Cách cứu người bị ngạt nước.

qthinh4996

Đang tải...
Thành viên thân thiết
Tham gia
17/4/2016
Bài viết
162
Ngạt nước (đuối nước) là tình trạng nạn nhân bị ngạt do hít phải nước khi chìm trong nước. Việc sơ cứu đúng kỹ thuật tại chỗ rất quan trọng, quyết định đến sự sống của nạn nhân.

Cách sơ cứu đúng cho nạn nhân bị đuối nước
chet-duoi-650.jpg

Trước tiên cần phải nhận biết đâu là người đang có dấu hiệu chết đuối. Hầu hết người đang lâm vào tình thế ngạt sẽ vẫy tay đập dưới nước trước khi chìm. Người chết đuối còn thường đứng thẳng người, hai tay giơ lên và mở rộng sang hai bên.

Sơ cứu dưới nước là điều quan trọng đầu tiên nên làm để đưa nạn nhân ra khỏi tình trạng ngạt. Nếu bạn không phải là nhân viên cứu hộ và không biết bơi thì nên đưa ra thông báo để những người khác đến giúp hoặc ném vật cứu hộ cho nạn nhân.

Nếu bạn biết bơi hoặc là nhân viên cứu hộ thì nên có cách hồi sức cơ bản dưới nước dựa vào mức độ tỉnh táo của nạn nhân. Nếu tỉnh, cần tiếp cận thông qua phương tiện cứu hộ cụ thể là phao, giữ đầu nạn nhân cao hơn mặt nước để thông đường thở. Nếu nạn nhân mất ý thức thì nên hô hấp miệng, ấn tim ngoài lồng ngực trước khi đưa lên bờ.

so-cuu-khi-ngat-nuoc.jpg
Ảnh: vnhow.vn

Việc hồi sức cơ bản sau khi đưa nạn nhân lên mặt đất là đặt nạn nhân nằm ngửa, đầu bằng (nếu người ngạt còn ý thức thì nên đặt đầu hơi cao hơn người). Ói là hiện tượng xuất hiện ở khoảng 65% trường hợp chính vì thế trong quá trình hồi sức, nạn nhân có thể hít thêm dịch ói làm cản trở động tác hồi sức miệng. Nếu thấy có ói, nên xoay miệng nạn nhân sang một bên, móc chất ói bằng ngón tay.

Trong trường hợp nạn nhân ngưng thở thì phải lập tức hô hấp bằng miệng để hỗ trợ ôxy. Nếu sờ thấy tim ngừng đập, không bắt được mạch thì phải lập tức xoa bóp tim ngoài lồng ngực bằng cách dùng bàn tay ấn tim.

chet-duoi-1.jpg

Ấn vào vùng nửa dưới xương ức theo cách như sau:

  • Dùng 2 ngón tay cái (với trẻ dưới 1 tuổi) ấn ở vị trí giữa và dưới đường nối hai đầu vú khoảng 1 ngón tay (khoảng bằng bề ngang một ngón tay).
  • Dùng 1 bàn tay (với trẻ từ 1-8 tuổi) hoặc 2 bàn tay đặt chồng lên nhau (với trẻ trên 8 tuổi và người lớn) ấn vào phía trên mỏm ức 2 khoảng ngón tay. Phối hợp ấn tim và thổi ngạt theo tỉ lệ 5/1 (với trẻ dưới 8 tuổi) hoặc 15/2 (với trẻ trên 8 tuổi, người lớn). Vẫn phải tiếp tục các động tác cấp cứu này trên đường chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế hoặc cho đến khi họ tự thở lại được. Việc cấp cứu này đôi khi phải mất hàng giờ hoặc lâu hơn.
Nên làm ấm cơ thể nạn nhân và tuyệt đối không làm giảm thân nhiệt.

Việc xử trí tại chỗ có thể thực hiện ngay khi đưa bệnh nhân lên bờ hoặc song song trong lúc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Tránh những cách xử lí sai lầm cho nạn nhận bị đuối nước

Phần lớn những người bị nạn tử vong hoặc bị di chứng não do thiếu ô-xy là vì không được sơ cứu hay sơ cứu không đúng cách trước khi đưa đến cơ sở y tế.

  • "Xóc nước": Động tác dốc ngược người bị nạn không cần thiết và không nên thực hiện. Thông thường lượng nước vào phổi rất ít chứ không nhiều như mọi người thường nghĩ. Lượng nước này sẽ được tống ra ngoài khi nạn nhân tự thở lại. Việc xóc nước này là không cần thiết, làm chậm thời gian cấp cứu thổi ngạt và tăng nguy cơ hít nước vào phổi.
  • Việc thổi ngạt và ấn tim cho nạn nhân đang ngưng thở ngưng tim thực hiện không đúng cách như: dang 2 tay người bị nạn sang 2 bên rồi ép vào ngực để ấn tim mà không thổi ngạt sẽ không đem lại hiệu quả. Việc chậm trễ trong cấp cứu thổi ngạt - ấn tim làm cho não và các cơ quan bị thiếu ô-xy kéo dài, có thể gây chết tế bào não,dẫn đến tử vong hoặc di chứng não nặng nề.
  • Hơ lửa hoặc "lăn lu" người bị nạn: Để họ nằm vắt ngang qua lu rồi đốt lửa phía trong lu.Người ta nghĩ rằng việc này sẽ làm ấm người nạn nhân. Thực ra việc làm này sẽ càng làm nặng thêm tình trạng của người bị nạn vì làm họ bị phỏng và quan trọng hơn là làm chậm trễ hơn thời gian cấp cứu thổi ngạt.
Theo khoahoc.tv - tổng hợp
 
×
Quay lại
Top