-tiep-voi-tre-tu-ky-hieu-qua.jpg

Những đứa trẻ tự kỷ có một thế giới riêng thuộc về chúng và chỉ có một mình chúng trong thế giới đó. Chúng bị bao quanh bởi các “bức tường kiên cố”, khiến những bậc làm cha mẹ và người chăm sóc chúng không thể tiến lại gần và giúp đỡ chúng.

Liệu có cách nào có thể giúp cha mẹ, người thân của những đứa trẻ tự kỷ giao tiếp được với chúng không, có thể đưa chúng thoát khỏi thế giới “cô đơn” của chứng tự kỷ hay không? - Tin vui là có một phương pháp tuyệt vời như thế, không chỉ giúp cha mẹ giao tiếp được với trẻ mà còn có thể giúp trẻ vượt qua chứng tự kỷ này nhanh chóng, chỉ với 3 bước đơn giản.

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ hiệu quả nhất
Bước 1: Chuẩn bị tư tưởng và không gian giao tiếp với trẻ tự kỷ

Cha mẹ cần xác định mục tiêu rõ ràng khi bắt đầu các phương pháp chăm sóc, dạy dỗ con bị tự kỷ. Chấp nhận con bằng tình yêu thương, sẵn sàng bên con vượt qua thử thách khó khăn, chuẩn bị về mặt thời gian, sự kiên định đến cùng,…vv. Việc chăm sóc, chơi cùng đứa trẻ bị chứng tự kỷ sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức và nỗ lực, mà không phải lúc nào cũng mang lại kết quả ngay lập tức. Do đó, mà cha mẹ cũng nên sẵn sàng đón nhận những vấn đề này.

Bên cạnh đó việc chuẩn bị kỹ tư tưởng và kiến thức về chứng tự kỷ của con, tình trạng bệnh, hiểu thói quen và tính cách của con là hết sức cần thiết. Điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn khi tạo kết nối ban đầu để giao tiếp được với con.

Chuẩn bị không gian cũng là một điểm đáng lưu ý để đạt kết quả tốt. Chúng ta đều biết, trẻ tự kỷ rất nhạy cảm với mọi thứ xung quanh như âm thanh, ánh sáng, màu sắc, đồ vật,…vv. Nếu bạn đang cố giao tiếp với trẻ thì đừng để những đồ vật xung quanh trở thành kẻ cạnh tranh hay phá đám. Một căn phòng đủ rộng, sạch sẽ, ngăn nắp và hạn chế tối đa những thứ có thể làm trẻ xao nhãng như TV, điện thoại, đồ chơi,…vv. sẽ mang lại hiệu quả tối đa. Chỉ nên chuẩn bị một vài món đồ chơi cần thiết đến chơi cùng trẻ.

Bước 2: Hòa nhập với thế giới của trẻ tự kỷ

Bước này chính là trọng tâm của việc giao tiếp với trẻ. Hãy cố bắt trước các hành động của trẻ từ cách chơi các đồ chơi lặp đi lặp lại, cách đi đứng, cách ngồi, cách nằm, cách nhảy múa,…vv.

Tại sao phải làm như vậy? – Chúng ta cần hiểu rằng, trẻ tự kỷ bị “nhốt” trong thế giới của chúng và chúng không biết cách giao tiếp với chúng ta. Vậy nên chúng ta cần học ngôn ngữ của trẻ để giao tiếp được với trẻ. Khi vào được thế giới tự kỷ ấy rồi, ta có nhiều hơn cơ hội “kéo” trẻ về lại thế giới hiện tại, bình thường này.

Cách làm này tương tự như cách tất cả các ông bố bà mẹ đã từng làm khi con ít tháng tuổi để chơi đùa, trò chuyện với chúng. Lúc đó, trẻ chỉ có thể cười hay khóc để giao tiếp và không hiểu ngôn ngữ. Chúng ta phải làm các hành động vui nhộn, thậm chí là ngốc nghếch để trẻ cảm thấy vui vẻ, cười đùa, thích thú như múa máy tay chân, làm hề, “làm mặt xấu”, ê a những âm thanh của trẻ,… . Và bước 2 này chính là thực hiện lại cách ta đã giao tiếp với trẻ khi ấy.

Với những đứa trẻ cởi mở, chúng sẽ nhanh chóng tin tưởng có những phản hồi ban đầu như chơi cùng, nhìn, nghe, cười lại hay có nhiều hành động kết nối với chúng ta hơn. Còn những đứa trẻ khác, ban đầu có thể không có phản ứng, nhưng kiên trì với cách này, chúng sẽ dần làm quen và cảm nhận được sự tiếp cận của cha mẹ trong cùng thế giới với chúng.

Thành công của bước này chính là khi trẻ có phản ứng tích cực đáp lại, tạo được kết nối ban đầu với trẻ, và trẻ chấp nhận chúng ta tại thế giới riêng của chúng.

Bước 3: Giao tiếp với trẻ tự kỷ

Trong quá trình họat động “Hòa nhập” – Bước 2 - khi có các phản ứng của trẻ, cha mẹ nên nhanh chóng nắm bắt và cố gắng giao tiếp bằng mắt với trẻ, dùng các cử chỉ, lời nói yêu thương, đặt câu hỏi, kể chuyện, hát…vv. Khuyến khích đáp lại của trẻ.

Khi trẻ hiểu và có biểu hiện giao tiếp, đáp lại là ta đã thành công vì đã có thể giao tiếp được với trẻ. Việc giao tiếp hoàn thiện và bình thường với trẻ sẽ ngày một dễ dàng hơn.

Hãy lặp lại các hoạt động này đều đặn như vậy 2-4 lần/ngày, mỗi lần 15-30 phút. Để việc giao tiếp được với đứa trẻ tự kỷ sớm trở thành hiện thực.

Dù là áp dụng bất kỳ cách làm nào khác để giao tiếp với trẻ tự kỷ, hãy luôn tin tưởng và dùng tình yêu thương để giúp đỡ trẻ vượt qua khó khăn. Chỉ có tình yêu thương mới đủ mạnh để phá bỏ mọi rào cản đưa đứa trẻ về lại cuộc sống bình thường.

Mong rằng với 3 bước thực hiện đơn giản trên đây, cha mẹ sẽ sớm có thể giao tiếp được với con và đưa con trở về là con đáng yêu, hoạt bát, vui vẻ của mình.

Xem thêm:

Khiếm thính ở trẻ nhỏ

Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ

Mô hình giáo dục chuyên biệt cho trẻ khuyết tật

Lời khuyên cho cha mẹ con con rối loạn phổ tự kỷ

Top 3 trường chuyên biệt uy tín dành cho trẻ tự kỷ tại TP.HCM





----------------------------------------------------------------------------------------------------

Trường chuyên biệt Steps (Steps Special School)

18A Vo Truong Toan Street, Thao Dien, District 2, Ho Chi Minh City

Phone: 0973347976 - (028) 22 534 728

Email: info@steps.edu.vn - steps2017vn@gmail.com

https://www.steps.edu.vn/

Fanpage: https://www.facebook.com/stepsspecialschool
 
×
Quay lại
Top