Cách cuộc sống hiện đại hủy hoại con người

ly quoc

I'm fine!
Thành viên thân thiết
Tham gia
18/4/2013
Bài viết
12.616
Con người ngày nay sống lâu hơn tổ tiên ngày xưa, nhưng không có nghĩa cuộc sống hiện đại thân thiện với sức khỏe con người.


Ngày nay, các nghiên cứu khoa học ngày càng làm sáng tỏ cách thức thế giới hiện đại gây tổn hại đến sức khỏe của con người.

1. Cảm giác tội lỗi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe


955f89bb37fb13de3fa56b97a7444ef9.jpg


Cứ mỗi đầu năm, đầu tháng hay đầu tuần, bạn thường đặt ra cho mình những kế hoạch hoàn thiện bản thân. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau đó, bạn bắt đầu thấy tội lỗi vì bỏ bê kế hoạch đặt ra.

Thông thường, cảm giác áy náy sẽ khiến bạn có thêm động lực hoàn thành công việc. Tuy nhiên, quá nhiều cảm giác tội lỗi lại ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, gây tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu từ ĐH Hull (Anh) cho biết, những người cảm thấy tội lỗi khi thực hiện các hoạt động ưa thích trong khi chưa hoàn thành công việc sẽ bị giảm lượng kháng thể immunoglobulin A có trong nước bọt. Tức là, nếu hai người cùng thư giãn bằng rượu vang và xem tivi, người có cảm giác tội lỗi có nhiều khả năng nhiễm virus và vi khuẩn hơn người kia.

2. Ô nhiễm ánh sáng


35d749e87505af4dfd729adc30e866e5.jpg


Theo các nhà thiên văn học, đa số người Mỹ dưới 40 tuổi chưa bao giờ cảm nhận được bóng tối thực sự. Ngày nay, đặc biệt ở các khu đô thị, con người thường xuyên trải nghiệm hiện tượng “bầu trời rực sáng”, cách ví von ám chỉ ánh điện nhân tạo bao phủ cả thành phố.

Hàng này, con người tiếp xúc hầu như cả ngày với ánh sáng nhân tạo từ đèn điện chiếu sáng, đến đèn nhỏ từ các thiết bị điện tử như điện thoại di động, đồng hồ báo thức, TV hay màn hình máy tính… Thực tế, ô nhiễm ánh sáng ở các nước phát triển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Theo nhà vật lý Eric Vandernoot, cơ thể con người được lập trình theo chu kì của ánh sáng và bóng tối. Sử dụng nhiều ánh sáng vào buổi tối dẫn đến mất cân bằng chu kì này, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, trầm cảm, ung thư tuyến tiền liệt hay ung thư vú…

Bên cạnh đó, dư thừa ánh sáng cũng tác động đến giấc ngủ, gây rối loạn giấc ngủ sinh học. Ngoài ra, tắt đèn đường sẽ giảm đáng kể tội phạm về đêm (vì kẻ xấu cũng cần ánh đèn để nhìn thấy). Tất nhiên, điều đó sẽ cản trở những người cần tìm đường về nhà vào ban đêm, nhưng ít ra, họ sẽ e dè hơn khi ra đường quá muộn.

3. Cơ thể hấp thu quá nhiều đường


4c8538d31d94a8284a433085d7bc5848.jpg


Cũng như các chất dinh dưỡng khác, đường cần thiết - glucose giúp tạo năng lượng cho cơ thể, đặc biệt là não bộ. Tuy nhiên, ngày nay con người tiêu thụ quá nhiều đường.

Trong khi, những người thời trước chủ yếu thu nhận đường từ trái cây và các loại hạt, con người hiện đại lại thêm đường vào hầu như tất cả món ăn. Điều này báo động tình trạng có quá nhiều đường tồn tại trong cơ thể, gây ra nhiều bệnh như tăng cholesterol xấu, tiểu đường, béo phì, lão hóa da sớm, mất trí nhớ, tổn thương não, trao đổi chất kém và tổn thương gan. Thậm chí, đường gây tổn hại đến AND của con người. Các nhà khoa học đặt đường có nguy cơ gây hại ngang với rượu và thuốc lá.

4. Thay đổi khí hậu


2e78e715af1c6e45a4c4e5d45a2dfc0d.jpg


Mọi người đều biết rằng, thay đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng xấu đến trái đất, từ đó tổn hại không nhỏ đến sức khỏe con người.

Một trong những tác hại của biến đổi khí hậu là nước biển ấm lên, tạo điều kiện phát triển cho tạo độc Alexandrium catenella – loài thực vật gây ô nhiễm hải sản và nguyên nhân dẫn đến nôn mửa hay chết do tê liệt.

Bên cạnh đó, trái đất bị khô hơn, đại dương nhận được lượng bụi khổng lồ từ mặt đất, thúc đẩy sự phát triển vi khuẩn gây ngộ độc nguy hiểm thuộc giống Vibrio kí sinh trong thủy sản (từ năm 1996, mức tăng lên đến 85%).

Thêm nữa, đô thị hóa phát triển nhanh thời gian gần đây làm tăng đột biến hệ thống cống thoát nước, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của con người. Ngoài ra, các hệ lụy từ những trận lụt triền miên cũng khiến con người đối diện với nguy cơ thiếu nước sạch. Không hề khó hiểu khi con người ngày càng bị nhiều bệnh nan y.

5. Thiếu ngủ


697503c9b54f41b05a2b859aa1b99fcb.jpg


Các nhà nghiên cứu thực sự lo ngại trước những nguy hiểm mà thiếu ngủ mang lại cho con người.

Thực tế cho thấy, nam giới bị chứng mất ngủ kinh niên (ngủ ít hơn sáu giờ mỗi đêm) có nguy cơ tăng khả năng chết trẻ hơn những người ngủ đủ giấc. Cụ thể, 51,1% đàn ông mất ngủ chết trong vòng 14 năm, trong khi, với những người ngủ đủ, con số này chỉ chiếm 9,1%.

Đáng nói, tỷ lệ phụ nữ mất ngủ chết trẻ chỉ cao hơn chút ít so với trung bình. Chứng tỏ, khả năng đàn ông đối mặt với tình trạng mất ngủ trầm trọng cao hơn so với phụ nữ.

Mất ngủ không giết chết con người ngay lập tức, mà sẽ từ từ làm sức khỏe xuống cấp do tế bào thần kinh bị giết chết, gây tổn thương não. Bạn nên dẹp bỏ suy nghĩ ngủ cả ngày vào cuối tuần sẽ bù đắp thiếu ngủ trong tuần; cũng như ngủ ngày không thay thế được giấc ngủ ban đêm.

6. Điện thoại và máy tính bảng


ce9aa81e16c4c577f7d63ee08d13a623.jpg


Nhiều người dùng smartphone hoặc máy tính bảng khi vừa lên gi.ường nằm để dễ ngủ hơn. Nhưng họ không biết, điều đó chỉ khiến giấc ngủ ngắn lại. Mặt khác, ngay cả khi ngủ đủ, dùng điện thoại hay bất kì thiết bị công nghệ cao nào, cơ thể cũng bị ảnh hưởng xấu.

Trường Y Harvard đã tiến hành nghiên cứu: năm ngày đầu, các tình nguyện viên đọc sách trước khi ngủ; năm ngày tiếp theo, họ sử dụng iPad. Kết quả cho thấy, đọc trên iPad khiến họ khó đi vào giấc ngủ; nếu ngủ được cũng không đạt tới trạng thái REM (trạng thái thư giãn hoàn toàn), dẫn đến không tỉnh táo vào buổi sáng.

Được biết, khi dùng iPad, người tham gia bị trì hoãn tốc độ sản xuất hormone ngủ melatonin khoảng 90 phút. Lý do là ánh sáng phát ra từ thiết bị điện tử làm rối loạn cơ chế hoạt động đồng hồ sinh học do não điều khiển.

7. Kiểm chế cơn giận


b04f98f93cc893ae0ca7b7a1bcc40838.jpg


Bạn thường cố gắng hạn chế tối đa mức độ gay gắt trong các cuộc tranh luận để “cả nhà cùng vui” hay “dĩ hòa vi quý”. Nhưng đôi khi cần cho cơn giận bùng nổ.

Kìm chế tức giận làm tăng căng thẳng, càng để lâu, tuổi thọ của bạn sẽ bị giảm sút. Bởi “nuốt giận” có thể gây bệnh huyết áp cao, suy giảm hệ miễn dịch, đột quỵ, ung thư, bệnh tim và các vấn đề về tiêu hóa.

Kết quả nghiên cứu từ ĐH Michigan (Mỹ) cho thấy, những cặp vợ chồng cố che giấu cơn giận có tỷ lệ tử vong cao hơn những cặp sẵn sàng tranh luận vấn đề của họ.

8. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi


aaf3db0c31cc07f8de2f89e4981c0821.jpg


Sự phát triển của thuốc kháng sinh trong thể kỉ 20 là một trong những bước đột phá quan trọng nhất trong lịch sử con người. Tuy nhiên, nó đi kèm một số tác dụng phụ ngoài ý muốn.

Bên cạnh những vi khuẩn gây hại, một phần tạo nên sự sống của con người nhờ vi khuẩn có ích (lượng tế bào vi khuẩn nhiều hơn gấp 10 lần so với tế bào gốc bên trong cơ thể người). Điều đáng nói, thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn xấu.

Ví dụ, vi khuẩn trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn, tăng hệ miễn dịch. Do đó, sau khi uống thuốc kháng sinh, cơ thể thường có dấu hiệu tiêu chảy, mệt mỏi.

Nghiên cứu khác về dạ dày từ ĐH New York cho thấy, thuốc kháng sinh có thể gây rối loạn quá trình trưởng thành của cuộc con mới sinh. Cụ thể, những chú chuột con này dễ bị béo phì và tiểu đường khi lớn lên.

Đương nhiên, không thể phủ nhận những lợi ích thuốc kháng sinh mang lại. Nếu biết cân chỉnh hợp lý, kháng sinh vẫn là một trong những công cụ quan trọng nhất của y học.

9. Ô nhiễm tiếng ồn


f1b1fc37f27170f7a711044e08b154e8.jpg


Chỉ một tiếng động lớn đột ngột cũng đủ gây hại cho thính giác, không cần phải kể đến, hàng loạt tiếng ồn tra tấn tai bạn hàng ngày. Tiếng còi báo động, tiếng xe chạy, tiếng công trường xây dựng, khoan cắt bê tông, âm nhạc… Hầu như hiếm khi bạn có thể hoàn toàn yên tĩnh.

Ô nhiễm tiếng ồn đưa bạn đến nguy cơ giảm khả năng nghe, từ đó mang lại hàng loạt hệ lụy như tiếp nhận thông tin kém, bị phân biệt đối xử, giảm hiệu suất công việc, trầm cảm…

Hơn nữa, quá nhiều tiếng ồn gây kích thích não bộ, khiến tình trạng stress kéo dài, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Bạn có thể sẽ mắc bệnh cao huyết áp, mất ngủ, khó thở, các vấn đề về tim mạch, thậm chí bệnh về não. Hơn nữa, trẻ em tiếp xúc với nhiều tiếng ồn sẽ bị tác động xấu đến khả năng nhận thức.

10. Nghỉ hưu


04a28f59776ef448c7405e9180ddc077.jpg


Nghe có vẻ kì lạ, nghỉ hưu là thời gian con người tận hưởng cuộc sống sau những năm tháng miệt mài với công việc. Thế nhưng, nghỉ hưu có thể gây suy giảm sức khỏe tâm thân và thể chất.

So với những người có độ tuổi tương tự đang đi làm, đến 40% người về hưu bị trầm cảm lâm sàng; 60% bị chẩn đoán mắc căn bệnh bất kì nào đó.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là do, trong suốt quá trình trước khi về hưu, con người quá tập trung vào công việc, dẫn đến mất cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi. Khi chuyển từ đang rất bận sang không có việc làm, dễ gây cảm giác chán nản, buồn rầu.

Nếu không muốn về già cuộc sống buồn tẻ và bệnh tật, ngay từ bây giờ, bạn nên học cách cân bằng giữa làm và chơi. Bạn không rút ngắn thời gian làm việc lại, tìm cho bản thân những thú vui lành mạnh, để khi về già, bạn vẫn biết cách hưởng thụ cuộc sống.


Theo Listverse
 
Hiệu chỉnh:
nói cách khác là con người đang bị cuốn vào cuốc sống kiểu hiện đại
 
×
Quay lại
Top