Cách để khiến mẹ tha thứ sau khi bạn phạm lỗi

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Ở vài thời điểm trong đời như khi còn là một đứa trẻ, thiếu niên hay thanh niên, có đôi lần chúng ta làm gì đó ngu ngốc khiến bố mẹ nổi trận lôi đình, và bài báo này đang nói đến vấn đề làm thế nào để mẹ tha lỗi cho bạn.

Thỉnh thoảng, lời xin lỗi cũng vô tác dụng và bạn phải nỗ lực hơn mới được tha thứ. Tuy nhiên, xin lỗi một cách thành khẩn và cư xử tốt nhất có thể sẽ giúp mẹ bỏ qua lỗi lầm của bạn.

I. Xin lỗi một cách thành khẩn


cach-khien-me-tha-loi-1.jpg


1. Nhận lỗi trực tiếp. Dù chuyện gì xảy ra, đừng nên xin lỗi qua tin nhắn hoặc email. Nói chuyện với ai đó trong tình huống như vậy là rất khó nhưng việc trình bày và nhìn nhận lỗi của mình một cách trực tiếp sẽ giúp bà ấy thấy được sự chân thành của bạn.


cach-khien-me-tha-loi-2.jpg


2. Thành khẩn. Dùng tông giọng kính cẩn, nói lời xin lỗi thật rành mạch. Nói lầm bầm trong miệng chứng tỏ bạn không thật sự nhìn thấy cái sai của mình.

Nếu bạn không biết làm thế nào để bắt đầu, hãy nói đại loại như "Con thật sự xin lỗi vì đã làm mẹ giận. Con biết con không nên đánh nhau. Con đã quá háo thắng, nhưng con thật sự không muốn làm vậy. Mẹ tha lỗi cho con nhé?"


cach-khien-me-tha-loi-2.jpg


3. Nói sự thật. Có thể bạn muốn nói dối nhưng đừng làm vậy, nếu mẹ biết sự thật thì còn tồi tệ hơn. Bạn sẽ trở thành đứa con không ngoan, và sẽ mất khá nhiều thời gian để bà ấy tha thứ cho bạn.


cach-khien-me-tha-loi-4.jpg


4. Đừng cố nói chuyện với mẹ khi tình huống đang gay gắt. Để bà ấy dịu lại một chút. Tiếp cận mẹ sau khi bà đã có thời gian suy nghĩ về sự việc. Điều quan trọng nhất là đừng cãi bướng nếu không sự việc sẽ càng tệ hơn.


cach-khien-me-tha-loi-5.jpg


5. Chọn thời điểm thích hợp. Không nên xin lỗi khi mẹ đang phải tập trung vào việc khác, chẳng hạn như nấu ăn. Đến gặp mẹ khi bà ấy đang rảnh rỗi và hỏi liệu bạn có thể nói chuyện một chút được không.

Nên thấu hiểu nếu lúc ấy mẹ không muốn nghe bạn. Có thể bà chưa sẵn sàng. Chờ một lúc và hỏi lại.


cach-khien-me-tha-loi-6.jpg


6. Đừng để quá lâu. Bạn phải nhìn nhận những gì mình làm kịp lúc. Nếu bạn đợi quá lâu, mẹ bạn sẽ nghĩ rằng bạn không hề hổ thẹn vì điều mà bạn gây ra.


cach-khien-me-tha-loi-7.jpg


7. Lắng nghe những gì mẹ nói. Lắng nghe nghiêm túc và cố gắng hỏi để biết tại sao bà ấy cho rằng bạn sai. Cách duy nhất để không tái phạm là bạn phải hiểu được tại sao mẹ lại nổi giận. Sau đó, thử đặt mình vào vị trí của bà ấy. Cha mẹ là người luôn mong con mình trưởng thành, vì thế hãy nhìn nhận theo hướng của mẹ.


cach-khien-me-tha-loi-8.jpg


8. Đừng lôi những chuyện khác vào cuộc nói chuyện. Không nên khơi lại những điều đã xảy ra trong quá khứ. Bạn sẽ chỉ khiến mẹ bạn nhớ lại những rắc rối tệ hại mà bạn từng làm và càng tức giận thêm.

Ví dụ, không nên nói rằng "Nhưng mà anh hai đã đi chơi qua đêm hồi tuần trước mà có bị phạt đâu! Tại sao mẹ lại nổi giận với con mà không phải anh ấy?" Đem sự cố trong quá khứ ra nói chỉ cằng khơi lên nhiều cảm xúc tiêu cực. Thay vào đó chỉ cần nói "Con biết mẹ rất giận, con thật sự không nên đi chơi về muộn. Con xin lỗi."


cach-khien-me-tha-loi-9.jpg


9. Đừng viện lý do cho những gì bạn đã làm. Những lời bào chữa sẽ khiến lời xin lỗi trở nên vô giá trị vì nghe có vẻ như bạn đang phủ nhận sai lầm của mình bằng cách đổ lỗi cho ai đó hoặc thứ gì đó. Bạn cần phải chấp nhận rằng mình đã làm sai nếu bạn muốn mẹ tha thứ.

Chẳng hạn, thay vì nói "Con về trễ không phải vì đi chơi, là do con phải đưa bạn con về trước." hãy nói "Con biết buổi tối ngoài đường rất nguy hiểm, con xin lỗi. Lần sau con sẽ về trước khi buổi tiệc kết thúc để về nhà đúng giờ."


cach-khien-me-tha-loi-10.jpg


10. Cố gắng sử sai. Một lời xin lỗi sẽ mang lại hiệu quả, nhưng nỗ lực cải thiện tình hình sẽ khiến mọi thứ tốt lên.

Chẳng hạn, nếu bạn làm hỏng thứ gì đó, cố gắng sửa lại hay tìm thứ khác thay thế. Nếu bạn la mắng em gái, hãy quan tâm và tử tế với em bạn hơn, và mẹ sẽ thấy điều đó.


cach-khien-me-tha-loi-11.jpg


11. Viết thư xin lỗi. Bước này có vẻ như trái ngược với "Xin lỗi trực tiếp," nhưng thật ra nó bổ trợ cho việc xin lỗi qua lời nói. Tuy nhiên đừng sử dụng email hay tin nhắn. Viết một bức thư tay cho mẹ về sai lầm của bạn và giải pháp bạn dành cho tương lai. Một tin nhắn viết tay sẽ cần nhiều tâm tư và thời gian, vì thế mẹ bạn sẽ đánh giá cao sự chu đáo ấy. Nếu bạn có khiếu vẽ, hãy trang trí bức thư bằng vài biểu tượng mà bạn biết bà ấy sẽ cảm kích.

Bạn có thể tham khảo bức thư sau: "Mẹ yêu dấu, con biết mẹ đã rất giận về việc con đánh Bin. Con biết mẹ muốn tình cảm của chúng con tốt đẹp vì mẹ và các dì không được như vậy, con rất hiểu điều đó. Con thương Bin lắm dù đôi lúc em làm con phát cáu. Con lớn hơn em nhiều vì thế đáng lẽ con phải kềm chế hơn khi em cố tình chọc phá con. Con biết những mối quan hệ tốt sẽ giúp nhiều trong công việc và mẹ chỉ cố gắng để dạy dỗ con nên người cũng như giúp con phát triển tình cảm chị em với Bin. Con sẽ giữ hòa khí trong tương lai, và con hy vọng mẹ có thể tha thứ cho con. Yêu mẹ, Lan."


cach-khien-me-tha-loi-12.jpg


12. Hiểu rằng tha thứ cũng cần thời gian. Thỉnh thoảng mẹ tha lỗi cho bạn rất nhanh, nhưng đôi lúc cũng cần thời gian. Trên thực tế, một số nhà tâm lý học nói rằng tha thứ cũng như đau buồn, sẽ trải qua một số giai đoạn. Mẹ của bạn có thể trải qua sự phủ nhận, đấu tranh nội tâm, giận dữ, trầm cảm trước khi chấp nhận và tha thứ, mặc dù có thể bà ấy không đi theo trình tự hoặc thậm chí đi qua tất cả các giai đoạn đó. Bất kể như thế nào, hãy nhớ rằng bạn phải nỗ lực để có được sự tha thứ và tin tưởng trở lại.


cach-khien-me-tha-loi-13.jpg


13. Biết rằng ngay cả mẹ cũng không hoàn hảo. Bà ấy có thể đã sai hoặc thậm chí giận bạn lâu hơn là bạn nghĩ.

Thỉnh thoảng các bà mẹ cũng nổi giận vì vài lý do khác. Không hẳn là do lỗi của bạn. Bạn có một ngày tồi tệ với em gái, và cùng lúc đó mẹ bạn cũng trải qua một ngày (thậm chí một tuần!) không mấy vui vẻ ở nơi làm việc và thế là mọi thứ đi quá giới hạn.

II. Thể hiện bạn đã ăn năn bằng những hành vi tốt


cach-khien-me-tha-loi-14.jpg


1. Tuân thủ quy định. Hẳn bạn không muốn mẹ mình giận dữ hơn bằng cách vi phạm một quy tắc khác nữa trong nhà. Vì thế hãy ngoan ngoãn. Nếu có cơ hội chứng tỏ mình hữu ích thì hãy nắm bắt, đừng gạt nó đi. Bạn cần tỏ ra mình là người hữu dụng.


cach-khien-me-tha-loi-15.jpg


2. Hãy hợp tác, đừng chống đối. Hỏi xem mẹ bạn có thể cho bạn lời khuyên về kế hoạch hoàn thiện bản thân trong tương lai.

Chẳng hạn, vấn đề của bạn là thường xuyên về muộn. Hỏi mẹ của bạn xem bạn nên làm thế nào khắc phục vấn đề đó. Có thể bạn nên đặt báo thức 30 phút trước giờ cần có mặt ở nhà và yêu cầu mẹ nhắc bạn cài báo thức mỗi khi chuẩn bị ra ngoài.


cach-khien-me-tha-loi-16.jpg


3. Giữ bình tĩnh. Không nên mất kiểm soát và đưa ra quyết định như bỏ nhà ra đi hay chạy thật xa khỏi nhà. Bạn có thể cảm thấy tức giận vì cho rằng mẹ không quan tâm. Tuy nhiên, bà ấy tức giận vì bà ấy lo lắng và mong điều tốt đẹp cho bạn. Mẹ muốn bạn làm tốt hơn. Nếu cảm thấy cô độc, thử nói chuyện với bạn thân, một vị phụ huynh khác hay anh/chị của bạn nếu muốn được chia sẻ.


cach-khien-me-tha-loi-17.jpg


4. Đừng lặp lại cùng một sai lầm. Nếu bạn cứ hết lần này đến lần khác mắc cùng một sai lầm, mẹ bạn sẽ hoài nghi về sự chân thành trong lời xin lỗi của bạn.


cach-khien-me-tha-loi-18.jpg


5. Tích cực làm việc nhà. Tự đi đổ rác mà không cần đợi yêu cầu. Giặt thêm quần áo. Đề nghị được trông em hay đi mua đồ tạp hóa giúp mẹ. Nấu bữa tối trước khi mẹ bạn kịp làm điều đó. Mẹ bạn sẽ thấy được rằng bạn đang cố gắng sửa sai.


cach-khien-me-tha-loi-19.jpg


6. Làm những điều tử tế cho mẹ. Mang bữa sáng vào phòng cho bà ấy. Mua hoa tặng mẹ. Vẽ tặng mẹ một bức tranh để mẹ có thể mang đến nơi làm việc. Cho bà ấy biết rằng bạn yêu bà như thế nào.


cach-khien-me-tha-loi-20.jpg


7. Cùng nhau làm những việc mà bạn biết mẹ sẽ thích
. Chở bà đi dạo công viên cho dù bạn không hứng thú lắm, hay rủ mẹ cùng đi thư viện với bạn.


cach-khien-me-tha-loi-21.jpg


8. Trở nên tình cảm, đừng buồn bã. Sự trìu mến sẽ cho mẹ thấy rằng bạn muốn làm tốt hơn

III. Tôn trọng


cach-khien-me-tha-loi-22.jpg


1. Thể hiện sự lắng nghe. Khi mẹ đang la rầy hay nói chuyện với bạn, hãy chú ý lắng nghe và đừng đáp trả lại. Chấp nhận rằng bạn đã sai và mẹ cần phải dạy dỗ bạn.


cach-khien-me-tha-loi-23.jpg


2. Không nên phớt lờ mẹ. Bà ấy chỉ muốn giúp đỡ và khi mẹ bạn muốn nói chuyện, hãy dành thời gian để lắng nghe. Phản hồi lại những lời nói của bà và suy nghĩ về nó. Thậm chí vào cuối cuộc nói chuyện, bạn có thể trấn an mẹ bạn rằng đó chỉ là sự cố và điều tương tự sẽ không lặp lại, qua đó bà ấy sẽ biết rằng bạn có suy ngẫm về điều đó và lời xin lỗi của bạn là thật lòng.


cach-khien-me-tha-loi-24.jpg


3. Nói chuyện với tông giọng tôn trọng. Khi trả lời câu hỏi của mẹ, đừng tỏ ra khó chịu. Chỉ cần nói chuyện bình tĩnh, trả lời đúng câu hỏi, và thành thật.

Chẳng hạn nếu mẹ bạn hỏi, "Con đang nghĩ gì vậy?" đừng nói, "Con không biết nữa, con thật ngốc!" với tông giọng lí nhí. Hãy nói điều gì đó rành mạch hơn "Con đã không suy nghĩ thấu đáo. Lần sau con sẽ cố gắng làm tốt hơn."


cach-khien-me-tha-loi-25.jpg


4. Chấp nhận hình phạt mà không phàn nàn. Làm được như vậy mẹ sẽ thấy rằng bạn tôn trọng quyết định của bà ấy.

Mẹ la mắng bạn không phải vì bà ấy ghét bạn. Mẹ bạn quan tâm và không muốn bạn có những lựa chọn sai lầm tương tự trong tương lai. Bà ấy muốn bạn được an toàn và học cách trưởng thành tốt hơn.


cach-khien-me-tha-loi-26.jpg


5. Hãy trưởng thành. Đừng tỏ ra chán ghét hay nói nhưng lời xúc phạm, thù hận. Không ném đồ đạc hoặc đóng sầm cửa. Bạn chỉ khiến mẹ mình tức giận hơn, và sau đó cả hai sẽ cảm thấy buồn vì điều đó

Thêm vào đó mẹ bạn sẽ tôn trọng lối hành xử trưởng thành của con mình và tha thứ nhanh hơn.

Nếu bà ấy nói, "Con lúc nào cũng nói thế và chẳng thay đổi!" thì đừng tranh cái. Nói rằng bạn đã hiểu, và hỏi mẹ có thể giúp bạn làm tốt hơn trong tương lai không.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn Wikihow
 

Đính kèm

  • cach-khien-me-tha-loi-3.jpg
    cach-khien-me-tha-loi-3.jpg
    77,7 KB · Lượt xem: 1
×
Quay lại
Top