Cách dùng và đọc thông số que thử nước tiểu URS-10

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
THÔNG TIN TỔNG QUÁT
  • Hướng dẫn này cung cấp phương pháp và những điều cần chú ý khi sử dụng que thử nước tiểu 3, 10, 11 thông số.
  • Que thử nước tiểu dùng để định tính và bán định lượng 3 - 10 - 11 thông số: Ascorbic acid, Blood, bilirubin, urobilinogen, ketone, glucose, protein, nitrite, leukocytes, pH, tỉ trọng SG.
  • Kết quả trên que có thể đọc bằng mắt thường hoặc trên máy.
THU MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

  • Vì nước tiểu được cô đặc sau một đêm ngủ, các thành phần bất thường bệnh lý, kể cả vi khuẩn niệu sẽ có tỷ lệ cao nên dễ phát hiện.
  • Cách tiến hành: Sáng sớm, bệnh nhân vệ sinh bộ phận sinh dục - tiết niệu trước khi lấy nước tiểu. Đi tiểu phần đầu bỏ đi, đến giữa quảng rồi hứng vào ống nghiệm (theo yêu cầu) rồi gửi đi xét nghiệm
  • Đựng nước tiểu mới trong lọ khô và sạch. Không quay ly tâm nước tiểu. Lắc kỹ mẫu trước khi thử nghiệm. Việc sử dụng chất bảo quản cho mẫu nước tiểu không được khuyến khích. Nếu việc xét nghiệm không thể hoàn tất trong vòng 1 giờ sau khi thu nhận mẫu, phải đông lạnh mẫu ngay lập tức và đưa về nhiệt độ phòng trước khi tiến hành xét nghiệm.
  • Việc lưu trữ mẫu nước tiểu ở nhiệt độ phòng mà không có chất bảo quả trong thời gian dài có thế tạo điều kiện phát triển của vi sinh vật, điều này sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu pH của mẫu. Sự thay đổi pH sang môi trường kiềm có thể sẽ gây kết quả dương giả với chỉ tiêu protein của mẫu. Hàm lượng glucose trong nước tiểu có thể bị giảm trong môi trường pH chứa các vi sinh vật biến dưỡng glucose.
  • Việc tiếp xúc mẫu bệnh phẩm với các chất tẩy rửa có chứa clorhexidine có thể ảnh hưởng đến kết quả phân tích chỉ tiêu protein (một phần nào đến chỉ tiêu trọng lượng riêng và bilirubin) của mẫu.
  • Chú ý: Không nên dùng nước như là mẫu đối chứng âm. Chất bảo quản sẽ không ngăn ngừa được sự phân hủy của ketones, bilirubin hoặc urobilinogen. Sự phát triển của vi khuẩn trong mẫu đã dự trữ lâu có thể ảnh hưởng đến kết quả đường, pH, nitrite và máu.
NHỮNG BIẾN ĐỔI NƯỚC TIỂU TRONG VIÊM CẦU THẬN & BỆNH LÝ KHÁC

Triệu chứng lâm sàng của viêm cầu thận mạn tính & những bệnh lý khác có khi rất nghèo nàn, đến nỗi bệnh nhân không biết mình bị bệnh nếu không làm xét nghiệm nước tiểu. Ngược lại biến đổi ở nước tiểu bao giờ cũng có và hằng định.

Protein niệu trong 24 giờ gần như thường xuyên dương tính và dao động trong khoảng 0,5-3 g/ngày. Protein niệu (+++) thường gặp ở mẫu nước tiểu lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Những mẫu nước tiểu kế tiếp sau đó có thể âm tính; protein niệu cách hồi. Vì vậy khi protein niệu (-) thì phải làm protein niệu 24h.

DỰ TRỮ & BẢO QUẢN QUE THỬ

Que phải được giữ trong chai gốc ban đầu. Không bao giờ sử dụng sản phẩm quá hạn sử dụng. Mỗi que chỉ sử dụng một lần duy nhất. Không bỏ đi chất chống ẩm. Không lấy que ra khỏi chai nếu không sử dụng ngay. Đóng nắp chai nhanh và kín sau khi lấy que ra ngoài. Que phải được đặt ở nơi khô ráo và nhiệt độ từ 20C đến 300C. Không dự trữ que trong tủ lạnh và tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Bảo vệ que không bị ẩm ướt, ánh sáng và nhiệt độ xung quanh chủ yếu là để ngăn ngừa sự biến đổi của que.

Lưu ý: Một khi mở nắp sử dụng, độ ổn định của các que thử còn lại trong hộp là 3 tháng. Độ ổn định có thể giảm trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao.

kiemsoatchatluong.JPG

PHẢN ỨNG THUỐC THỬ

Sự hư hỏng do oxy hóa, do ẩm thấp, điều kiện bảo quản kém có thể dẫn đến sự biến đổi màu sắc hoặc làm đậm màu hơn ở vùng thử. Nếu những điều này xảy ra hoặc kết quả thử nghiệm nghi ngờ hoặc không như kết quả mong đợi, cần phải so màu để xác định tình trạng que thử trước khi tiến hành test, kiểm tra và chắc chắn que còn trong hạn sử dụng và cũng so sánh lại với nước tiểu đối chứng. Xử lý que thử như rác thải y tế theo quy định.

KỸ THUẬT ĐỌC BẰNG MẮT THƯỜNG

Nhúng vùng thử của que vào mẫu nước tiểu khoảng 5 giây và lấy lên ngay.

  • Gạt cạnh của que vào miệng lọ đựng nước tiểu để loại bớt nước tiểu dư thừa. Để que lên giấy hút đảm bảo que không còn nước tiểu thừa đọng lại.

  • Giữ que nằm ngang và gần với biểu đồ màu trên nhãn chai để so sánh kết quả. Ghi kết quả. Để có kết quả bán định lượng, phải ghi nhận kết quả tùy theo thời gian biểu hiện trên biểu đồ màu. Nếu kết quả dương tính, lập lại thử nghiệm một lần nữa và so sánh với biểu đồ màu theo thời điểm. Sự thay đổi màu sau 2 phút không có giá trị chẩn đoán.
docmatthuong.JPG

KỸ THUẬT ĐỌC BẰNG MÁY

Chuẩn bị giống như mục 1, 2 của kỹ thuật đọc bằng mắt thường, sau đó làm theo hướng dẫn kèm theo trong các máy tương ứng.

docbangmay.JPG


GIỚI HẠN CỦA THỬ NGHIỆM

Cũng giống như những test xét nghiệm khác, quyết định chẩn đoán và điều trị không nên dựa vào bất kỳ kết quả hay phương pháp thử nghiệm đơn độc nào.
-----------------------------------------------------------

Ý NGHĨA CỦA CÁC THÔNG SỐ PTNT

Hệ niệu có nhiệm vụ thải ra ngoài cơ thể những chất không cần thiết, chất khoáng, dịch và một số chất bên trong máu bằng nước tiểu. Do đó bên trong nước tiểu có đến hàng trăm loại chất thải khác nhau của cơ thể. Có hơn 100 thông số khác nhau có thể được tìm thấy qua xét nghiệm nước tiểu. Một xét nghiệm phân tích nước tiểu thường quy thường sẽ bao gồm những thông số sau:

1. Leukocytes (LEU) = tế bào bạch cầu. (bình thường âm tính). Nếu có, nhiễm khuẩn thận, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng không có triệu chứng, viêm nội tâm mạc do vi khuẩn.

2. Nitrate (NIT) = Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. (bình thường âm tính)

3. Urobilinogen (URO: muối mật) = dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
+ Giới hạn bình thường: <4.23 Umol/ngày (0-2.5 mg/ngày).
+ Chỉ định: Bệnh gan.
- Cao: Bệnh chủ mô gan, thiếu máu tán huyết. + Sinh lý: Vi trùng chuyển Bilirubin -> Urobilinogen

4. Protein (PRO) = bình thường protein không có trong nước tiểu. Sốt, luyện tập nặng, có thai, và một vài loại bệnh đặc biệt như viêm thận cấp, bệnh thận do tiểu đường, viêm cầu thận, hội chứng suy tim xung huyết, K Wilson, cao huyết áp ác tính, hội chứng thận hư, bệnh thận đa nang: viêm đài bể thận, bệnh lý ống thận, là có thể làm protein xuất hiện trong nước tiểu. (bình thường không có)

- Protein niệu trong 24 giờ gần như thường xuyên dương tính và dao động trong khoảng 0,5-3 g/ngày. Protein niệu (+++) thường gặp ở mẫu nước tiểu lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Những mẫu nước tiểu kế tiếp sau đó có thể âm tính; protein niệu cách hồi. Vì vậy khi protein niệu (-) thì phải làm protein niệu 24h.

+ Giới hạn bình thường: < 0.07 g/l ( < 0.15 g/ngày).
+ Chỉ định: Bệnh về thận.
- Cao: Bệnh vi cầu cận, viêm bàng quang, viêm thận, thai độc, cao huyết áp, hội chứng thận hư, sạn thận, u thận, suy tim bẩm sinh, sốt cao, thể dục mạnh, nằm tại chỗ lâu ngày.
+ Sinh lý: Do tổn thương các vi cầu cận làm tăng tính thẩm thấu và cho phép Protein huyết tương thoát ra theo đường tiểu, việc chảy máu ở đường tiểu là nguyên nhân làm cho Protein dương tính.

5. pH = độ pH dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh. Đôi khi độ pH trong nước tiểu cũng phụ thuộc vào một số biện pháp điều trị của bác sĩ. Chẳng hạn như bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cách giữ cho nước tiểu có tính acid hoặc bazơ để phòng ngừa sự hình thành sỏi thận. (bình thường: 4.8 – 7.4)
+ pH tăng trong nhiễm khuẩn thận (có lúc giảm), suy thận mạn, hẹp môn vị, ói mửa.
+ pH giảm trong nhiễm ceton do đái tháo đường, tiêu chảy mất nước.

6. Blood (BLO)= dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận (bình thường không có)

7. Specific Gravity (SG) = đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước) (bình thường: 1.015 - 1.025).
+ Tăng trong nhiễm khuẩn gram (-), giảm ngưởng thận, bệnh lý ống thận. Xơ gan, bệnh lý gan, tiểu đường, nhiễm keton do tiểu đường, tiêu chảy mất nước, ói mửa, suy tim xung huyết.
+ Giảm: viêm thận cấp, suy thận mạn, viêm cầu thận, viêm đài bể thận.

8. Ketone (KET) = Khi chất béo bị phân giải để tạo năng lượng thì cơ thể sẽ tạo ra một chất mới là ketone (hoặc thể ketone). Chất này đi vào trong nước tiểu. Một lượng lớn thể ketone có trong nước tiểu có thể báo hiệu một tình trạng rất nghiệm trọng: đái tháo đường nhiễm ketone acid. Một chế độ ăn ít đường và tinh bột, nhịn đói, hoặc nôn mửa trầm trọng cũng có thể làm ketone xuất hiện trong nước tiểu.(bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai)
+ Giới hạn bình thường: 0.05 - 0.35 mmol/l. 0.3 – 2 mg/100 ml. + Chỉ định: Tiểu đường – hôn mê, tiểu đường – toan máu.
+ Sinh lý: Carbohydrate nội bào ức chế chu trình Citric acid và biến dưỡng của thể Cetone.

9. Billirubin (BIL: sắc tố mật) = Urobilinogen (URO: muối mật). Có trong nước tiểu là do gan không lọc được hết các yếu tố này do vậy phải kết hợp so sánh với chức năng gan tại xét nghiệm máu nếu có tăng men gan -> theo dõi viêm gan hoặc tắc mật.
+ Giới hạn bình thường: Không có.
+ Chỉ định: Bệnh về gan.
- Dương tính Vàng da: do Bilirubin kết hợp cao.
- Dương tính Không vàng da: do Biliribin không kết hợp cao hoặc Hyper Vitaminosis A.
+ Sinh lý: Bilirubin không kết hợp: tan trong mỡ và không xuất hiện trong nước tiểu. Bilirubin kết hợp là loại tan trong nước. Hyper Vitaminose A: Vàng da do Caroten chứ không phải Bilirubin.

10. Glucose (GLU)= là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao >180mg/dl (10mmol/l), hoặc đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh. (bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai).
+ Giới hạn bình thường: âm tính.
+ Chỉ định: Bệnh tiểu đường.
- Dương tính: Bệnh tiểu đường, hội chứng Fanconi, Stress, bệnh tiểu đường do thận bẩm sinh, lượng đường niệu chỉ tỷ lệ với lượng đường thận khi không có bệnh về thận.

11. Ascorbic acid (vitamin C) (ASC) = Khi bạn ăn / uống nhiều vitamin C thì sẽ có xuất hiện vitamin C trong nước tiểu. Đây là sự đào thải bình thường khi lượng vitamin cung cấp nhiều hơn so với nhu cầu. Chú ý không dùng quá liều vì tác dụng phụ rất lớn: tăng oxalat niệu, máu, tim mạch, thần kinh, và nếu dùng quá liều có thể dẫn đến: sỏi thận, buồn nôn, viêm dạ dày và tiêu chảy.....

VTH
 
Có ai nghĩ nghĩ giống mình hông =))
 
Cái gì vậy trời :Conan10:
 
dài quá, hic đọc xong mình chỉ thấy ý nghĩa của 10 thông số nước tiểu còn cách đọc bằng mắt thì mình k hiểu, thực ra bây giờ các bệnh viện đều dùng máy để đọc kết quả nước tiểu vì dùng mắt thường sẽ dễ bị sai số do cảm giác chủ quan cuả người đọc nên mình nghĩ nếu các bạn muốn biết tình trạng nước tiểu của mình thế nào thì nên đến bệnh viện hay các cơ sở y tế tư nhân làm xét nghiệm, sẽ k mất nhiều thời gian đâu (khoảng 30 phút). các bạn chỉ cần nhớ ý nghĩa của 10 thông số nước tiểu là được, để khi cầm kết quả xét nghiệm trong tay sẽ k phải thắc mắc lo lắng quá nhiều vì hiện giờ bác sĩ cũng ít có người có thời gian giải thích cho bệnh nhân trừ khi các bạn có người nhà làm bác sĩ.
 
Trên lâm sàng người ta sử dụng nước tiểu trong rất nhiều mục đích khác nhau. Với mỗi mục đích, sẽ có các xét nghiệm khác nhau. Ở đây giới thiệu một số xét nghiệm chính.

nuoc_tieu.jpg

Ảnh minh họa.



Tổng phân tích nước tiểu: Đây là xét nghiệm thường sử dụng nhất vì nó có thể trả lời sơ bộ cho bác sĩ lâm sàng biết tình trạng nước tiểu của bệnh nhân, qua đó phản ánh phần nào chức năng đường tiết niệu và chuyển hóa trong cơ thể.
Lấy nước tiểu giữa dòng làm xét nghiệm. Một que thử (dipstick) được nhúng vào nước tiểu rồi cho chạy qua máy 10 thông số, kết quả trả về bao gồm:

  • pH: pH nước tiểu
  • SG: tỉ trọng nước tiểu
  • ERY: số lượng hồng cầu
  • LEU: số lượng bạch cầu
  • PRO: protein
  • GLU: glucose
  • BIL: bilirubin
  • UBG: urobilinogen
  • NIT: nitrite
  • KET: ketone
Soi cặn nước tiểu: Nước tiểu giữa dòng được lấy li tâm. Qua soi dưới kính hiển vi, người ta có thể phát hiện và đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu hay trụ niệu.

Vi sinh: Có thể nhuộm soi cặn li tâm dưới kính hiển vi phát hiện vi khuẩn, hoặc nuôi cấy định danh và làm kháng sinh đồ.

Các xét nghiệm sinh hóa nước tiểu:

1. Protein niệu 24h: Nước tiểu được lấy trong vòng 24h (thường từ 8h sáng hôm trước đến 8h sáng hôm sau), giữ trong chai sẫm màu để ở góc tối, cho chất bảo quản (HCl). Mẫu nước tiểu được lấy để định lượng nồng độ protein, gọi là nồng độ protein niệu (g/L). Đo thể tích nước tiểu 24h (L/24h). Ta có: Protein niệu 24h (g/24h) = [pro niệu] x thể tích nước tiểu 24h.
2. beta-HCG: Có 2 loại xét nghiệm là định tính và định lượng. Xét nghiệm định tính thường làm nhanh tại các phòng khám cấp cứu và sản phụ khoa, sử dụng que thử (Quickstick, Dipstick) để phát hiện dương tính. Xét nghiệm định lượng thì phải lấy mẫu nước tiểu giữa dòng để định lượng nồng độ hormone trong nước tiểu.
3. Điện giải niệu: Định lượng nồng độ các ion Na+, K+, Cl-, Ca2+ ... trong nước tiểu.
Ngoài ra, tùy từng mục đích mà người ta làm những xét nghiệm khác nhau với nước tiểu, ví dụ như tìm protein Bence-Jones, tìm porphyrin và các dẫn xuất của chúng, tìm myoglobin, tìm hemoglobin ...



Các chỉ số trong máy xét nghiệm nước tiểu:

Leukocytes (LEU ca): tế bào bạch cầu
- bình thường âm tính;
- chỉ số cho phép: 10-25 Leu/UL.
- Khi nước tiểu có chứa bạch cầu, thai phụ có thể đang bị nhiễm khuẩn hoặc nấm (có giá trị gợi ý nhiễm trùng tiểu chứ không khằng định được). Trong quá trình chống lại các vi khuẩn xâm nhập, một số hồng cầu đã chết và thái ra đường tiểu. bạn cần xét nghiệm nitrite để xác định vi khuẩn gây viêm nhiễm.

Nitrate (NIT): thường dùng để chỉ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu. - bình thường âm tính.
- chỉ số cho phép: 0.05-0.1 mg/dL.
- Vi khuẩn gây nhiễm trùng đường niệu tạo ra 1 loại enzyme có thể chuyển nitrate niệu ra thành nitrite. Do đó nếu như tìm thấy nitrite trong nước tiểu có nghĩa là có nhiễm trùng đường niệu. Nếu dương tính là có nhiễm trùng nhất là loại E. Coli.

Urobilinogen (UBG)
- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
- bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 0.2-1.0 mg/dL hoặc 3.5-17 mmol/L
- đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của bilirubin. Nó cũng được thải ra ngoài cơ thể theo phân. Chỉ có một lượng nhỏ urobilinogen có trong nước tiểu. Urobilinogen có trong nước tiểu có thể là dấu hiệu của bệnh về gan (xơ gan, viêm gan) làm dòng chảy của dịch mật từ túi mật bị nghẽn.

Billirubin (BIL)
- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở gan hay túi mật
- bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 0.4-0.8 mg/dL hoặc 6.8-13.6 mmol/L
- đây là sản phẩm được tạo thành từ sự thoái hóa của hồng cầu. Nó đi ra khỏi cơ thể qua phân. Billirubin bình thường không có trong nước tiểu. Nếu như billirubin xuất hiện trong nước tiểu nghĩa là gan đang bị tổn thương hoặc dòng chảy của mật từ túi mật bị nghẽn.

Protein (pro): đạm
- dấu hiệu cho thấy có bệnh lý ở thận, có máu trong nước tiểu hay có nhiễm trùng
- bình thường không có
- chỉ số cho phép: trace (vết: không sao); 7.5-20mg/dL hoặc 0.075-0.2 g/L
- Nếu xét nghiệm phát hiện trong nước tiểu chứa protein, tình trạng của thai phụ có thể liên quan đến các chứng: thiếu nước, mẫu xét nghiệm chứa dịch nhầy, nhiễm trùng đường tiểu, tăng huyết áp, có vấn đề ở thận... Vào giai đoạn cuối thai kì, nếu lượng protein nhiều trong nước tiểu, thai phụ có nguy cơ bị tiền sản giật, nhiễm độc huyết. Nếu thai phụ phù ở mặt và tay, tăng huyết áp (h140/90mmHg), bạn cần được kiểm tra chứng tiền sản giật ngay. Ngoài ra, nếu chất albumin (một loại protein) được phát hiện trong nước tiểu cũng cảnh báo thai phụ có nguy cơ nhiễm độc thai nghén hoặc mắc chứng tiểu đường.

pH
- đánh giá độ acid của nước tiểu
- bình thường: 4,6 - 8
- dùng để kiểm tra xem nước tiểu có tính chất acid hay bazơ. pH=4 có nghĩa là nước tiểu có tính acid mạnh, pH=7 là trung tính (không phải acid, cũng không phải bazơ) và pH=9 có nghĩa là nước tiểu có tính bazơ mạnh.

Blood (BLD)
- dấu hiệu cho thấy có nhiễm trùng đường tiểu, sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận
- bình thường không có
- Chỉ số cho phép: 0.015-0.062 mg/dL hoặc 5-10 Ery/ UL
- Viêm, bệnh, hoặc tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo có thể làm máu xuất hiện trong nước tiểu

Specific Gravity (SG)
- đánh giá nước tiểu loãng hay cô đặc (do uống quá nhiều nước hay do thiếu nước)
- bình thường: 1.005 - 1.030

Ketone (KET)
- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát, chế độ ăn ít chất carbohydrate, nghiện rượu, nhịn ăn trong thời gian dài.
- bình thường không có hoặc đôi khi có ở mức độ thấp đối với phụ nữ mang thai
- chỉ số cho phép: 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L
- đây là chất được thải ra ở đường tiểu, cho biết thai phụ và thai nhi đang thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng tiểu đường. Khi phát hiện lượng kentone, kèm theo các dấu hiện chán ăn, mệt mỏi, thai phụ nên được bác sĩ chỉ định truyền dịch và dùng thuốc. Để giảm hết lượng kentone, thai phụ nên thư giãn, nghỉ ngơi và cố gắng không bỏ bất kỳ bữa ăn nào

Glucose (Glu)
- dấu hiệu hay gặp ở bệnh nhân tiểu đường
- bình thường không có hoặc có thể có ở phụ nữ mang thai
- chỉ số cho phép: 50-100 mg/dL hoặc 2.5-5 mmol/L
- là một loại đường có trong máu. Bình thường thì trong nước tiểu sẽ không có hoặc có rất ít glucose. Khi đường huyết trong máu tăng rất cao, chẳng hạn như đái tháo đường không kiểm soát thì đường sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy bên trong nước tiểu khi thận bị tổn thương hoặc có bệnh.
- nếu bạn dùng nhiều thức ăn ngọt trước khi xét nghiệm, sự xuất hiện của hàm lượng glucose trong nước tiểu là điều bình thường. Nhưng nếu lượng đường ở lần xét nghiệm thứ hai cao hơn lần đầu, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu có kèm các chứng mệt mỏi, luôn khát nước, sụt cân, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra lượng đường huyết.
=> Nếu có dấu hiệu thì nên đi làm Test đánh giá dung nạp glucose để có kết quả chính xác hơn

ASC (Ascorbic Acid)
- chất thải trong nước tiểu để đánh giá bệnh về thận
- chỉ số cho phép: 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L

nguôn : thietbiytephuan.vn
 
×
Quay lại
Top