Cách để dứt cơn sốt

Ánh Minh

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
5/10/2017
Bài viết
1.322
Sốt là tình trạng tăng nhiệt độ của cơ thể, bình thường vốn dao động từ 36,6 độ C đến 37,2 độ C.Sốt là một biểu hiện cho thấy cơ thể đang chống chọi với viêm nhiễm hoặc đang chữa trị một căn bệnh. Đa số các cơn sốt là có lợi vì virus và vi khuẩn không phát triển ở nhiệt độ cao, do đó đây là một cơ chế phòng vệ của cơ thể. Sốt có thể gây khó chịu trong khoảng một ngày, nhưng bạn không phải lo lắng trừ khi thân nhiệt tăng quá 39,4 độ C ở người lớn hoặc 38,3 độ C ở trẻ em.

Hầu hết các cơn sốt thường tự dứt, nhưng việc hạ cơn sốt cao đến mức nguy hiểm có thể giúp ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng như tổn thương não. Bạn có thể hạ sốt với các liệu pháp chữa trị ở nhà và thuốc.

cach-dut-con-sot.jpg


I. Hạ sốt tự nhiên


1. Kiên nhẫn và theo dõi thân nhiệt

Đa số các cơn sốt ở trẻ em và cả người lớn đều có giới hạn và thường biến mất trong 2-3 ngày. Vì thế, bạn nên kiên nhẫn với những cơn sốt nhẹ và vừa trong vài ngày (vì sốt là có lợi), đồng thời cách khoảng 2 tiếng đo thân nhiệt một lần để đảm bảo cơn sốt không tăng đến mức nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ dưới 2 tuổi, tốt nhất là đo thân nhiệt qua hậu môn. Sốt cao (trên 39,4 độ C ở người lớn hoặc 38,3 độ C ở trẻ em) kéo dài trên một tuần là một triệu chứng đáng lo ngại.

Nhớ rằng nhiệt độ cơ thể thường cao nhất vào buổi tối và sau khi hoạt động thể lực. Kỳ kinh nguyệt, cảm xúc mạnh hoặc môi trường nóng và ẩm cũng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể trong thời gian ngắn.

Ngoài việc đổ mồ hôi, các triệu chứng khác liên quan đến sốt nhẹ và vừa gồm có: đau nhức cơ bắp, yếu mệt, kiệt sức, run, đau đầu, ăn không ngon miệng và mặt đỏ bừng.

Những triệu chứng khác liên quan đến sốt cao bao gồm: xuất hiện ảo giác, lơ mơ, bứt rứt, co giật và có khả năng mất ý thức (hôn mê).

Khi chống chọi với cơn sốt nhẹ và vừa, bạn phải đảm bảo cung cấp nước cho cơ thể. Sốt làm đổ mồ hôi và dẫn đến mất nước nếu không cố gắng uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác.

2. Bỏ bớt chăn hoặc quần áo

Một phương pháp đơn giản và thông dụng để hạ sốt là cởi bớt quần áo không cần thiết khi thức và bỏ bớt chăn khi ngủ. Chăn và quần áo ngăn cản nhiệt thoát ra ngoài qua da. Vì vậy, khi bị sốt bạn nên mặc một lớp quần áo mỏng và đắp chăn mỏng lúc đi ngủ.

Tránh mặc quần áo và đắp chăn bằng sợi nhân tạo hoặc len. Luôn mặc sợi cotton vì sợi cotton thoáng khí hơn.

Nhớ rằng đầu và bàn chân có khả năng thoát nhiệt tốt, do đó không nên đội mũ hoặc đi tất dày khi đang sốt.

Không đắp ấm cho người cảm thấy ớn lạnh do sốt vì làm như thế càng khiến thân nhiệt tăng nhanh

3. Tắm nước mát

Nếu bị sốt với những triệu chứng như vậy (xem phần trên), bạn hãy hạ sốt bằng cách tắm nước mát.Tuy nhiên quan trọng là không dùng nước lạnh, nước đá hoặc dung dịch cồn, vì những thứ đó có thể làm run người khiến tình trạng xấu hơn. Đảm bảo nước tắm là nước ấm hoặc nước mát và ngâm mình trong khoảng 10 -15 phút. Ngâm trong bồn tắm có thể dễ hơn tắm vòi sen khi bạn đang mệt, yếu và đau nhức.

Có một cách khác là lấy một miếng vải hay bọt biển sạch, nhúng nước mát, vắt bớt nước và đặt lên trán như một tấm gạc lạnh. Cách 20 phút thay một lần cho đến khi hạ sốt.

Một ý tưởng khác là dùng bình xịt đổ đấy nước mát tinh khiết để xịt (rảy) lên người nửa tiếng một lần để làm mát cơ thể. Tập trung xịt nước lên mặt, cổ và phần ngực để có kết quả tốt nhất.

4. Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Bình thường việc duy trì nước cho cơ thể đã là quan trọng, khi sốt lại càng quan trọng hơn vì cơn sốt khiến bạn bị mất nước qua mồ hôi. Bạn nên tăng lượng nước uống ít nhất 25%. Do đó, nếu vẫn thường uống 8 cốc nước mỗi ngày (theo khuyến nghị để có sức khỏe tốt nhất), thì khi sốt bạn phải uống 10 cốc nước. Thử uống các thức uống mát có thêm đá để hạ nhiệt. Ăn hoa quả và uống nước rau là một ý tốt vì trong đó có chứa sodium (một chất điện giải) để bù lại lượng sodium bị mất qua mồ hôi.

Tránh các thức uống có chứa cồn và caffeine vì nó có thể khiến da đỏ bừng và làm cho người sốt cảm thấy nóng hơn.

Nếu sốt nhưng không đổ nhiều mồ hôi, bạn có thể cân nhắc uống nước ấm (như trà thảo mộc) và ăn thức ăn ấm (như súp gà) để kích thích đổ mồ hôi việc đổ mồ hôi sẽ dẫn đến hiện tượng bay hơi nước làm mát cơ thể.

5. Ngồi hoặc nằm gần quạt

Không khí càng lưu thông xung quanh cơ thể và trên da ướt mồ hôi, quá trình bay hơi càng có hiệu quả. Đó là lý do tại sao chúng ta đổ mồ hôi khiến da và bề mặt mạch máu được mát hơn khi không khí xung quanh bay hơi ẩm. Ngồi gần quạt chỉ là để đẩy nhanh quá trình này. Vì thế, bạn hãy ngồi gần hoặc ngủ gần quạt, tuy nhiên cần chú ý cho da tiếp xúc với không khí đủ để có hiệu quả.

Không ngồi quá gần quạt hoặc bật quạt quá mạnh vì như thế sẽ gây ớn lạnh, vì hiện tượng rùng mình và nổi da gà có thể khiến thân nhiệt tăng cao.

Máy điều hòa nhiệt độ có lẽ là tốt nhất cho căn phòng nóng và ẩm, nhưng quạt máy thường là lựa chọn tốt hơn vì quạt không làm căn phòng trở nên quá lạnh.

II. Hạ sốt nhờ thuốc

1. Biết khi nào cần đến bác sĩ

Đa số các cơn sốt là có lợi, và không nên cố gắng hạ sốt hoặc kiềm chế cơn sốt, nhưng đôi khi việc này là cần thiết để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng như co giật do sốt cao, hôn mê hoặc tổn thương não. Để hiểu rõ về cách chữa trị sốt, bạn nên hẹn gặp bác sĩ nếu không hết sốt sau một tuần, hoặc khi thân nhiệt tăng quá cao (xem phần trên). Bác sĩ có nhiều dụng cụ để lấy nhiệt độ ở những nơi thích hợp miệng, hậu môn, nách hoặc trong ống tai.

Bạn cần đưa con đi bác sĩ nếu trẻ sốt cao (trên 38,3 độ C), đồng thời có biểu hiện: lờ đờ, bứt rứt, nôn, không tiếp xúc bằng mắt, liên tục buồn ngủ và/ hoặc hoàn toàn không muốn ăn.

Người lớn nên đến bác sĩ nếu sốt cao (trên 39,4 độc C) và có bất cứ triệu chứng nào sau đây: đau đầu dữ dội, cổ họng sưng, phát ban nặng, mẫn cảm với ánh sáng, cứng cổ, mơ hồ, bứt rứt, đau ngực, đau bụng, nôn liên tục, chân tay tê và có cảm giác kim châm và/ hoặc co giật.

Nếu sốt cao do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể cho uống kháng sinh để kiềm chế hoặc trị viêm nhiễm.

2. Cân nhắc uống acetaminophen (Tylenol)

Acetaminophen không những giảm đau (analgesic), mà còn là loại thuốc hạ nhiệt mạnh, nghĩa là nó có thể kích thích vùng dưới đồi trong não ra lệnh giảm thân nhiệt. Nói cách khác, nó có tác dụng làm cho bộ phận điều hòa nhiệt độ trong não giảm bớt nhiệt độ. Acetaminophen thường tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ nhỏ sốt cao (tất nhiên là với liều thấp), và cũng tốt cho thiếu niên cũng như người lớn.

Trong trường hợp sốt cao, acetaminophen được khuyên nên uống cách nhau 4-6 giờ một lần. Với người lớn, liều dùng mỗi ngày tối đa là 3.000mg.

Uống quá nhiều acetaminophen hoặc dùng quá lâu ngày có thể gây độc và hại gan. Không bao giờ uống rượu khi dùng thuốc acetaminophen.

3. Thử uống ibuprofen (Advil, Motrin) để thay thế

Ibuprofen cũng là một loại thuốc hạ sốt tốt. Thực tế một số nghiên cứu còn cho thấy ibuprofen hiệu quả hơn acetaminophen trong việc hạ sốt cho trẻ em từ 2-12 tuổi. Vấn đề chính là loại thuốc này thường không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi (đặc biệt ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng) do một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.Ibuprofen cũng có tác dụng kháng viêm tốt (không giống acetaminophen), điều này là có ích khi bạn hoặc con bạn bị sốt kèm đau nhức cơ / khớp.

Người lớn cứ cách 6 tiếng có thể uống từ 400-600 mg để hạ sốt. Trẻ em thường uống nửa liều người lớn, tuy nhiên còn tùy vào cân nặng của trẻ và các yếu tố khác về sức khỏe, do đó bạn hãy hỏi bác sĩ.

Dùng quá nhiều ibuprofen hoặc dùng trong thời gian dài có thể gây kích ứng, do đó bạn phải uống khi ăn no. Thực tế, viêm loét dạ dày và suy thận là những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất. Ngoài ra, không bao giờ được uống rượu khi dùng thuốc.

4. Cẩn trọng với aspirin

Aspirin là loại thuốc hạ sốt và kháng viêm mạnh, rất hiệu quả để trị sốt cao ở người lớn.Tuy nhiên, aspirin độc hơn cả acetaminophen và ibuprofen, nhất là với trẻ em. Vì vậy, aspirin không nên dùng cho trẻ em và thiếu niên, đặc biệt là trẻ vừa trải qua bệnh do virus như thủy đậu hoặc cúm có liên quan đến hội chứng Reye, một phản ứng dị ứng với biểu hiện nôn kéo dài, lơ mơ, suy gan và tổn thương não.

Aspirin (Anacin, Bayer, Bufferin) đặc biệt kích ứng niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân quan trọng gây loét dạ dày ở Mỹ và Canada. Luôn uống aspirin khi ăn no.

Liều tối đa cho người lớn mỗi ngày là 4.000 mg.Uống quá liều này có thể gây rối loạn dạ dày, ù tai, chóng mặt và mờ mắt.
Dịch bởi Kênh Sinh Viên
Nguồn: Wikihow
 
×
Quay lại
Top