Cách đánh giá trang web chuyên nghiệp

thanhphuong2018

Thành viên cấp 2
Tham gia
8/7/2018
Bài viết
0
Làm thế nào để đánh giá trang web có hiệu quả hay không? Có những tiêu chí, công cụ nào để bạn có thể đánh giá website tốt, thu hút và chất lượng hay chưa? Ngay sau đây Backlink123 sẽ hướng dẫn bạn cách đánh giá trang web của công ty chi tiết nhất! Giúp bạn có thể chủ động kiểm tra website và tối ưu hóa web tốt nhất.
8-tieu-chi-danh-gia-mot-website-chuyen-nghiep.jpg



Tại sao bạn cần đánh giá trang web của mình?
Trang web là công cụ hữu hiệu để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng, cung cấp thông tin và thu hút khách hàng. Để biết được website của mình có đang làm việc hiệu quả, có hỗ trợ tốt công việc kinh doanh hay không bạn cần kiểm tra đánh giá web thường xuyên.
Vậy thì đánh giá trang web là để bạn biết vị trí của trang web. Từ đó đưa ra những phương án điều chỉnh, mở rộng trang web ngay khi cần.
Thế nào là một website hiệu quả?
Để tạo ra một thương hiệu nổi bật trên mạng xã hội ngày nay, trang web của bạn phải đảm bảo có:
Nhiều liên kết tốt
Được chia sẻ nhiều
Khả năng hiển thị kỹ thuật số tổng thể tốt
Cả hai yếu tố trong trang (on-page) và ngoài trang (off-page) như:
On-page: tốc độ truy cập, Tỷ lệ thoát, khả năng sử dụng,…
Off-page: Backlinks (liên kết ngược)
Chúng kết hợp với nhau tạo nên khả năng xuất hiện để người dùng có thể tìm thấy trang web của bạn. Dựa trên các số liệu này mà bạn có thể đưa ra các quyết định kinh doanh cao cấp hơn như:
Đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp.
Tiếp thị truyền thông xã hội
Xây dựng liên kết…
Ngay sau đây chúng ta hãy cùng khám phá cách đánh giá trang web chi tiết nhé!
Các cách đánh giá trang web
1. Kiểm tra khả năng sử dụng, tốc độ và tối ưu hóa trên thiết bị di động
Điểm bắt đầu tốt nhất để kiểm tra trang web của bạn là chạy trang web thông qua:
Google’s mobile usability tool: Công cụ kiểm tra khả năng sử dụng di động của Google.
PageSpeed Insights của Google: Công cụ khám phá những thay đổi quan trọng cần thiết để thực hiện việc cải thiện trải nghiệm tổng thể cho người dùng.
Đây đều là những công cụ miễn phí và dễ sử dụng. Chúng đáp ứng tốc độ và khả năng sử dụng của trang web và phù hợp với yêu cầu của người dùng hiện nay.
2. Phân tích nguồn lưu lượng
Để phân tích nguồn lưu lượng chúng ta dùng Google Analytics. Đây là một công cụ mạnh mẽ giúp bạn hiểu rõ sâu hơn về nhiều khía cạnh khác nhau của trang web bao gồm: lưu lượng truy cập, lượng truy cập đến từ đâu, giá trị của lượng truy cập…
3. Các nguồn lưu lương truy cập
Organic traffic: (lưu lượng truy cập không trả phí). Bao gồm những người dùng truy cập trang web của bạn bằng công cụ tìm kiếm như: Google, Bing,…
Direct traffic: (lưu lượng truy cập trực tiếp). Là những người truy cập vào trang web của bạn từ thanh URL hay nhấp trực tiếp từ dấu trang hoặc từ lịch sử tìm kiếm riêng của họ.
Referral traffic: (lưu lượng truy cập giới thiệu). Bao gồm những người nhấp vào một liên kết trên trang web khác hướng đến trang web của bạn.
Social traffic: (lưu lượng truy cập xã hội). Bao gồm các liên kết từ các kênh truyền thông xã hội như Twitter, Facebook, Regedit, Google Plus,…
Một số doanh nghiệp nhận được lưu lượng truy cập chính của họ từ phương tiện truyền thông xã hội. Trong khi số khác lại xếp hạng cao với các từ khóa có liên quan và thu hút nhiều lưu lượng truy cập không trả phí.
Giá trị truy cập đến từ mỗi kênh là điều đáng được quan tâm. Bạn có thể xác định giá trị bằng cách đo tỷ lệ chuyển đổi, thời gian trên trang web và duy trì. Thậm chí bạn có thể tạo các mục tiêu tùy chỉnh dựa trên nhu cầu kinh doanh của mình. Từ đó xác định mức độ giá trị của một khách truy cập dựa trên những gì họ nhấp, mua, chia sẻ và làm.
4. Thực hiện phân tích đoàn hệ
Một tính năng mới của Google Analytics là phân tích đoàn hệ. Về cơ bản bạn có thể khám phá và tùy chỉnh dữ liệu trang web của mình bằng cách tổng hợp trong một sơ đồ dạng lưới. Theo đó bạn có thể thấy được ngày bạn có lượt khách truy cập mới. Hoặc theo dõi tỷ lệ duy trì của bạn đối với những người dùng trong cả tuần.
Điều này giúp bạn đo lường website của mình có khả năng “dính” như thế nào. Một website dính (thu hút) sẽ giữ khách truy cập nhấp và quay trở lại nhiều hơn.
Ví dụ như: Một trang web tín tức và phương tiện truyền thông, blog hoặc một cửa hàng thương mại điện tử.
Tương tự như phân tích lưu lượng truy cập trang web. Bạn có thể tùy chỉnh dữ liệu để hiển thị theo thời gian cho phép bạn đánh giá, xem: một bài đăng, một trang, một nút tải xuống, một video hay thậm chí một blog có hoạt động tốt hay không.
5. Kết hợp thông qua các Backlink( liên kết ngược)
Nhưng đã đề cập ở phần trước, các liên kết cũng là một thước đo thương hiệu. Nếu các đối thủ cạnh tranh của bạn xây dựng các liên kết có liên quan, tóm lược và hữu ích. Bạn sẽ phải xây dựng những cái tốt hơn nữa để tăng cường khả năng cạnh tranh.
Công cụ trả phí phân tích backlink
Có một số công cụ trả phí và miễn phí để bạn phân tích backlink. Một trong những phương pháp miễn phí và tiêu chuẩn là tải xuống báo cáo CSV của các liên kết bên trong trang web của bạn trong công cụ Google Webmaster Tools.
Bằng cách này bạn có thể biết được các trang web nào đang liên kết với trang web của bạn. Nó cũng sẽ cung cấp tới bạn một số tùy chọn chiến lược để cảm ơn các trang web gửi cho bạn nhiều lưu lượng truy cập. Hoặc nhắm đến các web lớn hơn trong cùng lĩnh vực chẳng hạn như các tin tức của ngành.
Bạn cũng có thể kiểm tra xem liên kết nào đang giương cờ đỏ trong mắt của Google. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm đối với trang web của bạn. Trong trường hợp đó bạn có thể gửi tệp từ chối để giúp lấy lại một trang web.
Các công cụ SEO giúp bạn đo lường thẩm quyền
Có một số công cụ trả phí SEO được nhắc đến nhiều như Moz hoặc Ahref.
Moz là một công cụ chuẩn đo lường thẩm quyền của các tên miền và các trang trong miền. Thanh công cụ của Moz miễn phí để sử dụng nhưng người dùng có thể mở rộng tiện ích bằng cách trả thêm phí.
Moz cũng cung cấp một loạt các chức năng như:
So sánh các trang web khác với chính bạn
Phân tích dữ liệu chia sẻ
Khám phá các liên kết trong trang web bị hỏng để sửa chúng lại
Kết luận:
Sau cùng bạn đã biết được thêm về các công cụ hỗ trợ đánh giá website đúng không nào!
Bạn đã và đang sử dụng công cụ nào trên đây và hiệu quả của nó có tốt không? Nếu bạn gặp bất cứ điều gì khó khăn trong việc sử dụng công cụ đánh giá web. Đừng ngại ngần! Hãy liên hệ với Backlink123 để được giải đáp mọi thắc mắc nhé! Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu chi tiết về cách đánh giá trang web. Đừng quên theo dõi các bài viết hữu ích để giúp bạn quản trị trang web hiệu quả hơn nhé!
 
×
Quay lại
Top