Cách chữa chảy máu cam ở trẻ nhỏ từ thảo dược

vinhtc86

Banned
Tham gia
14/10/2015
Bài viết
0
Cách chữa chảy máu cam theo đông y

Trẻ bị chảy máu cam khiến nhiều cha mẹ bối rối. Trong bài viết dưới đây, Ths.Bs Đinh Thạc – BV Nhi Đồng 1 sẽ chia sẻ một số cách xử lý khi trẻ bị chảy máu cam.

Trẻ bị chảy máu cam là gì?

Chảy máu cam (hay chảy máu mũi) là bệnh lý thuộc vùng tai mũi họng khá phổ biến ở trẻ em. Khi thấy máu đỏ tươi đột ngột chảy ra từ hốc mũi, phần lớn phụ huynh rất bối rối và lo lắng không biết xử trí sao cho đúng cách để bảo đảm sự an toàn cho trẻ.

Những thông tin quan trọng dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ hiểu rõ về căn nguyên của tình trạng bệnh, cách xử trí thích hợp, đặc biệt là phương pháp phòng ngừa chảy máu cam để cha mẹ an tâm hơn khi chăm sóc trẻ.

Xử trí đúng cách khi trẻ bị chảy máu cam

Khi phát hiện trẻ bị chảy máu mũi, phụ huynh cần bình tĩnh làm theo các bước sau:

– Xác định bên chảy máu bằng cách lau sạch cửa mũi trước 2 bên, cho trẻ cúi người về phía trước để xác định bên chảy máu.

– Cầm máu đúng cách cho trẻ qua động tác rất đơn giản là dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 – 10 phút là máu sẽ ngừng chảy, sau đó cho trẻ nằm nghỉ. Tuyệt đối không cho trẻ nuốt máu vào bụng. Nếu máu chảy xuống họng bạn nên cho trẻ nằm nghiêng và nói trẻ dùng lưỡi đẩy máu ra mỗi 2-4 phút để theo dõi lượng máu mất.

Dùng ngón tay trỏ đè cánh mũi vào vách ngăn trong khoảng 5 – 10 phút

– Động viên và an ủi trẻ để trẻ không bị hoảng sợ khi nhìn thấy máu.

Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi gặp 1 trong những tình huống sau:

– Máu vẫn tiếp tục chảy sau khi đã làm các bước trên.

– Trẻ bị chảy máu mũi nhiều lần trong thời gian ngắn.

– Bị hoa mắt, choáng váng.

– Tim đập nhanh, khó thở.

– Trẻ nôn ra máu.

– Sốt cao liên tục từ 2 – 3 ngày hoặc phát ban.

Phòng ngừa hiệu quả chứng chảy máu cam cho trẻ:

– Nếu trẻ xuất hiện tình trạng viêm mũi kéo dài cần khám và điều trị ngay, giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây cũng là một nguyên nhân làm nhiễm trùng vùng mũi họng.

– Khi thấy trẻ có biểu hiện chảy máu mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi áp dụng một phương pháp cầm máu đơn giản khác là dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón cái) bịt chặt hai lỗ mũi và thở nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ làm cho trẻ hết chảy máu.

– Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện chảy máu mũi nhiều lần một cách bất thường phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở có phòng khám chuyên khoa về tai mũi họng để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí chảy máu mũi ở trẻ hiệu quả hơn.

– Ngoài ra, 2 lần một tuần phụ huynh có thể dùng nước muối sinh lý (nước muối loãng) rửa sạch mũi, không nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo vệ và dễ bị tổn thương.

Chữa chảy máu cam cho trẻ theo y học cổ truyền

Hiện nay một số các bà mẹ đang xem nhẹ việc con bị đổ máu cam mà không biết rằng đổ máu cam kéo dài sẽ có nguy cơ bị u xơ mũi hầu và thường cho con uống các loại thuốc tác dụng cầm máu chứ không điều trị tận gốc bệnh, máu độc vẫn còn trong cơ thể sẽ gây ra nhiều bệnh khác. Với cơ chế tác dụng như trên Chỉ Huyết PQA hỗ trợ điều trị tận gốc chảy máu cam hiệu quả, an toàn cho mọi người.
Quý khách có nhu cầu tư vấn về sản phẩm chữa táo bón, xin vui lòng gọi về Hotline: 0912.534.859 để được các Dược sỹ đại học tư vấn sức khoẻ miễn phí (24/7)
ly-do-lua-chon-pqa.jpg
Sưu tầm bởi Dược phẩm PQA
 
×
Quay lại
Top