Các mô hình và những cách áp dụng phễu bán hàng tại Việt Nam

thuhuong.98

Banned
Tham gia
22/2/2023
Bài viết
0

Trong kinh doanh, tỷ lệ chuyển đổi sẽ không phải đạt được mức hoàn hảo là 100%. Quá trình marketing, bán hàng sẽ luôn tiềm ẩn những nguy cơ khác nhau. Phễu bán hàng sẽ giúp bạn đo lường rủi ro, đưa ra những kế hoạch bán hàng hợp lý hơn. Tuy nhiên làm thế nào để áp dụng phễu bán hàng phù hợp để đạt hiệu quả cao? Cùng GoACADEMY tìm hiểu ngay bên dưới.


1684492207679.png

Các mô hình phễu bán hàng hiện nay​

Sự phát triển của phễu Marketing đang lấn chiếm đến các mô hình kinh doanh lớn nhỏ. Tất cả các chiến lược kinh doanh đều ứng dụng phễu bán hàng để gia tăng doanh thu và tạo sự quan tâm từ khách hàng tiềm năng.

Mô hình phễu bán hàng AIDA​

Phễu bán hàng theo mô hình AIDA đảm bảo được các yếu tố từ nhận thức, tạo sự quan tâm và mong muốn sở hữu cho đến hành động chuyển đổi của khách hàng. Khi ứng dụng phễu bán hàng này bạn sẽ tiếp thị, quảng cáo và bán hàng thông qua 4 giai đoạn.

- Tạo sự nhận thức về sản phẩm (Awareness). Hình ảnh, nội dung quảng cáo hoành tráng. Khách hàng sẽ nhận thức tốt về sản phẩm và thương hiệu của bạn.

- Tăng sự thích thú và gây chú ý lớn cho khách hàng (Interest). Đưa ra các chính sách bán hàng hấp dẫn. Khơi gợi cho khách hàng về những lợi ích khi sử dụng.

- Đưa khách hàng đến tham vọng và mong muốn sở hữu sản phẩm, dịch vụ (Desire). Đánh đúng vào nhu cầu của khách hàng. Cung cấp các thông tin giới hạn về khuyến mãi, chăm sóc khách hàng…

- Chuyển đổi hành động mua sắm (Action). Tạo các call to action chất lượng, cuốn hút để khách hàng chuyển đổi hành động mua sắm.

Mô hình phễu bán hàng xây dựng từ trải nghiệm khách hàng​

Mô hình phễu bán hàng dựa trên trải nghiệm khách hàng được xây dựng từ “lòng trung thành” và “ủng hộ”. Phễu bán hàng xây dựng theo mô hình trải nghiệm khách hàng sẽ trải qua 5 bước như sau:

- Nhận thức của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của bạn qua các kênh quảng cáo.

- Cân nhắc sử dụng sản phẩm/dịch vụ qua tính năng, giá thành và nhu cầu sử dụng.

- Chuyển đổi mua sắm dựa trên so sánh sản phẩm với thương hiệu khác hoặc thông qua bản dùng thử miễn phí. Đặc biệt là các ưu đãi hấp dẫn và hài lòng trong việc tư vấn từ doanh nghiệp.

- Trung thành với thương hiệu của bạn dựa trên mức độ hài lòng khi sử dụng.

- Vận động bạn bè và người thân sử dụng dịch vụ/sản phẩm của bạn một cách tự nhiên và hoàn toàn miễn phí.

Mô hình phễu bán hàng TOFU – MOFU – BOFU​

Trong kinh doanh, tỷ lệ chuyển đổi sẽ không phải đạt được mức hoàn hảo là 100%. Quá trình marketing, bán hàng sẽ luôn tiềm ẩn những nguy cơ khác nhau. Phễu bán hàng sẽ giúp bạn đo lường rủi ro, đưa ra những kế hoạch bán hàng hợp lý hơn. Hiện nay phễu bán hàng được dùng trong cả lĩnh vực bán hàng thực tế và kinh doanh online. Cùng GoACADEMY tìm hiểu những thông tin liên quan đến phễu bán hàng và cách xây dựng phễu bán hàng hiệu quả chi tiết hơn trong bài viết này nhé!

Những cách áp dụng phễu bán hàng tại Việt Nam​

Phễu bán hàng phổ biến ở Việt Nam thông qua hình thức bán hàng trực tiếp. Hay còn gọi là phễu bán hàng qua telesale. Nhiều chuyên gia gọi đây là hình thức bán hàng điện thoại “spam”. Hình thức bán hàng này, nhân viên sẽ có data thông tin số điện thoại của khách hàng. Họ sẽ gọi đến từng người để giới thiệu sản phẩm và dịch vụ.

Hình thức tiếp theo là phễu bán hàng dịch vụ quảng cáo trực tuyến. Hình thức này thành công nhiều hơn và được mọi doanh nghiệp bán hàng online đang thực hiện. Họ sẽ thông qua mọi kênh quảng cáo để thực hiện các tiếp thị của mình. Google Ads, Landing Page, mạng xã hội, email marketing, báo điện tử… đều được tận dụng để quảng cáo. Tỷ lệ chuyển đổi cao hơn, doanh thu tăng nhiều hơn từ hình thức áp dụng phễu bán hàng này.

Các chỉ số đo lường phễu bán hàng​

Chỉ số bán hàng sẽ dựa trên tỷ lệ tiếp cận với khách hàng. Dựa trên việc tiếp cận này đưa ra các số liệu về tỷ lệ khách hàng đủ điều kiện và trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Cuối cùng là tỷ lệ chốt sale khi bán sản phẩm. Để đạt được các tỷ lệ này bạn sẽ cần dựa trên các chỉ số như:

- Chỉ số về tỷ lệ phần trăm nhóm bán hàng đạt chỉ tiêu.

- Chỉ số về quy mô giao dịch trung bình của phễu bán hàng.

- Tỷ lệ chuyển đổi mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ. Tên gọi khác còn gọi là Tỷ lệ thắng.

- Các chỉ số về doanh thu.

- Chỉ số về chốt đơn hàng của khách hàng.

>>>> Tìm hiểu thêm: Quản trị trải nghiệm khách hàng là gì? Các chỉ số đo lường trải nghiệm khách hàng.

Những hiểu lầm thường gặp về phễu bán hàng​

- Có càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Đây là hiểu lầm khi xây dựng phễu bán hàng. Bạn nên tương tác với khách hàng tiềm năng để chuyển đổi hành động sẽ tốt hơn.

- Tỷ lệ chốt hàng là thước đo của sự thành công. Đây chỉ là những kết quả nhất thời trong từng thời điểm. Chỉ số này ổn định theo thời gian và thông qua nhiều giai đoạn của chiến dịch mới là điều quan trọng.

- Hiểu nhầm về việc chốt đơn càng nhanh càng tốt. Vấn đề quan trọng ở đây vẫn là khách hàng nhận được gì từ sản phẩm và dịch vụ của bạn. Làm thế nào để họ tiếp tục quay lại và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

- Những khách hàng tiềm năng chưa chuyển đổi hành động mua sắm thì không có giá trị là suy nghĩ sai lầm. Vì bạn chưa thúc đẩy được nhận thức thương hiệu, giá trị của sản phẩm. Hãy đảm bảo bạn có những chiến lược tốt hơn để khách hàng tiềm năng chuyển đổi hành động.

Tổng kết​

Tóm lại, phễu bán hàng rất quan trọng trong mọi chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hy vọng những thông tin trên mà GoACADEMY cung cấp sẽ hữu ích với bạn và giúp bạn nắm được cách áp dụng phễu vào hoạt động kinh doanh thành công.
 
×
Quay lại
Top