Cách điều trị căng cơ đùi khi chơi thể thao!!!

dgoanh

Ước mơ tôi...
Thành viên thân thiết
Tham gia
19/11/2010
Bài viết
1.453
Khi bị căng cơ, bạn cũng có thể chườm lạnh như khi bị bong gân. Cơ bị căng sẽ cảm thấy đau và đôi khi trông thâm tím. Do lực hút của trái đất, vết thâm tím đôi khi có thể lây đến khớp ở phía dưới. Ví dụ các loại căng cơ:
- Căng cơ do vận động quá nhiều
- Chấn thương xoay cổ tay (rotator cuff injury)
- Chấn thương cơ bắp chân (pulled calf muscle)
- Căng cơ đùi (cơ gân kheo) (hamstring strain)
Nên chườm lạnh thế nào nếu bị căng cơ đùi?
Phương pháp tốt nhất là đặt túi hạt đậu đông đá (frozen pea) lên cơ đùi bị căng. Nếu đặt túi đậu đông đá lên da, bạn có sẽ thấy khó chịu và dễ bị bỏng lạnh. Do đó, vò khăn lau chén dưới vòi nước, bọc quanh gói đậu rồi mới để lên da. Nếu có thể, xoa một ít dầu cho trẻ em lên da trước. Nếu khu vực bị chấn thương quá nhỏ cho túi đậu, ví dụ như bạn bị chấn thương khớp ngón tay, hãy lấy một cục đá và xoa quanh chỗ bị chấn thương. Đây được gọi là mát xa bằng đá
Nên chườm lạnh trong bao lâu?
Chườm lạnh có hiệu quả nhất trong 12 phút đầu tiên. Vẫn tiếp tục chườm lạnh sau đó không có lợi gì mà còn có thể làm tổn thương da và trong một số trường hợp đặc biệt, có thể dẫn tới phát cước.
Bao nhiêu lâu nên chườm lạnh một lần?
Hãy để khu vực bị chấn thương trở lại nhiệt độ bình thường trước khi chườm lạnh một lần nữa. Nói chung chườm lạnh 1 tiếng 1 lần sẽ không gây hại gì. Chườm lạnh ba lần một ngày trong những ngày đầu tiên là đủ đối với đa số. Túi đậu có thể được làm lạnh đi làm lạnh lại nhưng đừng để lẫn nó với túi bạn định ăn!
Khi nào không nên sử dụng chườm lạnh?
Không sử dụng chườm lạnh nếu tuần hoàn của bạn kém. Hãy cẩn thânj khi chườm lạnh nếu da bạn đang ở điều kiện kém hoặc bị rách và trầy da.


Híc..Tớ tập thể dục,và bị căng cơ...đau quá..:KSV@17:
 
vậy thì nên áp dụng cách trong bài thử xem
 
Vài điều cần biết về bệnh đau cơ đùi

Đau cơ đùi ngày càng phổ biến và bắt gặp ở nhiều người hơn bởi tính chất của công việc ngày nay. Chính vì thế, chúng ta cần phải chú ý, phòng ngừa cũng như chữa trị sớm nhất có thể trước khi nó kịp trở nên quá nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta.

Như chúng ta đã biết, đau cơ đùi là triệu chứng đau buốt hai bên đùi, nhất là vào buổi tối lúc chúng ta đi ngủ. Việc cơ đùi bị ê buốt và đau liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt hằng ngày của mỗi người bởi nếu như vậy, chúng ta sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc đi lại và di chuyển. Mà nếu cứ ngồi một chỗ cả ngày thì chúng ta sẽ chẳng thể làm được việc gì nếu không có sự trợ giúp của người khác. Chưa nói đến cứ ngồi một chỗ như vậy dễ khiến cho tâm trạng của chúng ta trở nên buồn chán và tệ hại.


Vài Điều Cần Biết Về Bệnh Đau Cơ Đùi
Đau cơ đùi là triệu chứng thường gặp ở người bị chấn thương, viêm dây thần kinh, chèn ép dây thần kinh, viêm khớp. Nếu nặng hơn sẽ khéo theo một số bệnh khác như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, ung thư xương…

Đau cơ đùi là bệnh thường gặp ở những người:

  • Làm việc trong văn phòng, cả ngày ngồi một chỗ trước màn hình máy tính mà ít đi lại, hoạt động.
  • Những người mới tham gia vào những môn thể thao như: điền kinh, chạy xe đạp, đá banh, cầu lông, bóng rổ, aerobic,…Do mới tập luyện, nên những buổi đầu chúng ta sẽ bị đau cơ đùi cơ thể chưa thích nghi được với môi trường tập luyện. Ngoài ra, nếu chúng ta luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao, quá sức so với bình thường cũng là nguyên nhân dẫn đến đau cơ đùi.
  • Những người ít hoạt động hoặc không quen làm việc quá nặng thì một khi làm gì quá với sức của mình sẽ dẫn đến đau cơ đùi.
  • Ở những người lớn tuổi, chỉ cần cử động mạnh thôi cũng đã làm cơ của họ bị tác động mạnh và nhói đau.
  • Thời tiết cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đau cơ đùi, nhất là đối với người già. Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là vào mùa lạnh, cơ thể của những người già không thể linh động và dễ thích nghi cũng như không thể đốt chấy năng lượng làm nóng cơ thể như những người trẻ tuổi. Bởi thế, khi thời tiết trở lạnh thì bệnh đau cơ đùi cũng sẽ xuất hiện và xuất hiện nhiều ở những người đã lớn tuổi.
  • Thiếu canxi: đau cơ đùi cũng là dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể của bạn đang bị thiếu canxi trầm trọng. Khi đó, bạn cần phỉa bổ sung thêm canxi để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Không chỉ là đau cơ đùi mà khi cơ thể không được bổ sung đủ canxi thì sẽ dẫn đến hiện tượng loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền trong tim, cơn tetani và đau các cơ khác của cơ thể trong lúc di chuyển và sinh hoạt hằng ngày.
Để giảm thiểu tình trạng đau cơ đùi, bạn nên:

Thường xuyên luyện tập thể thao hằng ngày với một cường độ vừa phải, phù hợp với sức của mình.

Chú ý đến hoạt động của mình, tránh làm những việc quá sức gây ảnh hưởng và làm tổn thương đến các cơ.

Bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể bằng cách duy trì một chế độ ăn uống phù hợp kết hợp với các hình thức khác:

+ Uống sữa, ăn sữa chua, phô mau, bơ, kem.

+ Uống ít nhất một ly đậu nành mỗi ngày.

+ Đảm bảo ăn nhiều rau xanh, các loại cá, sò…

+ Uống thuốc bổ sung canxi theo toa của bác sỹ.

+ Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút mỗi ngày vào lúc sáng sớm (trước 9 giờ sáng) để bổ sung vitamin D tự nhiên cho xương. Sau 9 giờ sáng, chúng ta không nên phơi nắng nữa bởi ánh nắng lúc đó có chứa rất nhiều tia cực tím có hại cho da và sức khỏe, nhất là với thời tiết và môi trường như hiện nay thì ánh nắng ấy càng nguy hiểm hơn. Nên các bạn nên nhớ rằng chỉ nên phơi nắng trước 9 giờ sáng, khi những tia nắng vẫn còn dịu nhẹ.

+ Không sử dụng quá nhiều đồ uống có chứa các chất caffeine như café, trà,…

+ Hạn chế ăn nhiều thực phẩm chứa lương protein quá cao: hàm lượng protein quá cao có trong thức ăn hàng ngày của chúng ta cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng canxi bị bài tiết qua thận, làm hao hụt lượng canxi cung cấp cho xương vốn có.

Đau cơ đùi tuy ban đầu chỉ là đau nhức bình thường nhưng nếu tình trạng ấy cứ kéo dài và số lần bị đau ngày càng nhiều thì chúng ta không nên chủ quan mà cần phải lập tức đi đến bệnh viện, gặp bác sỹ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Tránh trường hợp khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng và khó điều trị.

Nguồn: https://omron-khoedep.com.vn/vai-dieu-can-biet-ve-benh-dau-co-dui/
 
×
Quay lại
Top