Các loài Động vật mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng

dALo

Kẻ lang thang đi ngang cuộc đời ...
Thành viên thân thiết
Tham gia
22/4/2011
Bài viết
4.051
Trong 8 năm (2003-2011) di sản Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) đóng góp cho khoa học thế giới 19 loài mới. 19 loài mới gồm 9 loài bò sát, một loài lưỡng cư, 9 loài cá. Ngoài ra, nơi đây các nhà khoa học còn phát hiện thêm 1 khu rừng bách xanh núi đá thuần chủng lớn nhất thế giới với diện tích trên 5000ha ở độ cao hơn 800m so với mực nước biển. Trong khu rừng này còn phát hiện 3 loài lan hài quý hiếm khác.

Gần đây các cán bộ khoa học cũng phát hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng một quần thể cây Dầu rái quý hiếm, nguyên sinh và thuần chủng lớn nhất Việt Nam. Những loài mới vừa được hiệp hội sinh học thế giới chứng nhận mới nhất vào tháng cuối tháng 7.2011.
Tắc kè Phong Nha được phát hiện năm 2003. Loài mới này lần đầu tiên phát hiện ở Phong Nha - Kẻ Bàng nên được các nhà khoa học lấy tên địa danh đặt tên cho nó. Các nhà khoa học phát hiện loài này là Hồ Thị Thu Cúc, Nguyễn Văn Tiến, Bùi Ngọc Thành và hai chuyên gia người Nga là A.Ryabov, Nicolai Lorlov. Những cán bộ này còn phát hiện thêm hai loài bò sát khác tại đây là rắn lục sừng, rắn lục Trường Sơn.
Thằn lằn Tetradactylus được phát hiện năm 2004, đây là loài đặc hữu hẹp, quý hiếm trên toàn Việt Nam. Tắc kè Advantura cũng là loài quý hiếm phát hiện lần đầu tại Phong Nha - Kẻ Bàng năm 2004 bởi các chuyên gia của Nga. Thằn lằn tai Nogei được phát hiện năm 2005, do nhà bò sát học Thomas Zegler (Đức) phát hiện được tại vùng núi Karst thuộc khu vực Chà Nòi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Thằn lằn Boehmei được phát hiện năm 2007 bởi các nhà khoa học Đức, Thuỵ Sĩ khi nghiên cứu tại Phong Nha - Kẻ Bàng. Nó có tên Việt Nam là thằn lằn chân ngắn.


Rắn lục trường sơn (Trimeresurus truongsonensis)

Rắn lục Trường Sơn phát hiện năm 2004, đây là loài rất độc nhưng quý hiếm, bị dân địa phương truy lùng ráo riết nên mức độ tuyệt chủng cao. Rắn mai gầm Thành được phát hiện năm 2005, có đặc điểm màu nâu đen, thân lấp lánh với bốn dải viền màu vàng nhạt, lưng và phần cuối đuôi màu sáng. Để ghi công nhà khoa học Vũ Ngọc Thành (Đại học quốc gia Hà Nội), người đã hỗ trợ, cộng tác tích cực với ông Thomas Zegler (Đức) trong suốt quá trình nghiên cứu, phát hiện ra loài rắn mai gầm này, ông Zegler đã đề nghị đặt tên cho loài rắn mai gầm mới phát hiện này là loài rắn mai gầm Thành (Calamaria Thanh).
Rắn sãi mép trắng phát hiện năm 2007 tại Phong Nha - Kẻ Bàng. Chúng sống ở vùng núi đất. Các nhà khoa học cho rằng, vùng phân bố của nó từ Hà Tĩnh, Quảng Bình vào đến Thừa Thiên Huế.
Tắc kè Cryptus. Đây là loài tắc kè hoàn toàn mới, được tiến sĩ Thomas Ziegler, chuyên gia bò sát lưỡng cư của vườn thú Cologne (Đức) phát hiện năm 2007 và đặt tên loài mới này là tắc kè Cryptus. Tiến sĩ Thomas Ziegler khẳng định, nhìn vẻ ngoài của loài này tương tự loài tắc kè Phong Nha - Kẻ Bàng, nhưng qua các nghiên cứu chi tiết loài này khác biệt về hoa văn và sự sắp xếp các vảy. Các sự so sánh sâu hơn (giám định gien, phân tích ADN) với các loài tắc kè khác đã được biết đến tại Việt Nam và các nước lân cận đã chứng minh đây là loài mới. Các chuyên gia cho rằng đây là một phát hiện chấn động giới nghiên cứu hệ bò sát lưỡng cư thế giới.


Nhái cây Olov

Nhái cây Orlov (Rhacophorus orlovi) được phát hiện năm 2007, ghi nhận đời sống của nó được xác định trên cây cối ở tầng thấp ẩm ướt trong các cánh rừng nguyên sinh Phong Nha - Kẻ Bàng. Nhái cây Orlov do một nhà nghiên cứu người Nga phát hiện, tên của nó được lấy tên của nhà khoa học phát hiện ra loài này.
9 loài cá được phát hiện tại Phong Nha - Kẻ Bàng gồm: Aspidoparia viridis, Yaoshanicus macrocorpus, Acrossocheilus albus, Acrossocheiluscarongensi, Acrossocheilus fissirostris, Acrossocheilus lineatus, Acrossocheilus longianalis, Acrossocheilus yeni, Carassioides phongnhaensis,
Ngoài ra, năm 2008 các nhà khoa học còn phát hiện một loài cá da trơn chưa đặt được tên. Hiện mẫu của loài cá này đang được gửi sang Đức để xác định có phải là loài cá mới hay không. Các chuyên gia nghi ngờ đây là loài mới vì nhìn theo hình thức bên ngoài, người ta chưa thấy nó bao giờ.
Các nhà khoa học thế giới khẳng định. Phong Nha - Kẻ Bàng là thiên đường cho nghiên cứu khoa học và những khám phá gần như bất tận với sự đa dạng sinh học bất ngờ. Càng khám phá càng thú vị vì phát hiện nhiều loài mới đáng kinh ngạc.
SGTT xin mời bạn đọc chiêm ngưỡng những loài mới phát hiện tại di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng. Ảnh do vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng cung cấp.


Rừng Bách xanh núi đá lớn nhất thế giới với hơn 5000ha


Dưới tán Bách xanh núi đá là 3 loài lan hài quý hiếm


Loài cá da trơn đang được gửi sang Đức để xác định có phải loài cá mới hay không


Tắc kè Phong Nha được phát hiện năm 2003


Thằn lằn Tetradactylus được phát hiện năm 2004


Tắc kè Advantura (Gekko scientiadvantura) phát hiện năm 2004


Thằn lằn tai Nogei (Tropidophorus nogei sp. n.)


Rắn mai gầm Thành


Rắn sãi mép trắng trong tay nhà khoa học Thomas Ziegler


Thằn lằn Boehmei
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
×
Quay lại
Top