Các nguyên nhân về bệnh nhiệt miệng

vivawhite

Thành viên
Tham gia
25/5/2015
Bài viết
0
Bệnh nhiệt miệng là một trong các bệnh răng miệng thường gặp nhất. Khi bị nhiệt miệng ảnh hưởng đến vấn đề ăn uống, dẫn đến mệt mỏi dể dàng bị các bệnh khác. Vậy tại sao lại bị nhiệt miệng, cùng tìm hiểu các nguyên nhân bị nhiệt miệng sau đây :

1/ Nhiệt miệng thường gặp, khoảng 20 % dân số bị bệnh này ở các mức độ khác nhau, thỉnh thoảng mới bị rồi tự khỏi ngay, đến bị rất nặng , thường xuyên tái phát ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, giao tiếp, và sức khoẻ.

2/ Nhiệt miêng thường bắt đầu bằng sự xuất hiện mụn nước nhỏ rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường viền màu đỏ tươi, rất đau lúc nói hoặc khi ăn uống.

3/ Nơi xuất hiện các vết loét:ở mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi…, các vết loét ở vùng có nước bọt ( ở các nơi khác không phải là nhiệt miệng ) Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi( nếu không có biến chứng nặng )

4/ Quan niệm dân gian cho rằng nhiệt miệng là do nóng trong người hay do ăn phải những đồ “nóng” như các loại quả ớt, tiêu, sầu riêng…

5/ Quan điểm y học : lở miệng (tổn thương ở niêm mạc miệng) có rất nhiều nguyên nhân như gây nên :

+ Loét áp – tơ (aphthou ulcer) nhiệt miệng có liên quan đến tính tự miễn và rối loạn thể dịch do ( Hàm lượng các chất trong máu thay đổi , các chất có hại trong máu nhiều … ) Hiện tượng này lại là hệ quả của một số bệnh toàn thân khác như chức năng khử độc của gan – thận , chế độ làm việc ăn uống thiếu axit Folic, sắt …, tâm lý căng thẳng( stress ) , môi trường sống ( chủ yếu là nguồn nước ) có nhiều độc chất kim loại nặng , nghề nghiệp độc hại …

+ Do chấn thương kết hợp nhiễm trùng tại chỗ

+ Đông y cho rằng: bệnh viêm loét miệng là do tỳ vị bị bốc hỏa độc, nhiệt độc gây nên (tỳ vị bị nóng) hoặc người bị âm hư sinh nội nhiệt làm hư hỏa bốc lên gây lở loét ở miệng lưỡi.

6/ Nhiệt miệng là bệnh lành tính chưa được y học quan tâm nghiên cứu nhiều . Vết loét tự lành, không để lại sẹo.
 
×
Quay lại
Top