Các loại chính sách và công cụ của chính sách tiền tệ

tungttcd

Banned
Tham gia
5/2/2018
Bài viết
1
1.Các loại chính sách tiền tệ
Các chính sách tiền tệ của một quốc gia có thể tóm gọn lại thành 2 loại chính sách định lượng như sau:

– Chính sách mở rộng tiền tệ:

Chính sách mở rộng tiền tệ là chính sách nhằm cung cấp thêm số tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm.

– Chính sách thu hẹp tiền tệ:

Chính sách thu hẹp tiền hay còn gọi là chính sách thắt chặt tiền tệ là chính nhằm làm giảm khối lượng cung ứng tín dụng sẵn có cho đầu tư, nhằm hạn chế đầu tư, ngăn chặn sự phát triển quá đà của nền kinh tế, ngăn chặn lạm phát có thể xảy ra trong tương lai.

Để thực hiện các chính sách tiền tệ trên, NHTƯ có thể sử dụng nhiều loại công cụ khác nhau, tuỳ theo điều kiện thực tế cụ thể và nhận thức cụ thể của các nhà lãnh đạo NHTƯ quốc gia đó về tính năng và tác dụng của nó đói với nền kinh tế.

2.Các công cụ của chính sách tiền tệ

cac-cong-cu-cua-chinh-sach-tien-te-1024x576.jpg

Các công cụ của chính sách tiền tệ

a, Các công cụ gián tiếp bao gồm:

– Nghiệp vụ thị trường mở

Đây là biện pháp mà NHTƯ tuỳ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ của mình, có thể mua hoặc bán các giấy tờ có giá mà chủ yếu là tín phiếu kho bạc Nhà nước trên thị trường mở để làm thay đổi lượng tiền cung ứng trong lưu thông.

– Chính sách chiết khấu

Chính sách chiết khấu là công cụ của NHTƯ trong việc thực thi chính sách tiền tệ bằng cách cho vay tái cấp vốn cho các NHTM. Khi NHTƯ cho các NHTM vay làm tăng thêm tiền dự trữ của các Ngân hàng, từ đó làm tăng thêm lượng tiền cung ứng. NHTƯ kiểm soát công cụ này bằng cách tác động đến lãi suất chiết khấu và hạn mức chiết khấu.

+ Lãi suất chiết khấu

Lãi suất chiết khấu là lãi suất các khoản vay mà NHTƯ cho NHTM vay. Đây là các khoản vay ứng trước không có tài sản bảo đảm.

Như vậy, NHTƯ sẽ thay đổi lãi suất chiết khấu để làm cho các NHTM quyết định đi vay hoặc trả lại các món vay chiết khấu từ NHTƯ. Khi NHTƯ hạ lãi suất chiết khấu thì sẽ mở rộng khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu nên khuyến khích các NHTM vay nhiều hơn ở NHTƯ làm lượng tiền cung ứng tăng lên. Ngược lại, khi NHTƯ tăng lãi suất chiết khấu thì sẽ thu hẹp khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu nên hạn chế các NHTM đi vay ở NHTƯ làm lượng tiền cung ứng giảm.

Hạn chế đối với nghiệp vụ vay chiết khấu là NHTƯ không kiểm soát được hoàn toàn khối lượng vay chiết khấu mà NHTM sẽ vay NHTƯ. Bởi vì, NHTƯ chỉ có thể thay đổi lãi suất chiết khấu nhưng không thể bắt buộc các NHTM phải vay chiết khấu ở NHTƯ.

+ Hạn mức chiết khấu

Hạn mức chiết khấu là số dư nợ tối đa mà NHTƯ sẽ cho các NHTM vay. Bởi vì, mục tiêu quan trọng nhất của NHTƯ khi cho các NHTM vay là: NHTƯ là người cho vay cuối cùng. Do vậy, NHTƯ không muốn cho các NHTM tích cực đi vay để thu lợi nhuận nhờ khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất chiết khấu. Vì thế, NHTƯ chỉ cho các NHTM vay trong một hạn mức nào đó, nếu đã sử dụng hết hạn mức cho vay thì NHTƯ sẽ từ chối cho vay chiết khấu tiếp.

+ Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là số tiền mà NHTM bắt buộc phải dự trữ để phòng trừ trường hợp khách hàng đến rút tiền thì Ngân hàng có khả năng thanh toán, tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán cho khách hàng dẫn đến hoảng loạn Ngân hàng.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ phần trăm trên tiền gửi của NHTM nhận được để NHTM biết được số tiền mà họ có thể cho vay và số tiền mà họ có thể gửi vào tài khoản dự trữ hoặc tiền mặt mà gửi lạ tại két theo quy định.

Tiền dự trữ bắt buộc phải có = Tỉ lệ dự trữ bắt buộc x Tiền gửi nhận được

Với quy định như thế, trước hết NHTƯ có thể nắm được số lượng tín dụng mà Ngân hàng đó đã cung cấp cho nền kinh tế. Hơn nữa, với quy định như trên thì hệ thống NHTM có thể mở rộng tín dụng ra nhiều lần theo công thức:

Tiền gửi mới được tạo ra = Tiền dự trữ ban đầu x 1 / tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Trong đó: 1 / tỷ lệ dự trữ bắt buộc là hệ số nhân tiền, với hai giả thiết:

1, Các NHTM cho vay hết số tiền có thể cho vay, tức là dự trữ vượt mức bằng không.

2, Các khoản tiền gửi do các NHTM tạo ra đều được giữ lại trong hệ thống Ngân hàng.

Xem thêm: quy định của Nhà nước về quy hoạch sử dụng đất đai , các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

b, Các công cụ trực tiếp:

Đây là loại công cụ được NHTƯ sử dụng trực tiếp để tác động vào khối lượng cung, cầu tiền tệ của nền kinh tế mà không cần thông qua loại công cụ nào khác, nó bao gồm:

– Ấn định lãi suất:

Trường hợp 1: NHTƯ ấn đinh trực tiếp mức lãi suất cho vay để các NHTM áp dụng với các đối tượng cho vay. Nếu muốn tăng khối lượng cho vay thì NHTƯ giảm mức lãi suất cho vay để kích thích các nhà đầu tư vay vốn, và nếu thấy cần hạn chế đầu tư thì NHTƯ ấn định mức lãi suất cao.

– Ưu điểm của biện pháp này là NHTƯ có thể tác động trực tiếp vào các dự án kinh tế nào có lợi nhuận cao nhất mới được vay vốn Ngân hàng và như vậy cũng có nghĩa là loại bỏ các dự án kinh tế có lợi nhuận thấp mà theo chuyên gia Ngân hàng thì đầu tư vào các dự án đó không có lợi.

Để có thể thực hiện được các biện pháp này có hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng phải nắm được trong tay các dự án đầu tư từ trước để ấn định được khối lượng tín dụng phù hợp.

+ Nhược điểm của biện pháp này là:

1, Nhược điểm thứ nhất của nó là nếu lãi suất Ngân hàng được ấn định không sát đúng với nền kinh tế thì có thể xảy ra 2 hiện tượng sau:

Lãi suất Ngân hàng quá thấp sẽ làm cho cầu tiền tệ tăng nhanh hơn dự đoán và Ngân hàng sẽ lúng túng khi đáp ứng.

Khi lãi suất Ngân hàng quá cao sẽ làm cho cầu tiền tệ giảm đi, đầu tư suy giảm mà nếu Ngân hàng không điều chỉnh kịp sẽ làm bỏ lỡ cơ hội đầu tư.

2, Nhược điểm thứ hai là tính linh hoạt của thị trường tiền tệ sẽ bị suy giảm, các NHTM sẽ gặp khó khăn khi vốn huy động nhiều nhưng không cho vay được.

Trường hợp 2: NHTƯ cũng có thể áp dụng lãi suất tiền gửi quy định cho các NHTM và các định chế tài chính phải thực hiện.

Các công cụ của chính sách tiền tệ do Ngân hàng trung ương đề ra được áp dụng một cách linh hoạt dựa vào tình trạng của thị trường để tránh xảy ra những sai xót ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc dân.

Xem đầy đủ tại : https://trithuccongdong.net/cac-cong-cu-cua-chinh-sach-tien-te-ngan-hang-trung-uong-de-ra.html
 
×
Quay lại
Top