Các bước lập kế hoạch nghề nghiệp

Mr.Hanhphuc

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/1/2011
Bài viết
267
Hãy nhớ rằng, quyết định những mục tiêu cho sự nghiệp của bạn không phải là một công việc nhanh chóng chỉ cần mất một vài giờ. Đó là một quá trình lâu dài. Bạn có thể quyết định lĩnh vực mà mình muốn theo đuổi và sau đó, trong một vài tháng tới, có những quyết định cụ thể hơn.

1. Xác định sở thích của bạn.
Trong cuộc sống hàng ngày, những công việc thế nào khiến bạn vui vẻ? Trên lớp bạn thích học những môn học nào? Nếu bây giờ cho bạn làm một việc tuỳ thích, cái đầu tiên bạn nghĩ đến là gì? Vì sao nó thu hút bạn? Liệt kê ra những hoạt động khiến bạn thích thú trong hai năm vừa rồi. Bạn sẽ tự khám phá được những điều thú vị về bản thân mình.

2. Xác định sở trường của bạn
Giờ đây bạn đã biết bạn thích làm gì và nó liên quan thế nào đến những nhóm ngành nghề khác nhau. Bạn cần phải làm rõ khả năng của mình. Hãy lập một danh sách những ưu thế nổi trội của bạn. Bạn học khá những môn học nào?

3. Xác định quan niệm và nguyên tắc về cuộc sống của bạn
Quan niệm và nguyên tắc sống có ảnh hưởng sâu sắc tới sự thoả mãn của bạn với nghề nghiệp đã chọn. Bạn có quan trọng việc phải sống ở một nơi cố định? Bạn có luôn hướng tới sự mạo hiểm? Bạn có thường quan tâm tới những người xung quanh không?... Hãy lập ra một bảng kê cho chính mình nhé!

4. Nghiên cứu kỹ lưỡng về các nghề nghiệp.
Tìm hiểu những yếu tố mà từng nghề nghiệp hấp dẫn bạn, như trình độ học vấn cần thiết, mức lương bổng, điều kiện làm việc, triển vọng và nhiều thứ khác nữa... Ghi ra những nghề nghiệp bạn thấy thích thú và phù hợp.

5. So sánh khả năng và sở thích của bạn với những nghề nghiệp bạn vừa lựa chọn.
Nghề nào thích hợp nhất với khả năng, sở thích, cá tính của bạn? Có thể đó chính là nghề nghiệp dành cho ban.

6. Xác định mục tiêu nghề nghiệp.
Bạn đã lựa chọn nghề nghiệp nào phù hợp nhất với bạn. Gìơ có thể xác định mục tiêu lớn bạn muốn đạt tới trong nghề nghiệp đó và bắt đầu một kế hoạch để thực hiện.

7. Chọn trường, ngành học phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp và học lực.
Chọn ngành trước, chọn nghề sau. Xác định cấp học phù hợp với năng lực rồi chọn trường.

8. Tham khảo ý kiến, đánh giá của gia đình và bạn bè về tính thực tế trong kế hoạch của bạn.
Xem xét các yếu tố liên quan khác như khả năng tài chính để trang trải việc học tập, Những khó khăn và thuận lợi khi theo học

Khi không còn điểm gì vướng mắc bạn nữa , dán kế hoạch của bạn lên tường và bắt đầu nỗ lực thực hiện nó từ ngày hôm nay.

Nguồn: thongtintuyensinh.vn
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Cha nội ơi toàn đi copy thế à. Kiến thức có được là từ tìm tòi và rút kinh nghiệm chứ không phải kết quả của trí nhớ. Bây giờ mà vẫn tư vấn theo kiểu hô hào lý thuyết thế không ổn lắm. Theo mình nên có những bài trắc nghiệm để các bạn trẻ tự nhận xét và đánh giá bản thân. Sau đó là nêu các bước để các bạn tiến hành theo. May ra thì..... Còn phần kết quả thì phục thuộc vào nhiệt tình đam mê + không ngừng tích lũy kinh nghiệm để trưởng thành mới có được. Kiểu hình = kiểu gen + môi trường mà:KSV@01:
 
những bài viết thế này nên đóng mác "tham khảo là chính"
 
Cha nội ơi toàn đi copy thế à. Kiến thức có được là từ tìm tòi và rút kinh nghiệm chứ không phải kết quả của trí nhớ. Bây giờ mà vẫn tư vấn theo kiểu hô hào lý thuyết thế không ổn lắm. Theo mình nên có những bài trắc nghiệm để các bạn trẻ tự nhận xét và đánh giá bản thân. Sau đó là nêu các bước để các bạn tiến hành theo. May ra thì..... Còn phần kết quả thì phục thuộc vào nhiệt tình đam mê + không ngừng tích lũy kinh nghiệm để trưởng thành mới có được. Kiểu hình = kiểu gen + môi trường mà:KSV@01:
Nói thì dễ lắm ông anh à, nếu anh có kinh nghiệm gì chia sẻ với mọi người đi.:KSV@02:
 
Mình chỉ có công thức chung đối với nhưng người có kiến thức về tài chính và quản lý cuộc đời của mình thôi. Chứ bảo mình nêu công thức riêng cho từng người 1 thì chịu chết vì thế giới này hơn 7 tỷ người và nước mình hơn 100 triệu dân mỗi người 1 tính. Chiều sao nổi:KSV@19: mà những người để dòng đời xô đẩy thì mình nhìn thấy đã chạy mất dép rồi.:KSV@03:
 
thực ra không thể tạo ra công thức cho tất cả được, mà công việc đó là của riêng từng người. và đôi khi công thức như bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo cho vui, và nó có thể giết 1 vài thế hệ nếu cứ nghe theo lý thuyết như thế. Quan trọng nhất là "sự trải nghiệm"
 
haaaaa.....các chú nói chí phải...kinh nghiệm là quan trọng nhất.....^^! nói thì ai chả nói được....!
 
nói như mấy bác thì cần gì học hỏi kinh nghiệm của người khác. tự đi mà mò hết đi. Đúng là không có công thức chung, nhưng ít ra cũng có cái để mà tham khảo, để từ đó rút ra cho mình. Tự mò mẫm biết đến bao giờ.
 
nói như mấy bác thì cần gì học hỏi kinh nghiệm của người khác. tự đi mà mò hết đi. Đúng là không có công thức chung, nhưng ít ra cũng có cái để mà tham khảo, để từ đó rút ra cho mình. Tự mò mẫm biết đến bao giờ.
Nói như Thắng là đúng. Giờ là thời đại công nghệ thông tin nên không phải mò mẫm tìm đường. Mà bây giờ là thời đại của "sự lựa chọn". Bạn chỉ cần xác định mục tiêu cho cuộc sống của mình. Xác định một kết thúc cho mình trước khi bắt đầu. Nghe có vẻ ngược đời nhưng không ngược đâu. Các bạn nên bắt đầu ngồi lại dành thời gian nhiều hơn cho cuộc sống của chính mình. Lập 1 bản kế hoạch cụ thể cho cuộc đời còn lại của mình. Càng chi tiết càng tốt vì càng chi tiết thì càng cụ thể các bước thực hiện ( cái này rất quan trọng). Đầu tư cho cuộc đời của mình là 1 sự đầu tư sáng suốt nhất. Đầu tư đơn giản là 1 kế hoạch, bạn chỉ cần làm theo các bước trong kế hoạch tất yếu sẽ thành công. Nếu chưa được thì cần chỉnh sửa lại sao cho hợp lý, hợp thời cuộc. Thế là ok. Mình có lưu ý nhỏ thế này. Bất kỳ một kế hoạch nào đều có 1 tính chất quan trọng nhưng rất ít người thực hiện được: đó là sự bền bỉ, lặp đi lặp lại của từng bước. Chính vì lý do này mà rất nhiều người từ bỏ kế hoạch của mình với lý do : NHÀM CHÁN. Còn nhiều lý do mà kế hoạch thực hiện thường khó khi mới bắt đầu nhưng khi nó đã là thói quen của mình rồi thì thành công là bạn hoàn toàn có thể nghĩ tới và tận hưởng niềm vui đó. Chúc các bạn thành công!:KSV@01:
 
mình thấy các bước thế này cũng hay chứ
1 cách định hướng suy nghĩ
thực sự đôi khi chọn nghề cũng k biết bắt đầu từ đầu
người ta chỉ chọn theo 1 tiêu chí nào đấy:sở thích , khả năng hoặc tính khả thi mà k biết rằng nó là cộng hưởng của nhiều yếu tố thì cái list này giúp định hình tốt hơn
 
×
Quay lại
Top