Các hình thức xử lý kỷ luật lao động và Thẩm quyền xử lý

mlawkey

Banned
Tham gia
18/3/2019
Bài viết
0
Các hình thức xử lý kỷ luật lao động và Thẩm quyền xử lý
Hình thức xử lý kỷ luật Lao động

Bộ Luật Lao động 2012 quy định về xử lý kỷ luật Lao động gồm các hình thức sau:

- Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với Người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

- Hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa 6 tháng hoặc cách chức được áp dụng đối với Người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời gian 3 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động

- Hình thức sa thải: chỉ được áp dụng đối với trường hợp quy định tại Khoản 1 điều 85 Bộ Luật Lao động 2012

+ Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ, kinh doanh hoặc có hành vi khác gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của Doanh nghiệp

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương, chuyển làm công việc khác mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý cách chức mà tái phạm

+ Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong 1 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng.

>>>> Xem thêm: Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội

Thẩm quyền, thời hiệu, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
- Thẩm quyền: là Người sử dụng lao động, người được Người sử dụng lao động ủy quyền chỉ có thể kỷ luật theo hình thức khiển trách, các hình thức khác chỉ được ủy quyền khi Người sử dụng lao động đi vắng và phải bằng văn bản.

- Thời hiệu: Tối đa 3 tháng từ ngày xảy ra hoặc phát hiện ra vi phạm. Trường hợp các hành vi liên quan đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật thì việc xác định chứng cứ khó nên thời hiệu xử lý kỷ luật tối đa là 6 tháng.

- Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật trong thời gian người vi phạm đang nghỉ ốm đau, điều dưỡng, tạm giam, Người lao động nữ có thai, nơi con nhỏ dưới 12 tháng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà Người sử dụng lao động được khôi phục hoặc kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động

- Thủ tục:

+ Tiến hành phiên họp kỷ luật: Người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền là chủ trì phiên họp, đương sự bắt buộc phải có mặt, nếu có lý do chính đáng thì phiên họp phải hỗn, nếu cố tính trốn tránh, Người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng Văn bản mà vẫn vắng mặt thì Người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật, nếu đương sự dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha mẹ. Trong phiên họp phải có sự tham gia của ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc BCH công đoàn lâm thời trừ trường hợp khiển trách bằng miệng.

Trong phiên họp, Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của Người lao động và mức độ lỗi tương ứng với hình thức kỷ luật quy định trong nội quy. Quá trình xử lý phải được ghi thành biên bản với nội dung theo quy định của pháp luật.

+ Quyết định kỷ luật: sau khi tiến hành phiên họp Người sử dụng lao động ra quyết định kỷ luật bằng Văn bản. Trường hợp xử lý kỷ luật sa thải phải trao đổi thống nhất với BCH công đoàn, trong trường hợp không nhất trí thì BCH báo cáo với công đoàn cấp trên trực tiếp, Người sử dụng báo cáo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày báo cáo Người sử dụng mới có quyền ra quyết định kỷ luật lao động và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Quyết định kỷ luật phải được gửi cho đương sự và BCH công đoàn cơ sở hoặc lâm thời, Trường hợp sa thải thì trong thời hạn 10 ngày phải gửi quyết định cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội kèm theo biên bản xử lý kỷ luật.

>>>>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
 
×
Quay lại
Top