Cách để nhận biết khả năng ca hát của bạn

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Khi cất giọng hát trong phòng tắm hay xe hơi, có thể bạn thấy mình hát hay không kém gì ngôi sao ca nhạc, nhưng thật khó mà biết người khác có cảm nhận như bạn không. Thực ra, bạn có thể biết điều này bằng cách nghe lại giọng hát của mình theo đúng phương pháp. Hãy thu âm và nghe những yếu tố như tông giọng, cao độ và cách điều khiển giọng. May mắn là hầu như ai cũng có thể học để hát hay, và bạn chỉ cần làm theo vài bước đơn giản để cải thiện giọng hát của mình.

Phần 1: Đánh giá kỹ thuật thanh nhạc của bạn

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-1-Version-4.jpg

1. Tìm quãng giọng

Để đánh giá giọng hát một cách tốt nhất có thể, điều đầu tiên bạn cần làm là tìm ra quãng giọng. Có một số ứng dụng và trang web cung cấp các công cụ có thể giúp bạn xác định quãng giọng tự nhiên chỉ trong vài phút. Bạn cũng có thể thực hiện bước này bằng cách thu âm và nghe lại giọng hát của mình.
Nếu dùng một ứng dụng để tìm quãng giọng, bạn sẽ được hướng dẫn thu âm giọng hát qua micro. Tùy vào từng ứng dụng, bạn có thể thu âm với độ dài từ 30 giây đến 3 phút, thường là với bài hát do bạn chọn. Ứng dụng sẽ lấy tần số trung bình giọng hát được thu âm để xác định quãng giọng của bạn.
Các quãng giọng có thể chia thành nhiều loại giọng. Từ cao nhất đến thấp nhất, các loại giọng gồm có nữ cao, nữ trung, nữ trầm, phản nam cao, nam cao, nam trung, và nam trầm.
Mỗi loại giọng lại được chia thành các loại nhỏ hơn để phân loại chi tiết hơn về khả năng thanh nhạc của từng người, chẳng hạn như giọng trữ tình và giọng kịch tính.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-2-Version-3.jpg

2. Chọn một bài hát trong quãng giọng của bạn để thu âm

Khi đã xác định được quãng giọng, bạn hãy tìm một bài hát hợp với loại giọng của mình để thu âm. Hát chay không phải là cách tốt nhất để đánh giá giọng hát, vì vậy bạn nên tìm một bài hát có nhạc nền hoặc nhạc đệm.
Để biết mình có khả năng hát đúng tông và giai điệu hay không, quan trọng là bạn cần tìm một bản nhạc nền, chẳng hạn như nhạc karaoke không lời. Các bản nhạc nền karaoke không lời thường có trên mạng qua các trang như YouTube.
Bạn cũng có thể tìm các bản nhạc nền cài sẵn trên đàn organ Casio hoặc các nhạc cụ khác mà có thể trong album của bạn cũng có.
Trước khi thu âm, bạn hãy nghe các bản nhạc với vài khóa nhạc khác nhau và tìm ra bản nhạc nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-3-Version-3.jpg

3. Thu âm giọng hát

Khoang mũi và các xoang sẽ khiến bạn nghe giọng hát của mình không giống như người khác nghe được. Vì vậy, cách tốt nhất để đánh giá giọng hát của bạn là nghe qua bản thu âm. Bạn có thể dùng máy thu âm hoặc ứng dụng ghi âm trên điện thoại thông minh và hát một giai điệu dài ít nhất 30 giây.

Tuy rằng không nhất thiết phải đầu tư thiết bị thu âm hiện đại để nghe giọng của mình, nhưng bạn vẫn cần dùng máy thu âm có chất lượng tốt. Nếu ứng dụng thu âm trên điện thoại thông minh khiến cho giọng của người khác nghe có vẻ kỳ lạ thì nó cũng sẽ làm méo giọng của bạn.

Nếu bạn thường hồi hộp khi hát trước mặt mọi người thì đây là cách rất thích hợp để vượt qua nỗi sợ trình diễn. Sẽ không có ai nghe bản thu âm giọng hát của bạn ngoài bạn ra!
Các ca sĩ chuyên nghiệp cũng thường thu âm giọng hát của họ để cải thiện giọng.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-4-Version-3.jpg

4. Mở bản thu âm và lắng nghe trực giác của bạn

Đây chính là thời điểm quyết định! Khi đã hoàn tất bản thu âm, bạn hãy hít một hơi sâu và bấm nút nghe. Trong lần nghe lại đầu tiên, bạn hãy chú ý xem mình đã hoàn thành bài hát tốt đến đâu và cảm giác khi nghe lại giọng hát của mình. Tuy không phải là lời nhận xét hoàn hảo, nhưng trực giác cũng mách bảo bạn nhiều điều.
Nghe bản thu âm theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể nghe thử bằng bộ loa máy tính rẻ tiền, sau đó nghe bản thu trên loa của ô tô, cuối cùng kiểm tra bản thu âm qua tai nghe. Các kiểu loa và chất lượng loa khác nhau sẽ cho bạn các kết quả khác nhau.
Nhiều người quá nghiêm khắc với bản thân mình. Trực giác là quan trọng, nhưng bạn vẫn nên tìm sự đánh giá khác để cân bằng với bản năng phê bình của bạn.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-5-Version-3.jpg

5. Chú ý xem giọng hát của bạn ăn khớp với nhạc nền đến mức nào

Sau khi nghe bản thu âm lần đầu, bạn hãy nghe lại lần nữa và chú ý đến cách điều khiển âm thanh của bạn. Nghe xem bạn có hát đúng nốt không, tức là có trùng với cao độ của nhạc nền không.
Trong khi nghe bản thu, bạn cũng nên lưu ý những yếu tố như giọng của bạn có bị khàn hoặc rung ngoài ý muốn không. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy thanh đới của bạn đang bị căng quá mức và bạn không hoàn toàn kiểm soát được quãng giọng của mình.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-6.jpg

6. Chú ý đến hơi thở trong bản thu âm và đảm bảo rằng bạn không nghe thấy tiếng thở lẫn trong giọng hát

Việc kiểm soát hơi thở có vẻ như không quan trọng, nhưng thực ra lại có tác động lớn đến chất lượng giọng hát. Bạn hãy nghe lại bản thu âm lần nữa xem có tiếng hít sâu trong khi bạn hát không. Ngoài ra, hãy chú ý những yếu tố như các nốt ngân có bị ngắn lại vì hụt hơi không, hoặc tông giọng có lên cao bất thường ngay trước khi bạn hít vào không.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-7.jpg

7. Nhận xét về tông và âm sắc tổng thể trong bản thu âm

Âm sắc là tính chất tổng thể của giọng hát. Ngay cả khi bạn hát đúng nốt nhạc, giọng hát của bạn nghe vẫn dở nếu bị lạc tông hoặc âm sắc không phù hợp với bài hát. Hãy chú ý đến những yếu tố như các nguyên âm phát ra có rõ ràng và nhất quán không, quãng giọng của bạn rộng đến mức nào, và khả năng biểu đạt sắc thái nhịp điệu của bài hát đến đâu (khả năng thích ứng với các phong cách hát khác nhau).
Khi đánh giá về âm sắc, bạn hãy nghe xem giọng của bạn mạnh mẽ hay nhẹ nhàng, khàn hay mượt mà, thanh hay trầm, v.v…

Phần 2: Cải thiện giọng hát

1. Kiểm tra khả năng cảm âm


Nghe một giai điệu ngắn hoặc một nốt nhạc, sau đó hình dung trong đầu nhưng không hát ra tiếng. Tiếp theo, bạn hãy tưởng tượng rằng mình đang hát nốt nhạc hoặc giai điệu đó, cuối cùng mới hát lên thành tiếng.
Annabeth Novitzki, một giáo viên thanh nhạc tư cho biết "Mặc dù một số người có năng khiếu bẩm sinh, nhưng ca hát là một kỹ năng có thể rèn luyện và cải thiện. Nếu đam mê ca hát, bạn hãy luyện tập một cách thông minh và đều đặn để cải thiện chất giọng."

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-11.jpg

2. Luyện tập quãng giọng và kỹ thuật hát mỗi ngày

Mặc dù có một số người có khả năng điều khiển giọng tốt hơn những người khác, nhưng ai cũng đều có thể hát hay hơn nhờ thực hành. Bạn hãy tiếp tục tập kiểm soát hơi thở, luyện thanh và tìm thể loại nhạc phù hợp với âm sắc tự nhiên của bạn.
Tài năng âm nhạc luôn phát triển song song với năng khiếu âm nhạc. Hãy bắt đầu nghiên cứu về kỹ thuật thanh nhạc và học hát như học một nhạc cụ. Bạn càng hiểu biết nhiều về thanh nhạc thì càng đạt được kết quả tốt khi tập luyện.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-12.jpg

3. Học thanh nhạc

Chất lượng giọng của bạn có thể được nâng cao đáng kể nếu bạn có giáo viên dạy cách sử dụng giọng hát như một nhạc cụ. Hãy chọn một người hướng dẫn không chỉ tập trung vào cao độ trong giọng hát mà còn giúp bạn cải thiện kỹ thuật tổng thể. Một huấn luyện viên thanh nhạc giỏi sẽ không chỉ dạy bạn làm sao để hát đúng các nốt nhạc mà còn dạy cách đứng, thở, cử động, đọc bản nhạc, v.v… trong khi hát.
Nếu có bạn bè đang học thanh nhạc, bạn hãy hỏi xem họ học thầy nào hoặc nhờ họ giới thiệu. Các giảng viên dạy trong đội đồng ca, các ban nhạc ở địa phương và các nhóm hát a capella (hát không có nhạc đệm) cũng có thể là các nguồn tham khảo hữu ích để bạn tìm huấn luyện viên thanh nhạc.
Nhiều huấn luyện viên thanh nhạc dạy bài học mở đầu miễn phí hoặc giảm học phí. Bạn có thể đăng ký học các buổi học giới thiệu của một số huấn luyện viên để xem ai là người dạy phù hợp nhất với bạn. Huấn luyện viên đó có khuyến khích bạn hát không? Họ có dành hầu hết thời gian buổi học để nói không? Họ chỉ tập trung vào giọng hát của bạn hay còn chú ý cả đến kỹ thuật thể chất của bạn?

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-13.jpg

4. Học cách tiếp thu những lời phê bình mang tính xây dựng

Đây là lúc bạn sẽ biết mình có giọng hát tuyệt vời hay không. Tuy nhiên, cũng như người chơi ghi ta phải trải qua giai đoạn khó khăn còn lóng ngóng với các dây đàn, các ca sĩ cũng phải luyện tập cật lực để cải thiện giọng hát. Giọng hát không có sẵn khi người ta mới sinh ra mà là món quà bạn có thể đạt được bằng sự tâm huyết và rèn luyện.
Nếu ca hát là niềm đam mê của bạn thì dù có ai đó bảo rằng bạn không hát được, bạn hãy cứ tiếp tục thực hành và tập luyện chăm chỉ để cải thiện giọng hát và bỏ ngoài tai những lời xầm xì. Tuy nhiên, cũng có một số người không bao giờ hát hay được dù có cố gắng luyện tập bao nhiêu đi nữa. Có thể bạn đã biết nếu bạn thuộc trường hợp này.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-14.jpg

5. Tham gia dàn đồng ca của trường hoặc của cộng đồng để thực hành và luyện thanh

Hát trong dàn đồng ca là một cách tuyệt vời để cải thiện giọng hát. Bạn sẽ nhận được phản hồi của chỉ huy dàn đồng ca và các thành viên khác, đồng thời bạn cũng sẽ có cơ hội để làm việc như một phần của nhóm. Các ca sĩ không chuyên thường cảm thấy thoải mái hơn khi hát chung, vì giọng hát của họ không bị đem ra chỉ trích.
Hát cùng với người khác cũng là cách giúp bạn cải thiện khả năng nhận biết cao độ của các nốt nhạc, thậm chí học được các giai điệu phức tạp hơn.
Trao đổi với người chỉ huy dàn đồng ca về các phương pháp nâng cao khả năng ca hát của bạn.
Ngoài việc giúp bạn hát tốt hơn, hoạt động này cũng tạo mối gắn kết xã hội và khiến bạn vui vẻ hơn.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-15.jpg

6. Tiếp tục tập luyện và thực hành thường xuyên để nâng cao kỹ thuật ca hát

Nếu có niềm đam mê ca hát, bạn hãy cứ tiếp tục rèn luyện dù biết rằng mình không có giọng hát hay trời cho. Huấn luyện viên có thể giúp bạn sử dụng dây thanh một cách hiệu quả nhất. Mọi người ai cũng có quyền tận hưởng thú vui ca hát.

Phần 3: Sử dụng các công cụ để kiểm tra khả năng tự nhiên của bạn

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-8.jpg

1. Làm bài kiểm tra điếc âm

Một số người mắc phải chứng điếc âm, nghĩa là không có khả năng cảm nhận được cao độ của âm thanh. Nhiều bài kiểm tra điếc âm trên mạng có thể giúp bạn nhận biết mình có gặp khó khăn trong việc cảm nhận và hát đúng tông không.Hãy thử xem bạn có thể phân biệt các nốt nhạc cao thấp khác nhau không, hay bạn thuộc về 1,5 phần trăm dân số mắc chứng "amusia", những người không thể phân biệt được cao độ, tông giọng, thậm chí cả nhịp điệu.
Đa phần các bài kiểm tra điếc âm trên mạng đều bao gồm các đoạn clip ngắn trích từ các bài hát hoặc giai điệu nổi tiếng. Người làm bài kiểm tra sẽ nghe đoạn clip, sau đó chỉ ra các nốt được chơi đúng hay sai.
Mắc chứng điếc âm không có nghĩa là bạn có giọng hát dở bẩm sinh, nhưng điều này cho thấy bạn gặp khó khăn trong việc hát đúng giai điệu của bài hát.
Tương tự, dù bạn gặp khó khăn trong việc điều khiển giọng hát thì cũng không có nghĩa là bạn bị điếc âm. Một giọng hát hay phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và đôi khi điều này chỉ đơn giản là bạn cần luyện thêm về cách điều khiển giọng.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-9-Version-2.jpg

2. Hỏi thêm ý kiến của những người mà bạn tin tưởng

Tương tự như hát thử trước bạn bè và người thân, việc cho vài người thân nghe bản thu âm sẽ giúp bạn biết mọi người nghĩ sao về giọng hát của bạn. Nếu bạn có một người bạn là ca sĩ có chất giọng hay, hãy hỏi nhận xét của họ. Nếu khán giả của bạn không có nền tảng kiến thức về kỹ thuật ca hát, bạn có thể hỏi về phản ứng ban đầu của họ khi nghe giọng hát của bạn.
Chọn những người mà bạn tin là họ sẽ cho phản hồi trung thực. Đừng tìm những người mà bạn biết là dù bạn có hát thế nào thì họ cũng khen bạn có giọng hát tuyệt vời, và cũng đừng tin những người hay trở mặt ngay cả khi bạn làm rất tốt.

aid625414-v4-728px-Know-if-You-Can-Sing-Step-10.jpg

3. Biểu diễn trước khán giả để tham khảo ý kiến bên ngoài

Nếu muốn nhận được phản hồi mang tính xây dựng từ những người khác, bạn hãy thử hát cho mọi người nghe. Mời bạn bè và gia đình ngồi xem buổi biểu diễn nhỏ của bạn. Đến các câu lạc bộ “hát với nhau”, đăng ký tham gia thi ca hát hoặc hát karaoke. Chỉ cần tìm nơi nào đó mà bạn cảm thấy thoải mái và thử trình diễn.
Chọn căn phòng có thể giúp bạn thể hiện giọng hát một cách tốt nhất. Một căn phòng rộng có trần cao sẽ giúp giọng hát của bạn nghe hay hơn là tầng hầm trải thảm có trần thấp.
Khi kết thúc màn trình diễn, bạn hãy đề nghị khán giả cho ý kiến trung thực. Đừng quên rằng một số người có thể cố gắng nói sao cho bạn khỏi buồn, một số khác lại phê bình quá lời. Bạn hãy tìm điểm chung thay vì ngẫm nghĩ quá nhiều về một ý kiến nào đó.
Một cách khác để nhận được phản hồi từ công chúng là biểu diễn tại ga tàu hoặc những khu vực mua sắm đông người qua lại. Nếu có thể, bạn hãy dùng micro và một chiếc loa nhỏ và thử xem mọi người có dừng lại nghe bạn hát không. Chỉ cần bạn xin phép trước chủ hoặc quản lý khu vực đó. Một số địa điểm như ga xe điện ngầm có thể đòi hỏi bạn phải được sự cho phép của thành phố.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
×
Quay lại
Top