Cách để mở một doanh nghiệp nhỏ

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Nếu đã chắc chắn với mục tiêu mở công ty riêng, trước hết, hãy lên kế hoạch kinh doanh, thu xếp vấn đề tài chính và lập cho mình một trang web. Rồi, thời điểm thật sự mở cửa doanh nghiệp cũng sẽ đến. Lên kế hoạch kinh doanh đã khó khăn, mở ra doanh nghiệp và thu quả ngọt từ ý tưởng kinh doanh còn chứa đựng những thử thách riêng của nó. Khởi đầu tốt là tiền đề của cơ hội thành công lớn hơn trong dài hạn và một vài lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nhân sự ban đầu, quảng bá và khai trương.

Phần 1: Hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của bạn

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-1-Version-2.jpg

1. Hãy chắc là bạn đã có một kế hoạch kinh doanh cho riêng mình

Kế hoạch kinh doanh vô cùng quan trọng trong khởi động doanh nghiệp, có thể được xem là bản kế hoạch mô tả doanh nghiệp, sản phẩm/dịch vụ, thị trường và trình bày cách thức mở rộng trong 3-5 năm tới. Nó thật sự là tấm "bản đồ tổng quát" định hình hướng đi cho hoạt động kinh doanh của bạn.

Bài viết về cách lên kế hoạch kinh doanh sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho tiến trình này, chẳng hạn như: xác định thị trường tiềm năng và khả năng thành công của nó, nhận diện nhu cầu ban đầu và chi phí khởi nghiệp, nhận diện nhà đầu tư tiềm năng, thiết lập chiến lược kinh doanh cùng kế hoạch tiếp thị, tạo tài liệu súc tích, rõ ràng kết thúc bằng "tóm tắt quản trị" – tài liệu mà tại đó, về bản chất, bạn "bán" doanh nghiệp cho nhà đầu tư và các bên quan tâm.

Để có thêm thông tin, hãy tham khảo các bài viết chẳng hạn như cách bắt đầu một công việc kinh doanh nhỏ, khởi nghiệp với cửa hàng bán lẻ nhỏ, chẳng hạn như một tiệm bánh và những chi tiết trong việc thành lập doanh nghiệp ở một khu vực cụ thể.

Để đảm bảo là mình đã sẵn sàng cho việc thành lập doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo danh sách những việc cần làm gồm 10 phần của SBA – Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ Hoa Kỳ. Chúng sẽ được tóm tắt trong các bước được trình bày dưới đây.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-2-Version-2.jpg

2. Xác định cấu trúc pháp lý cho doanh nghiệp của bạn

Trước khi khởi động doanh nghiệp và hoàn tất một số hồ sơ, giấy tờ cần thiết, điều quan trọng là phải xác định cấu trúc pháp lý mà bạn muốn sử dụng. Nhìn chung, bạn có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH). Mỗi loại hình doanh nghiệp chịu sự điều phối bởi chính sách thuế và luật lệ quan trọng riêng.

Doanh nghiệp tư nhân thuộc quyền sở hữu và điều hành của một cá nhân, không có sự phân biệt giữa cá nhân đó và doanh nghiệp của họ. Nghĩa là toàn bộ lợi nhuận, thua lỗ, nợ nần và nghĩa vụ của công ty cũng chính là trách nhiệm của bạn. Hãy chọn loại hình này nếu là chủ sở hữu duy nhất và muốn chịu trách nhiệm hoàn toàn với hoạt động kinh doanh của mình.

Công ty hợp danh. Công ty hợp danh đơn giản là loại hình doanh nghiệp mà trong đó, quyền sở hữu được chia sẻ giữa hai hay nhiều người. Trong công ty hợp danh, trừ khi được quy định rõ, mỗi thành viên sẽ có mức chia sẻ ngang hàng về lợi nhuận, nghĩa vụ và vấn đề quản lý. Nhờ đó, có thể đây sẽ là lựa chọn hữu ích khi mục tiêu của bạn là thu hút vốn và hiểu biết chuyên môn để khởi nghiệp.

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là một pháp nhân độc lập do các cổ đông nắm quyền sở hữu. Nhìn chung, loại hình doanh nghiệp này không phù hợp với công ty nhỏ.

Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH): Loại hình này rất giống với công ty hợp danh, trừ việc ở đây, các thành viên được bảo vệ bởi mức trách nhiệm giới hạn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, nếu công ty TNHH bị thưa kiện, tài sản cá nhân của các thành viên góp vốn thường sẽ được miễn trách nhiệm. Nếu lo lắng về khả năng chịu liên đới cá nhân với các vụ kiện tụng hay vay nợ phát sinh từ hoạt động kinh doanh, đây có lẽ là lựa chọn tốt dành cho bạn.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-3-Version-2.jpg

3. Đăng ký cấu trúc pháp lý cần thiết

Mỗi loại hình doanh nghiệp có quy trình thành lập khác biệt và trong lúc một vài loại hình cần nhiều thao tác hơn, một số khác lại có quy trình thật sự đơn giản. Bạn có thể tìm thấy chi tiết về cách thức đăng ký cho từng loại hình doanh nghiệp tại website của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân là đơn giản nhất khi yêu cầu ít hồ sơ, giấy tờ. Nếu ở Mỹ, bạn còn không cần thực hiện bất kỳ động thái chính thức nào mà chỉ cần đơn giản xin mã số nhận dạng nhân viên EIN (được trình bày ở dưới), đăng ký tên doanh nghiệp (như ở dưới) và khi đó, bạn đã có thể kê khai thu nhập doanh nghiệp trong phần thuế cá nhân của mình.

Công ty TNHH, công ty hợp doanh và cổ phần phức tạp hơn đôi chút, yêu cầu một số hồ sơ, giấy tờ riêng. Để biết thêm chi tiết, hãy tham khảo website hoặc liên hệ trực tiếp đến sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh và thành phố (chẳng hạn như Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh).

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-4-Version-2.jpg

4. Tại Việt Nam, khi đăng ký doanh nghiệp, sở kế hoạch và đầu tư sẽ tự động liên kết với cục thuế và cấp mã số thuế cho doanh nghiệp của bạn

Nếu ở Mỹ, hãy xin mã số nhận dạng thuế vụ hay còn được biết đến dưới tên gọi mã số nhận dạng nhân viên (EIN). Mã số này được dùng để nhận diện doanh nghiệp vì mục đích thu thuế. Đăng ký mã số nhận dạng nhân viên khá đơn giản và có thể hoàn thành chỉ trong vài phút trên trang web của Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS).

Lưu ý rằng trong trường hợp thành lập công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân, đăng ký xin mã số nhận dạng nhân viên là không cần thiết. Tuy nhiên, dù thế nào, đó vẫn là hành động khôn ngoan. Không có EIN, khi liên quan đến thuế, doanh nghiệp sẽ được nhận diện thông qua Mã số An sinh Xã hội (SSN) của bạn. Duy trì tính riêng tư cho SSN sẽ giảm thiểu nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-5-Version-2.jpg

5. Ở Việt Nam, khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, bạn đồng thời cũng đã đăng ký tên doanh nghiệp cùng sở kế hoạch và đầu tư

Nếu ở Mỹ, bạn sẽ phải tiến hành đăng ký tên cho công ty của mình. Trừ khi quyết định điều hành công ty dưới danh nghĩa của chính mình, chẳng hạn như "Sơn Nguyễn Văn A", hầu hết các bang đều yêu cầu bạn đăng ký tên "dùng cho hoạt động kinh doanh" (DBA) vì mục đích pháp lý và thuế. DBA được đăng ký với chính quyền bang hay văn phòng thư ký hạt. Hãy tìm hiểu qua mạng những yêu cầu cụ thể tại bang của bạn.

Lập tên dùng cho hoạt động kinh doanh thường chỉ mất vài phút để hoàn thành và đặc biệt hữu dụng trong trường hợp công ty tư nhân. Nó cho phép tách rời hoạt động kinh doanh với tên riêng của bạn. Khi thành lập công ty tư nhân, trừ khi đăng ký sử dụng DBA, tên riêng sẽ tự động được dùng cho doanh nghiệp.


aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-6-Version-2.jpg

6. Xin giấy phép kinh doanh

Tỉnh hay thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động sẽ yêu cầu giấy phép kinh doanh. Thường thì những đơn yêu cầu này có thể được tìm thấy trên trang web địa phương của bạn.

Bạn sẽ cần điền thông tin loại hình kinh doanh, địa chỉ, số lượng nhân viên, EIN (nếu ở Mỹ) và có thể là một số thông tin liên quan đến doanh thu (thông tin ước tính là đủ trong trường hợp này).

Nhớ rằng yêu cầu về giấy phép thường áp dụng cho cả doanh nghiệp kinh doanh tại nhà, doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến lẫn doanh nghiệp kinh doanh truyền thống với trụ sở riêng. Yêu cầu có thể thay đổi theo từng địa phương và vì vậy, hãy chắc là bạn đã liên hệ với chính quyền tỉnh/thành phố để xác định những yêu cầu riêng biệt tại địa phương của bạn.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-7.jpg

7. Xin những giấy phép cần thiết khác

Không may là mỗi vùng có thể sẽ yêu cầu những giấy phép khác nhau. Chúng có thể bao gồm "Giấy phép Hành nghề Tại nhà" đối với hoạt động kinh doanh tại nhà, "Giấy phép Báo động" nếu doanh nghiệp cần hệ thống báo động thương mại hay những giấy phép sử dụng vũ khí và chất có cồn khác.

Liên hệ phòng cấp phép ở chính quyền địa phương hay cơ quan chức năng tương tự hoặc tìm đến phòng thương mại hay hiệp hội doanh nghiệp để được hướng dẫn thêm.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-8.jpg

8. Lập tài khoản ngân hàng cho doanh nghiệp của bạn

Việc tách biệt tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bởi chúng có thể dẫn đến vấn đề với sở thuế vụ. Duy trì tài khoản ngân hàng riêng biệt cho các giao dịch cá nhân và giao dịch kinh doanh giúp đơn giản hóa nghiệp vụ kế toán và khiến các yêu cầu về thuế trở nên rõ ràng hơn.

Để mở tài khoản doanh nghiệp, bạn chỉ việc liên hệ với ngân hàng hay tổ chức tín dụng của mình.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-9.jpg

9. Liên hệ luật sư hay kế toán viên chuyên về doanh nghiệp nhỏ để có những chỉ dẫn sâu hơn

Dù mọi việc tương đối đơn giản với công ty tư nhân nhưng nếu thành lập công ty TNHH, công ty Cổ phần hay Hợp danh, nhờ đến chuyên gia là rất cần thiết.

Chuyên gia không chỉ hướng dẫn bạn hoàn tất hồ sơ, giấy tờ cần điền mà đồng thời, còn có thể hỗ trợ soạn thảo tài liệu hợp tác quan trọng. Chẳng hạn như, thành lập công ty TNHH hay công ty Hợp danh sẽ cần đến giấy tờ quy định rõ quyền sở hữu của từng cá nhân. Điều này phải được thể hiện trong hình thức có giá trị về mặt pháp lý.

Phần 2: Chuẩn bị mở công ty

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-10.jpg

1. Xác định trách nhiệm của người sử dụng lao động

Trước khi bắt đầu tuyển dụng, hãy chắc là bạn đã tiến hành những bước cần thiết để có thể đóng hộ phần thuế thu nhập cá nhân, cung cấp xác nhận đủ tiêu chuẩn làm việc cho người lao động và bảo hiểm tai nạn lao động cũng như những yếu tố cần thiết khác.

Nếu ở Mỹ, một trong những bổn phận trọng tâm của bạn chính là đảm bảo người lao động được quyền làm việc tại đây. Khi đó, bạn phải hoàn thành "Mẫu đơn I-9" trong vòng ba ngày kể từ thời điểm thuê nhân viên mới. Bạn sẽ phải nộp tài liệu này để xác minh tư cách công dân và xác nhận quyền làm việc tại Mỹ của người lao động đó. Mẫu đơn có thể được tải về từ trang web của Cơ quan Thị thực di trú và Hải quan Hoa Kỳ. Lưu ý là dù không cần nộp đơn lên Chính quyền Liên bang nhưng bạn vẫn phải lưu trữ không ít hơn ba năm kể từ ngày sử dụng lao động và một năm sau ngày kết thúc hợp đồng.

Đảm bảo là bạn đã đăng ký Bảo hiểm Lao động theo Chương trình Bảo hiểm Lao động của chính phủ.

Ở Mỹ, khi ký kết hợp đồng, người lao động buộc phải cung cấp Mẫu đơn W-4 đã được ký trước khi bắt đầu làm việc và trách nhiệm của bạn là gửi tài liệu đó đến Sở thuế vụ. Nhờ vậy, bạn có thể giữ lại phần thuế thu nhập liên bang.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về ký kết hợp đồng và trách nhiệm của người sử dụng lao động tại trang web của Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ SBA (https://www.sba.gov/category/naviga...tarting-business/establishing-business/hiring).

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-11.jpg

2. Thuê đúng người

Ấn tượng đầu tiên là cực kỳ quan trọng với bất kỳ doanh nghiệp nhỏ mới nào. Trừ khi tự mình làm tất cả, những người mà bạn thuê dùng sẽ góp phần làm nên ít nhất là một phần ấn tượng đầu tiên đó.

Lý tưởng là tìm được người quen thuộc với hoạt động kinh doanh của bạn, chẳng hạn như người biết nhào bột khi dự định mở một cửa hàng pizza. Thế nhưng, quan trọng hơn chính là có thể tìm được người sẵn sàng và nhiệt tình học hỏi. Bạn cần những người muốn học cách làm (và đại diện cho công ty) theo cách của bạn.

Dù vậy, bạn cũng sẽ phải chấp nhận thả lỏng đôi chút. Dù đã thai nghén thật lâu nhưng một khi để công ty bước ra thế giới hiện thực thì bạn sẽ cần giúp đỡ để có thể chăm lo cho nó. Hãy tìm nhân viên, những người hăng hái đóng góp ý tưởng và điều chỉnh, thích nghi khi doanh nghiệp vượt qua những khó khăn trong giai đoạn phát triển đầu tiên của mình.

Làm phần việc của bạn. Xem xét hồ sơ. Gọi điện cho người giới thiệu. Đừng nhận cháu chỉ để anh trai cảm thấy hạnh phúc (hãy chờ cho đến khi công ty đã đủ cứng cáp).

Câu hỏi tương tự như "Bạn có thể cho ví dụ về một vấn đề mà bạn đã giải quyết thành công được chứ?" có thể sẽ cho bạn cái nhìn sâu hơn về tham vọng, sự khéo léo và đạo đức nghề nghiệp của ứng viên tiềm năng. Dù vậy, đừng quên là những câu hỏi như vậy khá phổ biến và ứng viên có thể đã chuẩn bị sẵn câu trả lời (do đó, việc không thể trả lời một cách hiệu quả sẽ là một dấu hiệu không tốt). Đồng thời, hãy cố đưa ra những tình huống giải quyết vấn đề giả định, chẳng hạn như những tình huống đặc thù cho doanh nghiệp nhỏ của bạn.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-12.jpg

3. Chuẩn bị địa điểm kinh doanh

Dù là một vị trí địa lý hay vị trí kinh doanh ảo, ấn tượng đem lại cho những khách hàng đầu tiên sẽ ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội thành công của bạn.

Nếu hoạt động kinh doanh liên quan đến mặt bằng, chẳng hạn như cửa hàng bánh kẹo hay hiệu sách cũ, hãy thiết lập không gian thể hiện tầm nhìn của bạn với hoạt động kinh doanh đó. Chẳng hạn như, bạn có thể kết hợp họa tiết và đồ trang trí nhiều màu sắc cùng logo của bạn hoặc xem xét cá nhân hóa cửa hàng bằng những tấm ảnh gia đình nhằm thiết lập mối quan hệ mật thiết với hoạt động kinh doanh. Bạn cũng có thể cân nhắc thuê chuyên gia thiết kế nội thất và/hoặc chuyên gia trang trí.

Sự hiện diện của một trang web nếu không phải đã thì cũng đang trở thành một phần thiết yếu của bất kỳ doanh nghiệp nhỏ mới nào, vì vậy, đừng xem nó là hiển nhiên. Hãy đảm bảo trang web có tính trực quan, dễ quản lý và phù hợp với thương hiệu mà bạn muốn xây dựng, đặc biệt là khi một phần hoạt động kinh doanh dựa đáng kể vào nó. Thuê thiết kế web chuyên nghiệp cũng là ý tưởng không tồi.

Nếu ngân sách không dư dả và/hoặc doanh nghiệp không cần đến mặt bằng truyền thống, đừng chi trả quá nhiều cho một không gian hoành tráng. Một quán cà phê ở địa phương có thể là địa điểm gặp gỡ khách hàng tốt. Hoặc, bạn cũng có thể thuê không gian cần thiết cho những buổi gặp mặt như vậy. Hãy chờ đến lúc công ty có nền móng vững chắc trước khi mở rộng, chuyển đến vị trí đẹp hơn.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-12.jpg

4. Cân nhắc sử dụng hình thức khai trương “mềm”

Chẳng có luật nào quy định rằng ngày đầu tiên hoạt động đồng thời cũng là Ngày Khai trương của bạn. Hãy cho doanh nghiệp cơ hội để giải quyết những vấn đề vướng mắc trước khi công bố với thế giới sự hiện diện của mình.

Nhà hàng có lẽ là ví dụ điển hình nhất cho hoạt động kinh doanh thường sử dụng hình thức khai trương mềm: tổng duyệt dịch vụ ăn uống với khách mời, thậm chí có thể chỉ là bạn bè và người thân. Dù vậy, ý tưởng này có thể hiệu quả với gần như là mọi doanh nghiệp nhỏ. Hãy để đội ngũ nhân viên công ty mới chào đời của bạn làm việc với các gia đình họ hàng ở địa phương, thu hút bạn bè bằng dịch vụ chăm sóc móng miễn phí hay thuyết phục câu lạc bộ đọc sách ghé qua và thảo luận về nhu cầu bảo hiểm nhân thọ của họ.

Mở cửa chính thức nhưng không phô trương quá mức, có thể là một hoặc hai tuần trước Ngày Khai trương (được quảng cáo rầm rộ) của bạn. Có thể khách hàng chỉ đến với số lượng nhỏ nhưng nhờ đó, sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp trong việc tập duyệt và đưa mọi thứ về đúng quỹ đạo trước khi dòng khách mà bạn hy vọng đổ đến sau đó.

Phần 3: Quảng bá

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-14.jpg

1. Bắt đầu sớm

Đừng chờ đến lúc xác định được ngày mở cửa hay đến tận ngày mở cửa đó. Hãy chủ động trong việc thiết lập nhận diện thương hiệu và tạo cảm giác háo hức, trông chờ. Bảng hiệu “sắp mở cửa” ở mặt bằng đang trong giai đoạn chuẩn bị là khởi đầu tốt nhưng chỉ vậy là chưa đủ.

Dành phần lớn ngân sách tiếp thị ban đầu cho Ngày Khai trương nhưng trước đó, hãy tận dụng những lựa chọn không quá đắt đỏ như phát tờ rơi, gửi thư trực tiếp cho đối tượng mục tiêu và thiết lập hình ảnh trên các phương tiện truyền thông xã hội.

Hãy cố xây dựng thương hiệu trước cả khi trụ sở kinh doanh đã sẵn sàng. Nếu dự định bán vòng cổ hay bánh gối được làm thủ công, hãy tìm đến chợ thủ công hay hội chợ thực phẩm, nơi mà bạn có thể kê bàn và bán sản phẩm (đừng quên quảng cáo cho việc mở cửa hàng bán lẻ sắp tới của bạn). Nếu là kế toán viên, có lẽ bạn có thể tình nguyện cung cấp dịch vụ tư vấn thuế ở trung tâm cộng đồng địa phương hay thư viện (và phân phát danh thiếp ở đó).

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-15.jpg

2. Lập ngân sách tiếp thị

Bước chạy đà đến ngày mở cửa và vài tháng hoạt động đầu tiên rất có thể mang tính quyết định trong việc định hình hay thất bại của doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập của bạn. Vì vậy, hãy chắc là bạn sẽ dành thật nhiều cho công cuộc tiếp thị đầu tiên.

Bạn có thể dành 20% ngân sách tiếp thị của năm đầu cho Ngày Khai trương. Nó sẽ đủ để truyền bá rộng rãi thông điệp của bạn vào thời điểm mà tại đó, quảng cáo thường hiệu quả nhất. Dù vậy, đây cũng không phải là tình huống “dồn toàn bộ trứng vào trong một rổ” để rồi bị bó buộc về mặt ngân sách với những quảng cáo theo sau.

Chẳng hạn như bạn có thể dùng 90 triệu cho việc quảng cáo Ngày Khai trương, bởi số tiền này sẽ đủ cho hai lượt mua thời lượng trên phương tiện truyền thông. Nếu 90 triệu là quá tầm, bạn có thể tận dụng sự kết hợp giữa tờ rơi, thư trực tiếp, mục hàng quảng cáo (bong bóng, băng rôn, v.v.) và “bảng hiệu di động” tại giao lộ đông đúc với chi phí khoảng 30 triệu.

Dĩ nhiên là ở đây, chúng ta đang dựa trên giả định ngân sách tiếp thị của bạn tương đối lớn, khoảng 450 triệu đồng (90 triệu là 20% của 450 triệu). Bởi ngân sách tiếp thị ở nhiều doanh nghiệp sẽ nhỏ hơn con số này (có thể chỉ là vài chục triệu), hãy luôn ghi nhớ con số 20% ngân sách tiếp thị.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-16.jpg

3. Sử dụng truyền thông truyền thống

Nếu ngân sách cho phép, hãy cân nhắc sử dụng các phương tiện truyền thông truyền thống như đài hoặc báo chí. Nếu cũng có thể lo được quảng cáo trên truyền hình, hãy xem xét thực hiện đa dạng hóa sự hiện diện quảng cáo luôn là ý tưởng không tồi.

Trước khi gạt quảng cáo trên đài sang một bên và xem đó là hình thức truyền thông lỗi thời, hãy lưu ý rằng vẫn còn vô số đối tượng thường xuyên nghe đài trên khắp đất nước, đặc biệt là khi di chuyển trên các phương tiện giao thông. Do đó, đài có thể là một phương thức quảng cáo đặc biệt tốt cho các cửa hàng bán lẻ và nhà hàng. Hãy định hướng quảng cáo theo định dạng chương trình (Bảng xếp hạng Top 40, Nhạc đồng quê, Chương trình đối thoại, v.v.) và thời gian trong ngày để tối đa hóa sức ảnh hưởng của nó.

Dù báo được ưa chuộng bởi đối tượng từ 35 tuổi trở lên nhưng vẫn tồn tại một tỉ lệ đáng kể độc giả thường xuyên là những người trưởng thành trẻ tuổi. Báo vẫn là cách tiếp cận hàng ngàn khách hàng tiềm năng hiệu quả về mặt chi phí.

Cũng nên cân nhắc đính kèm phiếu giảm giá chúng không chỉ tạo động lực ghé thăm cửa hàng mà còn xây dựng mối liên kết hữu hình giữa khách hàng tiềm năng và doanh nghiệp của bạn. Việc theo dõi tính hiệu quả của nó cũng rất dễ dàng bởi càng nhiều phiếu giảm giá được đưa đến cửa hàng thì nghĩa là chúng đang hoàn thành rất tốt nhiệm vụ của mình.

Có thể bạn cho rằng quảng cáo trên truyền hình nằm ngoài tầm với ngân sách kinh doanh nhỏ của mình. Dù vậy, vẫn có những lựa chọn cho phép sản xuất và lên hình những mẫu quảng cáo chi phí thấp, đôi khi được hậu thuẫn bởi kênh truyền hình địa phương. Cân nhắc nhóm các quảng cáo trong những chương trình phù hợp với khách hàng mục tiêu của bạn, chẳng hạn như chương trình liên quan đến phán xử trên truyền hình nếu đó là hoạt động pháp lý hoặc bản tin thể thao mỗi ngày nếu bạn dự định mở một học viên đào tạo đánh golf. Nhờ đó, người xem sẽ có ấn tượng dường như bạn chính là nhà tài trợ lớn của chương trình.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-17.jpg

4. Sử dụng truyền thông xã hội

Kể cả khi không biết “tweet” từ “tag” của bạn là gì hay trong trường hợp tiệm may không cần xây dựng hình ảnh trên mạng truyền thông xã hội, hãy tận dụng mọi kênh nhằm quảng bá hoạt động kinh doanh của bạn. 80% chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ vẫn đang sử dụng truyền thông xã hội, đặc biệt là cho chiến lược tiếp thị.

Sức hút của quảng cáo qua truyền thông xã hội nằm ở chi phí thấp và kết nối trực tiếp đến khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, cũng đừng quên yếu điểm của nó là gần như bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn. Hãy tiến hành phân tích chi tiết cơ sở khách hàng hiện hữu và khách hàng mục tiêu, có kết hợp nhận diện thương hiệu và thông điệp xuyên suốt các nền tảng được sử dụng.

Với số lượng nền tảng truyền thông xã hội không ngừng gia tăng, có thể bạn bị thôi thúc bởi ý tưởng hoạt động ở càng nhiều nền tảng càng tốt. Dù vậy, đừng dàn trải doanh nghiệp (hay chính bạn) một cách quá hời hợt. Nếu cửa hàng làm tóc hướng đến đối tượng các bà nội trợ nằm trong khoảng U40, những người thường xuyên sử dụng Facebook, hãy tập trung sức lực vào đó. Đừng đăng thông tin mọi lúc, vài lần một tuần là đã đủ. Dẫu sao, bạn sẽ tương đối bận rộn với những công tác mở cửa doanh nghiệp khác.

Dù vậy, vẫn có cách liên kết nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau. Hãy xem đây là một lựa chọn nếu bạn có thể quản lý chúng mà không để mình quá dàn trải ở thời điểm vô cùng bận rộn.

Sự hiện diện trên mạng truyền thông xã hội là cực kỳ quan trọng nếu doanh nghiệp hoạt động qua mạng. Bên cạnh truyền thông xã hội, cân nhắc sử dụng công nghệ quảng cáo trên internet, chẳng hạn như Google Adwords. Adwords cho phép quảng cáo từ doanh nghiệp của bạn hiển thị mỗi khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên google. Khi ai đó nhấp chuột vào quảng cáo, bạn trả tiền. Với hoạt động kinh doanh qua mạng, điều này có thể đặc biệt quan trọng bởi nó liên kết doanh nghiệp với mạng internet rộng lớn hơn. Nó cũng quan trọng với hình thức kinh doanh truyền thống nhờ khả năng tiếp cận đối tượng người xem tiếp xúc nhiều với internet hơn là những hình thức truyền thông khác.

Phần 4: Đi vào hoạt động

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-18.jpg

1. Cân nhắc thời điểm mở cửa “khai trương”

Như đề cập ở trên, không có yêu cầu nào quy định rằng Ngày Khai trương sẽ phải là ngày hoạt động đầu tiên của doanh nghiệp và thường thì vẫn nên chờ thậm chí là vài tuần để tuyên bố Khai trương.

Lên lịch Khai trương vào ngày và thời điểm phù hợp với sản phẩm hay dịch vụ của bạn: sáng thứ Bảy cho một quán ăn bình dân, tối thứ Sáu cho cửa hàng kem, đầu giờ tối cho phòng tập võ.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-18.jpg

2. Biến nó thành một sự kiện

Nỗ lực tạo dựng sự hào hứng cho những ngày này và thậm chí là vài tuần trước buổi Khai trương.
Dùng thuật ngữ “Khai trương” trong hoạt động tiếp thị nhằm khiến nó trở nên đặc biệt hơn chỉ là một thông báo “đi vào hoạt động” đơn thuần. Xây dựng sự hứng khởi bằng cách cung cấp giải thưởng, quà tặng, các bài biểu diễn, đãi ngộ đặc biệt, v.v. cho khách hàng ghé thăm vào ngày đó.

Thuê nhiếp ảnh gia ghi lại hình ảnh sự kiện để dùng trên truyền thông truyền thống hoặc xã hội. Kết hợp những loại hình giải trí trực tiếp, tăng cường nhân sự hay thậm chí là bảo vệ nếu kỳ vọng sự xuất hiện của đám đông đặc biệt lớn.

Nếu doanh nghiệp và/hoặc vị trí kinh doanh không đáp ứng được một buổi Khai trương công khai lớn, hãy cân nhắc tổ chức sự kiện tương tự như “tiệc ra mắt” tại nhà hàng, sảnh tiệc, v.v. gần đó.

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-20.jpg

3. Lôi kéo cộng đồng vào hoạt động của bạn

Thiết lập kết nối với cộng đồng địa phương ngay từ lúc doanh nghiệp còn trong trứng nước. Để mọi người hình dung được những tác động tích cực đến cộng đồng trong nhiều năm tới của doanh nghiệp.

Mời nhà báo cũng như doanh nghiệp địa phương và các nhà lãnh đạo cộng đồng đến sự kiện của bạn. Giao thiệp càng nhiều càng tốt và biến mình thành một thành viên trong đội nhóm địa phương.

Nếu có thể, hãy tổ chức Khai trương cùng một sự kiện cộng đồng, thời điểm mà tại đó, hiện hữu đám đông người dân địa phương. Hãy biến nó thành một phần của hoạt động chào mừng lớn hơn. Tài trợ chương trình giải trí trong dịp chào mừng ngày nghỉ hay lễ hội mùa hè. Quảng cáo cả doanh nghiệp lẫn mối liên kết sâu sắc với cộng đồng

aid1147809-v4-728px-Open-a-Small-Business-Step-21.jpg

4. Đảm bảo trải nghiệm tích cực cho người mua hàng

Lên kế hoạch từ trước và làm mọi điều trong khả năng nhằm đảm bảo rằng người tham dự sẽ rời khỏi buổi Khai trương với ấn tượng đầu tiên tốt đẹp về doanh nghiệp mới của bạn. Những sơ sót đơn giản như không đủ chỗ đậu xe, xếp hàng quá lâu để gọi thức ăn hay hết giấy trong phòng vệ sinh có thể biến sự đón tiếp nhiệt tình thành tồi tệ.

Dùng thêm người nhằm đảm bảo khách hàng không phải chờ quá lâu để được chú ý hay phục vụ.
Nếu chỗ đậu xe có thể là vấn đề, trước đó, hãy thử sắp xếp với nhóm cộng đồng hay các doanh nghiệp khác, chẳng hạn như thiết lập bãi đỗ phụ thêm ở một nhà thờ gần đó.

Tiễn người tham dự về nhà với món quà thể hiện sự trân trọng dành cho họ. Lý tưởng thì đó nên là món đồ đi kèm logo của bạn cùng phiếu giảm giá/chương trình đãi ngộ đặc biệt dành cho lần ghé thăm tiếp theo.

Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: WIKIHOW
 
×
Quay lại
Top