Cá voi cũng biết đau buồn, và đây là cách chúng tiễn đưa con mình sang bên kia thế giới

Mèo Cọp

“This world is merciless.”
Thành viên thân thiết
Tham gia
25/11/2012
Bài viết
351
(kenhsinhvien.vn) Từ những cuộc tranh tài ca hát đến sở thích ăn uống, các nhà khoa học thấy rằng cá voi cũng có những khác biệt về văn hoá vốn tưởng chỉ có ở loài người.

VĂN HOÁ CỦA LOÀI CÁ VOI Mỗi độ hè về, gần 2000 con cá voi trắng gần đảo Somerset ở Bắc Cực Canada nô đùa cùng nhau, chăm sóc con non, rôm rả trong những tiếng huýt, và bơi lội qua lại giữa bè bạn và gia đình. Các nhà khoa học đoán rằng nhiều loài cá voi có chung truyền thống văn hoá không kém cạnh con người.
VĂN HOÁ CỦA LOÀI CÁ VOI
Mỗi độ hè về, gần 2000 con cá voi trắng gần đảo Somerset ở Bắc Cực Canada nô đùa cùng nhau, chăm sóc con non, rôm rả trong những tiếng huýt, và bơi lội qua lại giữa bè bạn và gia đình. Các nhà khoa học đoán rằng nhiều loài cá voi có chung truyền thống văn hoá không kém cạnh con người.


John Ford muốn có cái nhìn dưới cặp mắt cá voi. Một ngày mùa hè năm 1978, một đàn cá voi sát thủ đua nhau bơi đến bờ biển đầy sỏi đá trên đảo Vancouver, British Columbia. Nhà sinh vật học trẻ tuổi đang đợi trong bộ đồ lặn ướt sũng. Cuộc diễu hành ma quái của đen và trắng đổ vào như đội thuyền hình chữ U, là đà và nhanh nhẹn. Ford đeo mặt nạ vào và nhảy xuống biển. Trong dòng nước sâu chưa đến 10 bộ, những sinh vật này giảm tốc và lượn sang bên. Cơ thể chìm một phần trong nước, những chiếc vây ở cuối đuôi ve vẩy, bầy cá voi bắt đầu vặn mình theo điệu simmi. Từng con một cọ xát hông và bụng lên đá, như loài gấu xám đang cào cây thông.

Ở tuổi 66, Ford hiện đã nghiên cứu về cá voi sát thủ được hơn 40 năm, loài cá heo lớn nhất và xuất phát từ nhánh cá voi có răng của bộ Cá voi. Ông đã chứng kiến hiện tượng cọ xát bờ biển này không biết bao nhiêu lần kể từ lần đầu tiên nhìn thấy nó dưới nước. Ông không rõ tại sao loài động vật này làm thế. Chỉ đoán rằng đó là một hình thức gắn kết xã hội. Tuy nhiên, câu hỏi lớn hơn đã âm ỉ trong phần lớn sự nghiệp của ông là: Làm thế nào loài cá voi sát thủ này, hay còn gọi là cá kình, lại làm điều đó, mà không phải là những con láng giềng hầu như giống hệt chúng ở tại phía nam này?


ĐẠI TIỆC CỦA LOÀI SÁT THỦ Cá voi sát thủ, hay cá kình, đuổi theo cá trích trong vịnh hẹp ở Na Uy. Những bầy cá voi sát thủ (cụ thể hơn là một phần của họ nhà cá heo) có thói quen ăn uống khác biệt. Một số con ăn cá sống ở rạn san hô. Số khác săn cá mập hoặc hải cẩu, trong khi có những con chỉ ăn cá hồi. Những thói quen này là một phần của văn hoá – tập tính có được nhờ học hỏi được truyền lại qua nhiều thế hệ.
ĐẠI TIỆC CỦA LOÀI SÁT THỦ
Cá voi sát thủ, hay cá kình, đuổi theo cá trích trong vịnh hẹp ở Na Uy. Những bầy cá voi sát thủ (cụ thể hơn là một phần của họ nhà cá heo) có thói quen ăn uống khác biệt. Một số con ăn cá sống ở rạn san hô. Số khác săn cá mập hoặc hải cẩu, trong khi có những con chỉ ăn cá hồi. Những thói quen này là một phần của văn hoá – tập tính có được nhờ học hỏi được truyền lại qua nhiều thế hệ.


HỘ TỐNG CỦA LOÀI LƯNG GÙ Cá voi lưng gù mẹ và con non cho hai con đực đi cùng trên quần đảo Cook. Con đực hộ tống con cái và các con non với hy vọng sẽ trở thành đối tượng tiếp theo có thể giao phối với cá voi mẹ. Cá voi con có tiếng rít nhẹ nhàng nghe như tiếng huýt, có lẽ là để tránh bị kẻ thù nghe thấy. Con đực trưởng thành thì phát ra những tiếng ỉ ôi trầm thấp và những tiếng húp và ré the thé.
HỘ TỐNG CỦA LOÀI LƯNG GÙ
Cá voi lưng gù mẹ và con non cho hai con đực đi cùng trên quần đảo Cook. Con đực hộ tống con cái và các con non với hy vọng sẽ trở thành đối tượng tiếp theo có thể giao phối với cá voi mẹ. Cá voi con có tiếng rít nhẹ nhàng nghe như tiếng huýt, có lẽ là để tránh bị kẻ thù nghe thấy. Con đực trưởng thành thì phát ra những tiếng ỉ ôi trầm thấp và những tiếng húp và ré the thé.


Cọ xát bờ biển là thói quen của quần thể này, được gọi là loài cư trú phương bắc vì chúng chỉ lượn lờ ở vùng biển nội địa trong suốt mùa hè và mùa thu giữa đất liền Canada và đảo Vancouver. Hàng xóm ở phía nam của chúng lại không như vậy. Loài cá voi sát thủ quanh biên giới bang Washington, nơi tôi sống, chưa từng ghi nhận việc thực hiện nghi thức này.

Trái lại cá voi sát thủ ở Washingtion, còn gọi là loài cư trú phương nam, có những quy ước của riêng mình. Chúng tổ chức “lễ chào mừng”, đối mặt nhau trong những hàng san sát trước khi tưng bừng đại tiệc cọ xát và gọi bầy dưới nước. Việc đó cực hiếm ở phía bắc. Loài cư trú phương nam là những tay nhào lộn trên không chuyên thực hiện những cú nhảy vặn mình và nhảy úp bụng. Loài cư trú phương bắc ít nhào lộn hơn nhiều. Có năm, loài cư trú phương nam dùng đầu đẩy cá hồi chết đi loanh quanh. Loài phương bắc thì không: Chúng thi thoảng húc nhau, cụng đầu như những con cừu sừng lớn. “Chúng chỉ bơi gần nhau và đôi lúc va chạm”, Ford cho biết.


Hiệp hội Địa lý Quốc gia, cam kết dẫn đường và bảo vệ kỳ quan thế giới này, đã tài trợ cho công trình “Nhà thám hiểm và Kể chuyện” của Brian Skerry để nâng cao ý thức về môi trường biển từ năm 2014. ẢNH MINH HOẠ BỞI JOE MCKENDRY
Hiệp hội Địa lý Quốc gia, cam kết dẫn đường và bảo vệ kỳ quan thế giới này, đã tài trợ cho công trình “Nhà thám hiểm và Kể chuyện” của Brian Skerry để nâng cao ý thức về môi trường biển từ năm 2014.
ẢNH MINH HOẠ BỞI JOE MCKENDRY


Hai quần thể này thậm chí còn không giao tiếp bằng cùng một ngôn ngữ. Loài cư trú phương bắc phát ra tiếng ken két chói tai kéo dài của kim loại, nghe như những quả bóng bay đang thoát khí. Loài cư trú phương nam có thêm tiếng khỉ hú và tiếng ngỗng kêu. Đối với đôi tai điêu luyện của Ford, những âm vực và ngữ điệu ấy khác nhau như tiếng Quan Thoại và tiếng Swahili.

Tuy nhiên ở khía cạnh thông thường khác, loài cư trú phương bắc và phương nam là không thể phân biệt. Chúng sống ở các vùng biển lân cận suốt nhiều tháng. Phạm vi phân bố trùng lấp nhau. Dù nhiều giống cá voi sát thủ còn tồn tại trên khắp thế giới, nhưng cá voi phương bắc và phương nam có đặc điểm di truyền học gần như giống hệt nhau. Từ Bắc Thái Bình Dương đến Nam Đại Dương, cá voi sát thủ cũng có chế độ ăn khác nhau. Một số ăn cá mập, rùa cạn, chim cánh cụt hoặc cá đuối. Ở Pantagonia, chúng lên bờ đá và kéo hải cẩu con xuống biển. Ở Nam Cực, cá voi sát thủ hất hải cẩu Weddell khỏi lớp băng nổi, họp sức làm ướt vùng băng và rửa bữa tối vào nước. Nhưng loài cư trú phương bắc và phương nam đều là loài ăn cá, và hầu như chỉ ăn một loài duy nhất: Cá hồi Chinook.


TIẾNG NÓI BẦY ĐÀN Các thành viên của gia đình cá nhà táng gần đảo Caribe, Dominica là một phần của bầy lớn có văn hoá khác biệt với những bầy khác. Mỗi bầy giao tiếp bằng phương ngữ riêng theo giai điệu tích tích, giống với mã Morse.
TIẾNG NÓI BẦY ĐÀN
Các thành viên của gia đình cá nhà táng gần đảo Caribe, Dominica là một phần của bầy lớn có văn hoá khác biệt với những bầy khác. Mỗi bầy giao tiếp bằng phương ngữ riêng theo giai điệu tích tích, giống với mã Morse.


Làm thế nào hai nhóm về cơ bản xuất phát điểm từ cùng một nơi và giống nhau về mặt di truyền lại giao tiếp và hành động khác nhau như vậy? Nhiều năm liền, Ford và vài đồng nghiệp chỉ rỉ tai nhau câu hỏi sự nghịch lý này có ý nghĩa gì. Có thể nào loài vật có tổ chức xã hội phức tạp này không chỉ được quy định bởi sự thay đổi bản năng di truyền được thừa hưởng? Cá voi sát thủ có truyền lại những đặc tính bị ảnh hưởng bởi môi trường nhiều hơn AND không? Cá voi có thể có nền văn hoá của riêng mình không?

Bản thân ý niệm này có vẻ thật nực cười. Các nhà nhân chủng học từ lâu đã coi văn hoá – khả năng tích luỹ về mặt xã hội và chuyển giao tri thức – hoàn toàn là đặc trưng của con người. Nhưng các nhà nghiên cứu đã mô tả cách chim sơn ca học hỏi phương ngữ và truyền chúng qua các thế hệ, nên Ford đưa ra ý kiến rằng có thể những nhóm cá voi sát thủ cũng làm vậy. Sau đó, ông bắt đầu nghe ngóng về những khám phá của các nhà sinh vật học chuyên nghiên cứu về loài sinh vật hoàn toàn khác biệt: cá nhà táng. Các nhà khoa học ấy đã thu thập bằng chứng cho rằng một số loài cá voi hành động và giao tiếp khác nhau phụ thuộc vào cách chúng được nuôi lớn. Dường như những con cá voi này có thể mang nhiều truyền thống đa dạng, hệt như có người ăn bằng đũa trong khi người khác dùng nĩa.

Ngày nay nhiều nhà khoa học tin rằng một số loài cá voi và cá heo có văn hoá riêng giống con người. Các nhà nghiên cứu quan sát các dấu hiệu ở cá nhà táng tại quần đảo Galápagos và Caribe, cá voi lưng gù ngoài Nam Thái Bình Dương, cá voi trắng ở Bắc Cực, và cá voi sát thủ ở Tây Bắc Thái Bình Dương. Khả năng này đang thúc đẩy lối nghĩ mới về cách tiến hoá của một số loài sinh vật biển. Truyền thống văn hoá có thể giúp thúc đẩy thay đổi gen, làm thay đổi định nghĩa về cá voi. Nhưng ý tưởng này cũng đang định hình lại quan điểm của chúng ta về ranh giới giữa ta với loài thuỷ thú này. Dường như văn hoá của cá voi đang làm lung lay những quan niệm đã xói mòn theo thời gian của chính chúng ta.


CÁ VOI CON Một con cá nhà táng nhỏ được các nhà khoa học đặt tên là Hope đang nghỉ ngơi trong đám tảo mơ. Nó được một con trưởng thành có tên là Canopener cho bú, nhưng đó không nhất thiết phải là mẹ của Hope. Mỗi đơn vị xã hội của cá nhà táng có thể nuôi con khác nhau. Ở một số gia đình, dì hoặc bà ngoại cũng cho con non bú. Hoặc một con cái độc thân có thể nuôi hai con non cùng lúc, dù cả hai đều không phải con của nó.
CÁ VOI CON
Một con cá nhà táng nhỏ được các nhà khoa học đặt tên là Hope đang nghỉ ngơi trong đám tảo mơ. Nó được một con trưởng thành có tên là Canopener cho bú, nhưng đó không nhất thiết phải là mẹ của Hope. Mỗi đơn vị xã hội của cá nhà táng có thể nuôi con khác nhau. Ở một số gia đình, dì hoặc bà ngoại cũng cho con non bú. Hoặc một con cái độc thân có thể nuôi hai con non cùng lúc, dù cả hai đều không phải con của nó.


Con người là loài ái kỷ. Trong suốt chiều dài lịch sử, chúng ta cứ phân vân giữa việc nhìn nhận động vật qua lăng kính hành vi của ta và không chịu thừa nhận rằng chúng ta cũng không khác gì. Điều này đặc biệt đúng với cá voi. Chúng thường được xem gần giống như con người hoặc không giống chúng ta chút nào. Chúng ta nhân cách hoá hoặc chỉ khăng khăng tính độc tôn của mình. Dĩ nhiên, không cái nào là đúng hoàn toàn.

Cá voi cư trú ở những nơi kỳ lạ mà chúng ta chỉ vừa mới nắm bắt. Thật khó lòng tưởng tượng một mái nhà rất khác chúng ta. Biển sâu là thế giới ta còn ít quan sát hơn cả bề mặt mặt trăng. Có núi, có sông nhưng không có ranh giới. Sự sống dàn trải qua mặt phẳng thẳng đứng. Tăm tối đến nỗi tầm nhìn bị che khuất. Tất cả các mối quan hệ đều được gắn kết nhờ vào âm thanh.

Tuy nhiên, khi chúng ta dành hành tỷ đô tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trên bầu trời, những bí ẩn chúng ta đang dần hé mở bên dưới các cơn sóng cho thấy những kẻ ngoại tộc ngay tại quê nhà giống ta nhiều hơn ta tưởng. Các liên minh ở cá voi, tính phức tạp trong giao tiếp và cách chúng chăm sóc con non dường như quen thuộc đến kỳ lạ.

Một số con còn than khóc giữa thanh thiên bạch nhật. Năm 2018, một con cá voi sát thủ thuộc loài cư trú phương nam là Tahlequah đã đẩy thi thể của đứa con mới sinh vừa chết không lâu sau khi ra đời quanh mõm mình 17 ngày. Joe Gaydos, làm giám sát một chương trình đại học ở bang Washington nhằm bảo vệ sự sống đại dương thông qua khoa học và giáo dục, viết rằng: “Trong nhiều năm, các nhà khoa học tránh sử dụng các biểu cảm ngữ như vui vẻ, đau buồn, nô nức hoặc tức giận khi miêu tả hành vi của động vật”. Nhưng Gaydos và nhiều nhà sinh vật học về cá voi tin rằng hành vi của Tahlequah là một minh chứng cho nỗi đau.


AN TOÀN MỘT LẦN NỮA Canopener và Hope bơi với một con cá nhà táng khác (bên phải) mà trưởng nhóm nghiên cứu Shane Gero đặt tên là Digit. Sau khi cai sữa, Digit bị dây câu mắc chặt quanh đuôi, có nguy cơ phải cắt cụt vây đuôi. Không thể hoặc không muốn lặn kiếm ăn, có vẻ như nó bắt đầu bú mẹ trở lại. Cuối cùng khi được tự do, Digit giờ đã lặn và ăn mực trở lại.
AN TOÀN MỘT LẦN NỮA
Canopener và Hope bơi với một con cá nhà táng khác (bên phải) mà trưởng nhóm nghiên cứu Shane Gero đặt tên là Digit. Sau khi cai sữa, Digit bị dây câu mắc chặt quanh đuôi, có nguy cơ phải cắt cụt vây đuôi. Không thể hoặc không muốn lặn kiếm ăn, có vẻ như nó bắt đầu bú mẹ trở lại. Cuối cùng khi được tự do, Digit giờ đã lặn và ăn mực trở lại.


Khi nhiếp ảnh gia Brian Skerry lần đầu nhắc đến hứng thú khám phá văn hoá của loài động vật đáng chú ý này, anh đã nảy ra trong đầu một nhóm. Tôi sống cách Puget Sound 4 dặm, nơi 3 đàn cá voi sát thủ cư trú phương nam dành một phần thời gian trong năm sống quây quần thành những đội hình khắng khít như phi đội Chim Sấm của Lực lượng Không quân. Khi vây đuôi rẽ nước gần bờ biển, những đám đông cầm máy quay tụ tập, hy vọng chụp được một cú nhảy hoặc cú lao mình nhào lộn đáng nhớ. Những con cá voi này đang mang trong mình những bí mật nào? Hiểu biết về chúng có giúp chúng ta chung sống hoà thuận hơn không?

BÍ MẬT CỦA CÁ VOI Nhiếp ảnh gia Brian Skerry đã chu du từ Bắc Cực đến Nam Thái Bình Dương để chụp lại những bức ảnh ngoạn mục và cận cảnh về các loài cá voi, vén màn cuộc sống và xã hội phức tạp của chúng. Hiện có bán online và trong các hiệu sách.

BÍ MẬT CỦA CÁ VOI
Nhiếp ảnh gia Brian Skerry đã chu du từ Bắc Cực đến Nam Thái Bình Dương để chụp lại những bức ảnh ngoạn mục và cận cảnh về các loài cá voi, vén màn cuộc sống và xã hội phức tạp của chúng. Hiện có bán online và trong các hiệu sách.

Các nhà khoa học từ lâu đã hiểu rằng nhiều hành động của cá voi phải được tiếp thu từ con ngang lứa hoặc con lớn hơn. Đó là hành vi được học và hầu như không gây sốc. Ngay cả Aristotle cũng biết động vật học hỏi lẫn nhau. Chim sơn ca được nuôi nấng tách biệt khỏi gia đình “cất tiếng hót khác với cha mẹ của chúng”, ông viết. Charles Darwin thì ghi chú rằng các bẫy động vật cuối cùng phải bị loại bỏ vì động vật hoang dã “bắt chước tính thận trọng của nhau.”

Trong khi gen xác định kiểu hình và chức năng cơ thể của sinh vật, mã hoá các chỉ thị cho đặc điểm và hành vi cần thiết, thì học hỏi xã hội sẽ có được trí khôn, sự phát triển các kết nối thần kinh cho phép động vật học hỏi từ tri thức của những cá thể xung quanh chúng. Nhìn chung, các nhà khoa học đồng tình rằng văn hoá bắt buộc những hành vi phải được xã hội học hỏi và chia sẻ rộng rãi, và chúng phải tồn tại lâu dài. Khi các nhóm động vật truyền nhau nhiều hành vi được học, chúng có thể phát triển các tập hợp thói quen hoàn toàn khác biệt với các cá thể khác của loài. Ví dụ như khả năng ném là di truyền. Nhưng ném bóng đường cong đòi hỏi phải học hỏi xã hội, và chơi bóng chày thay vì chơi cricket thuộc về văn hoá.

Tuy nhiên, điều nguy hiểm là nhầm lẫn văn hoá với trí thông minh. Các nhà khoa học không thống nhất về việc trí thông minh có là một yếu tố cần thiết cho văn hoá hay không. Học hỏi từ xã hội diễn ra rộng rãi ở thế giới động vật, và không chỉ ở những loài mà chúng ta coi là “thông minh” – như cá voi, linh trưởng, quạ, voi. Ong nghệ có thể chọn hoa dựa trên hành vi của ong có kinh nghiệm. Cầy mangut học từ các anh chị em cách phá vỏ trứng hoặc đập bọ cánh cứng.


DÒNG SỮA MẸ Đây là một trong những hình ảnh đầu tiên về cảnh cá nhà táng cho con bú. Các nhà khoa học đã tự hỏi con mẹ cho con non có hàm dài bú bằng cách nào. Con cái có khe chứa núm vú ẩn. Khi con non đói, nó đẩy hàm vào khe và sữa tiết ra rồi bú.
DÒNG SỮA MẸ
Đây là một trong những hình ảnh đầu tiên về cảnh cá nhà táng cho con bú. Các nhà khoa học đã tự hỏi con mẹ cho con non có hàm dài bú bằng cách nào. Con cái có khe chứa núm vú ẩn. Khi con non đói, nó đẩy hàm vào khe và sữa tiết ra rồi bú.


Nhưng trí thông minh rõ ràng là có ích. Và khả năng học hỏi của cá voi đã hấp dẫn chúng ta từ lâu. Trong nhiều thập kỷ, chúng ta đã xây dựng nhiều công viên hải dương, tán thưởng tiếng hát hoặc xiếc thú của cá voi sát thủ, cá voi trắng hoặc cá heo mũi chai trong những hồ bơi khổng lồ. Những nỗ lực yếu ớt nhằm mài giũa kỹ năng của cá voi này chưa thấm vào đâu so với tài năng của chúng. Năm 1972, một nhà khoa học nghiên cứu một con cá heo mũi chai nhỏ có tên là Dolly đã nhả khói thuốc ra cửa sổ hồ nuôi của nó trong giờ nghỉ. Các nhà nghiên cứu viết vào thời điểm đó: “Người quan sát thấy bất ngờ khi con vật này ngay lập tức bơi về phía mẹ nó, quay lại và nhả ra một ngụm sữa đầy đầu mình, tạo ra hiệu ứng tương tự như khói thuốc lá”.

Trong số các loài cá voi, trí thông minh có thể còn là một phản ứng tiến hoá đối với văn hoá, như các loài động vật sống theo bầy truyền bá trí khôn học được đi xa và rộng. Để văn hoá tồn tại, các cá thể phải tìm ra những cách thức làm việc mới được chia sẻ với nhau. Cá voi có thể là những nhà cách tân sáng dạ. Một số cá nhà táng đói ăn ngoài khơi Alaska vào cuối những năm 1990 đã tìm ra cách ăn mới: Chúng gỡ cá tuyết đen khỏi dây lưới của tàu cá thương mại. Nhờ có máy quay dưới nước, các nhà khoa học đã ghi lại cảnh một con cá voi đang chủ ý bắt lấy một dây lưới bằng bộ hàm khổng lồ của nó, tạo ra độ căng, và sau đó đưa miệng lên trên sợi dây cho đến khi rung động làm cá rớt ra. Thói quen này, vốn rất hiếm trước đây, nhanh chóng được lan rộng. Trong Vịnh Maine, năm 1980, người ta đã nhìn thấy một con cá voi lưng gù đang săn mồi theo cách mới. Trước khi thổi bong bóng để làm mất phương hướng đàn cá cát, con cá voi này đã đập vây đuôi vào mặt nước. Cá voi lưng gù thường sử dụng kỹ thuật bong bóng nước, nhưng cú đập vây đuôi lại là cách mới. Không rõ nó giúp ích thế nào, nhưng năm 2013, các nhà khoa học thống kê được có ít nhất 278 con cá voi đi săn theo cách này.


Các liên minh của cá voi, những cuộc trò chuyện phức tạp của chúng, và cách chúng thu hút bạn tình hay chăm sóc con non dường như quen thuộc đến kỳ lạ. Bí ẩn đang được làm rõ bên dưới những con sóng tiết lộ những loài sinh vật rất giống chúng ta.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học tưởng rằng động vật không thể chia sẻ rộng rãi, lâu dài và giữa các thế hệ. Quan niệm đó bắt đầu thay đổi từ năm 1953. Năm ấy, một con khỉ macaca có tên Imo được trông thấy đang rửa khoai lang ở một con suối trên đảo Koshima, Nhật Bản. Trước đó, khỉ macaca trên đảo chỉ phủi bụi bẩn khỏi thức ăn. Không lâu sau, các nhà khoa học đã ghi nhận khoảng vài chục con khỉ macaca rửa thức ăn. Rất lâu sau khi Imo chết, khỉ macaca vẫn mang khoai ra bờ biển để rửa nước.

Sau đó, vào năm 1999, nhà khoa học về nhận thức Andrew Whiten và Đại học Thánh Andrews của Scotland đã xuất bản một bài báo mang tính bước ngoặt cùng với các chuyên gia về loài linh trưởng, bao gồm cả Jane Goodall. Họ nhận thấy rằng nhiều truyền thống của loài tinh tinh – như chải chuốt, nhảy múa dưới mưa (đi khệnh khạng xung quanh khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên của cơn mưa), tách vỏ hạt bằng búa, chọc tổ mối bằng gậy – xuất hiện ở một số cộng đồng tinh tinh chứ không phải tất cả. “Nếu quan sát một con tinh tinh lâu dài và kiểm tra các hành vi này, bạn có thể biết rất nhiều về nguồn gốc của con tinh tinh đó,” Whiten nói. Cũng như quan sát người ta cư xử thường là cách chúng ta nhận biết văn hoá nhân loại.

Không phải ai cũng bị thuyết phục. Một số nhà nghiên cứu tranh luận rằng các biến số về di truyền và môi trường có thể đã thúc đẩy một số hành vi ấy. Tất cả tinh tinh không thuộc cùng một phân loài. Chúng phân bố từ bờ biển Guinea đến Uganda, cách nhau 2700 dặm – một số ý kiến cho rằng nó đủ xa để những khác biệt về sinh thái có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các loài linh trưởng.

Nhưng tư tưởng mới về hành vi của động vật hoang dã và văn hoá bầy đàn, ít tập trung vào con người hơn, đã bắt đầu bén rễ. Khi Whiten và cộng sự nghiên cứu dựa trên công trình đầu tiên của mình, những người hoài nghi khó bác bỏ những kết luận hơn, nhất là khi nó liên quan đến những loài dài hơn xe buýt nội thành, sử dụng âm thanh để tìm mồi sâu một dặm dưới mặt nước biển.


CHIẾN LƯỢC SĂN MỒI Cá voi lưng gù, săn mồi theo nhóm, đang bao vây cá trích bằng lớp bong bóng đánh lạc hướng ngoài khơi bờ biển Alaska, sau đó há miệng lao lên từ bên dưới. Sự đổi mới này được hình thành giữa những nhóm cá voi lưng gù không có họ hàng với nhau nhưng hiện là một thói quen được áp dụng rộng rãi.
CHIẾN LƯỢC SĂN MỒI
Cá voi lưng gù, săn mồi theo nhóm, đang bao vây cá trích bằng lớp bong bóng đánh lạc hướng ngoài khơi bờ biển Alaska, sau đó há miệng lao lên từ bên dưới. Sự đổi mới này được hình thành giữa những nhóm cá voi lưng gù không có họ hàng với nhau nhưng hiện là một thói quen được áp dụng rộng rãi.


“Quoa, quoa! Ngay đây này!” Shane Gero hét lớn, và bắt đầu đếm. Tám con cá nhà táng dạt vào mạn tàu chúng tôi, nửa chìm nửa nổi trong vùng Caribe màu xanh cô ban. Chúng có màu xám kim loại, nhẵn bóng và hình trụ như thân những chiếc máy bay. Những con cá voi này đang thở, theo đúng nghĩa đen. Chúng chỉ ngoi lên để hút khí ô xi sâu vào chiếc đầu khổng lồ vuông vức của mình. Không lâu nữa, chúng sẽ lặn xuống và sử dụng lượng không khí đó để trò chuyện.

Chúng tôi đang trên boong con thuyền Balanea dài 40 bộ, tròng trành ngoài khơi quốc đảo West Indies của Dominica. Những đỉnh núi đẫm nước mưa hiện đang bị sương mù bao phủ của đất nước nhỏ bé này là một phần lý do chúng tôi đến đây. Những rặng núi nhỏ màu lục ấy chặn gió lớn và giữ vùng nước sâu khuất gió tĩnh lặng – điều kiện lý tưởng để nghiên cứu cá nhà táng. Và Gero, đang đi đi lại lại chân trần trên boong trong chiếc quần đùi, đã nghiên cứu nhiều gia đình cá nhà táng ở cự li gần hơn bất kỳ ai trong lịch sử.

Từ năm 2005, giáo sư trợ giảng tại Đại học Aarhus của Đan Mạch, Đại học Carleton và Đại học Dalhousie của Canada đã đến vùng xoáy nước lấp lánh này của loài tảo mơ và chia ra để nghiên cứu loài thuỷ quái này. Thay vì tìm thấy “hiện thân của một người độc tưởng” từ “các cơ quan tà ác” như Herman Melville đã miêu tả cá nhà táng trong Moby-Dick, Gero lại nhìn thấy những con vật vui vẻ, hiền hoà. Ông có thể nhận ra hàng chục con trong tầm mắt. Có Canopenter, đang chơi đùa cùng các nhà nghiên cứu, bơi đến gần tàu của họ trước khi rẽ sang bên để tròn xoe mắt nhìn đoàn của Gero. Có Digit, suýt chết sau khi bơi qua dụng cụ đánh cá và bị mắc vào đuôi đến xém đứt và khiến nó không lặn kiếm ăn được. (Nó đã lành vết thương.) Con có vây răng cưa là Knife; con có gầu lạ trong người là Spoon.

Những con cá voi ông biết đều là “chuyên gia về đảo” của địa phương, Gero cho biết. Ông theo chúng khi chúng bơi xuống các rãnh vực dưới nước ngoài khơi Dominica, giữa các quần đảo Guadeloupe và Martinique. Ông đã theo dõi chúng ngủ, sinh con, nuôi con, lặn chuyến đầu tiên, chơi đùa cùng các anh chị em, và chết đi. Ông ghi nhận chúng bơi sâu hơn phần lớn các tàu ngầm. Ông biết rõ cuộc sống của những con cá voi đến nỗi những đứa con ở nhà có thể đọc thuộc tên chúng.


RÈN LUYỆN KỸ NĂNG Con cá voi lưng gù mẹ và con con bơi qua một rạn đá ngầm trong vịnh ngoài khơi Vava‘u, Tonga. Chúng đã nhập đàn cùng vài trăm con cá voi lưng gù trưởng thành để vỗ béo mình bằng loài nhuyễn thể Nam Cực vào mùa hè trước khi trở lại Nam Thái Bình Dương cho mùa giao phối. Trên đường đi, cá voi con bắt đầu bắt chước phương pháp săn mồi và các hành vi khác của cá voi trưởng thành.
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Cá voi lưng gù mẹ và con con bơi qua một rạn đá ngầm trong vịnh ngoài khơi Vava‘u, Tonga. Chúng đã nhập đàn cùng vài trăm con cá voi lưng gù trưởng thành để vỗ béo mình bằng loài nhuyễn thể Nam Cực vào mùa hè trước khi trở lại Nam Thái Bình Dương cho mùa giao phối. Trên đường đi, cá voi con bắt đầu bắt chước phương pháp săn mồi và các hành vi khác của cá voi trưởng thành.


Nhưng hôm nay, sau hơn một tuần lênh đênh trên biển, lúc tỉnh dậy chúng tôi thấy những con ở đây đã đi mất, thay vào đó là 8 con khác bao quanh chúng tôi. Gero vốn hoà đồng, nhưng đây là lần tôi thấy ông hào hứng nhất. Ông hét lớn bảo học trò thả xuống máy quay dưới nước, hay còn gọi là đầu thu sóng dưới nước. Ông báo họ sẵn sàng máy quay để chụp ảnh đuôi cá voi, một kiểu “vân tay” giúp nhận dạng các cá thể cá voi khi chúng lặn.

Ông chưa biết nhiều về những con cá voi mới này, những kẻ lang thang không bến bờ từ một quần thể cá voi thứ hai. Chúng thường sống chung với những con cá voi địa phương, nhưng không bao giờ tương tác. Đối với tôi, chúng bóng bẩy và lộng lẫy nhưng không khác nhiều so với cá voi địa phương chúng tôi trông thấy hôm qua. Còn với Gero, chúng là bằng chứng rõ ràng cho thấy Dominica là quê hương của hai truyền thống cá voi – hai nền văn hoá tách biệt như nông dân và du mục săn bắt-hái lượm.

Kiến thức này bắt nguồn từ người đàn ông đang lái thuyền của chúng tôi, thầy của Gero, Hal Whitehead. Tóc xoăn, vành mũ bị gió thổi bay lên trời, vị giáo sư tại Đại học Dalhousie ấy vừa giữ vững tay lái vừa quan sát những vị khách ghé thăm. Cá nhà táng bơi thành bầy khoảng một chục con do con cái dẫn đầu suốt đời (con đực bị buộc tách bầy ở độ tuổi thiếu niên). Trong những năm 1980 và 1990, Whitehead theo dõi một số bầy này trên khắp Galápagos, một phần cho cái cớ muốn sống trên biển. Đoạn, ông nói: “Tôi trở nên cực kỳ hứng thú với chúng”. Ông và Luke Rendell, một nhà nghiên cứu tại Đại học Thánh Andrews, đã bắt đầu vén màn bí mật văn hoá của cá voi bằng cách thu lại các kiểu giao tiếp của cá nhà táng.

Cá nhà táng sử dụng bộ não lớn nhất hành tinh của mình để vận hành hệ thống sonar lớn nhất trong tự nhiên. Chúng truyền khí nén vào mõm để tạo ra tiếng kêu tích tích. Xâu chuỗi những tiếng này thành một đoạn nhạc có nhịp điệu, khá giống mã Morse. Mỗi đoạn nhạc kéo dài khoảng vài giây. Một số có 3 tiếng tích; một số có thể là một chục hoặc hơn. Trong nhiều thập kỷ, Whitehead đã thu âm những tiếng tích của hàng ngàn con cá voi.


KÉN CÁ CHỌN CANH Một con cá voi sát thủ ngoài khơi New Zealand đang săn cá đuối. Về phương diện văn hoá, loài cá voi sát thủ có thể trở nên rất gắn bó với thức ăn của mình đến mức sẽ không thay đổi con mồi. Năm 1970, một số con cá voi sát thủ chuyên ăn động vật hữu nhũ bị bắt bán cho công viên thuỷ cung ngoài khơi bờ biển British Columbia thà bỏ ăn hơn 70 ngày chứ không ăn cá hồi, vốn là mồi của cá voi sát thủ láng giềng.
KÉN CÁ CHỌN CANH
Một con cá voi sát thủ ngoài khơi New Zealand đang săn cá đuối. Về phương diện văn hoá, loài cá voi sát thủ có thể trở nên rất gắn bó với thức ăn của mình đến mức sẽ không thay đổi con mồi. Năm 1970, một số con cá voi sát thủ chuyên ăn động vật hữu nhũ bị bắt bán cho công viên thuỷ cung ngoài khơi bờ biển British Columbia thà bỏ ăn hơn 70 ngày chứ không ăn cá hồi, vốn là mồi của cá voi sát thủ láng giềng.


HỌC CÁCH SĂN MỒI Gần đảo Sea Lion thuộc quần đảo Falklands, cá voi sát thủ cái trong vài gia đình đã học cách cướp voi biển con từ tổ đẻ và dùng nó để luyện tập săn mồi với con mình, sau đó mới ăn thịt.
HỌC CÁCH SĂN MỒI
Gần đảo Sea Lion thuộc quần đảo Falklands, cá voi sát thủ cái trong vài gia đình đã học cách cướp voi biển con từ tổ đẻ và dùng nó để luyện tập săn mồi với con mình, sau đó mới ăn thịt.


Ông không hiểu cá voi đang nói gì, nhưng một ngày nọ, trong phòng thí nghiệm của mình tại Nova Scotia, Whitehead đã vẽ biểu đồ tóm tắt các dữ liệu thu được từ tất cả các đàn cá voi. Ông nhận thấy một xu hướng: Gần một nửa phát ra trường tiếng kêu chung. Giai điệu của chúng có mẫu số chung. Các bầy khác nhau sử dụng những cách hoà âm khác nhau. “Tôi cực kỳ sửng sốt,” Whitehead kể lại. Ông chạy thùm thụp lên các bậc thang đến văn phòng của Rendell. Rendell cũng sửng sốt không kém. Những bầy cá voi nhỏ lẻ này là một phần của một thứ lớn hơn – những đàn cá voi lên đến hàng trăm hàng ngàn con. Và mỗi đàn đang giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ của riêng mình.

Tại sao những con vật này, nhiều con còn chưa gặp nhau bao giờ, lại có chung tiếng kêu? Người ta đưa ra giả thuyết đó là cách định danh nhóm, như một cách để nói “Tôi thuộc nhóm các bạn”. Chúng biết những nhóm nhỏ chơi đùa với những nhóm khác trong đàn, nhưng chưa bao giờ với kẻ ngoại tộc. Và trong màu đen như mực của biển cả, âm thanh là cách chúng nhìn thấy những con xung quanh.

Whitehead cho rằng giai điệu tích tích tương tự với những dấu hiệu nhận biết văn hoá của loài người. Ông đưa ra ví dụ, hãy nhìn vào trang phục người hâm mộ giải bóng đá Ngoại hạng Anh mặc. “Những người ủng hộ Manchester United diễu hành xung quanh với khăn quàng đỏ, Manchester City với khăn quàng xanh,” Whitehead trò chuyện cùng tôi khi bầu trời Caribe nhá nhem tối. Tất cả họ đều không biết nhau, cũng không hoà lẫn vào nhau. Vậy mà họ tìm đến các quán rượu để xem các trận đấu cùng nhau. “Nó cho thấy tập tính cấp cao hơn này thực sự quan trọng với cá voi,” Whitehead nói.

Thời gian trôi qua, ông, Rendell và những người khác cũng ghi nhận rằng cá voi thuộc hai đàn tách biệt ở Galápagos có những thói quen khác nhau đáng kinh ngạc. Ở đàn này, cá voi bơi trên biển theo dạng uốn khúc, trong khi ở đàn khác chúng bơi thẳng hàng. Một đàn ở gần đất liền, còn đàn kia di chuyển xa bờ hơn. Trong các thời kỳ El Niño, khi nước biển ấm lên, cá voi ở cả hai đàn chật vật để kiếm thức ăn, nhưng một đàn lại gặp khó khăn nhiều hơn.


CHIA SẺ PHẦN THƯỞNG Tương tự thuyền đánh cá, cá voi sát thủ cũng bơi theo những đàn cá trích ở Bắc Cực Na Uy. Chúng lùa cá thành bóng tròn bằng cách loè bụng dưới, thổi bong bóng, và đập đuôi để làm choáng con mồi. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng hành vi này không xảy ra thường xuyên khi các thuyền đánh cá hoạt động gần đó.
CHIA SẺ SẢN VẬT
Tương tự thuyền đánh cá, cá voi sát thủ cũng bơi theo những đàn cá trích ở Bắc Cực Na Uy. Chúng lùa cá thành bóng tròn bằng cách loè bụng dưới, thổi bong bóng, và đập đuôi để làm choáng con mồi. Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng hành vi này không xảy ra thường xuyên khi các thuyền đánh cá hoạt động gần đó.


KẺ TRỘM CÁ Một số con cá voi coi tàu đánh cá là cơ hội. Ở vùng biển Na Uy, cá voi sát thủ như con này có thể chờ cá trích vuột khỏi lưới hoặc bắt cá trực tiếp từ lưới. Ở Alaska, cá nhà táng học cách gỡ cá tuyết đen từng con một từ dây câu thuyền đánh cá.
KẺ TRỘM CÁ
Một số con cá voi coi tàu đánh cá là cơ hội. Ở vùng biển Na Uy, cá voi sát thủ như con này có thể chờ cá trích vuột khỏi lưới hoặc bắt cá trực tiếp từ lưới. Ở Alaska, cá nhà táng học cách gỡ cá tuyết đen từng con một từ dây câu thuyền đánh cá.


Đối với cá voi, dường như “có một ranh giới giữa chúng ta, những người học hỏi lẫn nhau và làm mọi thứ theo cùng một cách,” Gero giải thích, “và cá voi, loài vật không học hỏi từ chúng ta và làm mọi thứ theo những cách khác nhau.”

Chỉ riêng ý tưởng cho rằng cá voi có nền văn hoá, chứ chưa nói đến chúng tự tách mình thành những nhóm văn hoá như con người, đã gây nhiều tranh cãi khi Whitehead và Rendell trình bày năm 2001. “Thật đáng buồn khi thấy tài liệu nghiên cứu thực nghiệm phong phú như vậy về những sinh vật tuyệt vời như vậy, lại được tận dụng trong một chương trình lý thuyết nghèo nàn đến vậy,” một nhà nhân chủng học người Anh chế nhạo.

Hai mươi năm sau, một số hoài nghi vẫn còn. “Tôi sẽ không bao giờ nói cá nhà táng hay cá voi sát thủ không có văn hoá, nhưng tôi sẽ nói rằng chứng cứ cho văn hoá thuyết phục hơn ở nhiều loài động vật khác,” như cá voi lưng gù và chim sơn ca, Peter Tyack, một nhà khoa học của Viện Hải dương học Woods Hole cho biết, người chuyên nghiên cứu về giao tiếp ở các loài cá voi. Di truyền học, quá trình phát triển ở động vật và môi trường có thể tác động theo những cách phức tạp khiến khó lòng liên kết một cách chắc chắn tập tính với văn hoá. “Đối với các nhà khoa học điều quan trọng là phải trung thực và khiêm tốn về việc chúng ta biết về văn hoá của các loài động vật ít thế nào.”

Tuy nhiên, Sarah Mesnick thuộc Cơ quan quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia cho biết các nhà khoa học chuyên về cá voi ngày càng chấp nhận quan điểm của Whitehead. “Quan điểm ấy đang được chấp thuận vì ngày càng có nhiều người chú ý đến,” cô nói.

Ví dụ, Gero tìm thấy những sự phân chia tương tự ở các đàn cá nhà táng trong một vùng biển khác hoàn toàn so với thầy của ông: Caribe. Và khả năng đào sâu vào sự sống các cá thể cá voi của Gero đã làm vững chắc thêm cho lập luận của Whitehead.


VĂN HOÁ DI CƯ Cá voi trắng có màu xám khi còn nhỏ và chuyển sang trắng khi lớn lên. Khác với cá hồi, vốn được sinh ra với bản năng đi theo các tuyến đường di cư cụ thể, cá voi trắng nhỡ tiếp thu những con đường di cư từ các bầy có văn hoá, giống như con cá voi trắng này tại vịnh hẹp Cunningham, Canada.
VĂN HOÁ DI CƯ
Cá voi trắng có màu xám khi còn nhỏ và chuyển sang trắng khi lớn lên. Khác với cá hồi, vốn được sinh ra với bản năng đi theo các tuyến đường di cư cụ thể, cá voi trắng nhỡ tiếp thu những con đường di cư từ các bầy có văn hoá, giống như con cá voi trắng này tại vịnh hẹp Cunningham, Canada.


ĐỘNG TÁC CON SÂU Vịnh hẹp nước nông thuận lợi cho việc quan sát hành vi của cá voi trắng. Một số con nhô đầu lên khỏi mặt nước học bơi, giống như con trưởng thành này, hoặc vẩy đuôi như con nhỡ kế bên. Một số con lặn xuống đáy, làm động tác “con sâu” để lột lớp da cũ.
ĐỘNG TÁC CON SÂU
Vịnh hẹp nước nông thuận lợi cho việc quan sát hành vi của cá voi trắng. Một số con nhô đầu lên khỏi mặt nước học bơi, giống như con trưởng thành này, hoặc vẩy đuôi như con nhỡ kế bên. Một số con lặn xuống đáy, làm động tác “con sâu” để lột lớp da cũ.


Một buổi chiều nọ, chúng tôi trông thấy một con cá nhà táng cái có tên là Rounder. Nó đang nổi trên mặt nước cùng với hai con non, chỉ một con trong số đó là con nó. Cá voi con không lặn sâu để săn mực được, Gero giải thích, vì vậy một con trưởng thành sẽ ở lại phía trên bảo vệ khi nhóm của nó đi săn. Chúng tôi đang quan sát Rounder trông trẻ.

Mỗi bầy thực hiện việc này rất khác nhau. Một số con cho con nhỏ bơi dưới bụng để bú. Ở một số bầy, cá voi con được những con không cùng họ hàng trông nom, nhưng bú sữa chỉ từ mẹ nó. Trong nhóm của Rounder, mẹ và bà ngoại cùng trông trẻ và chia sẻ nhiệm vụ chăm sóc, nhưng chỉ đối với những con nhỏ có cùng huyết thống. Ở nhóm khác, một con cái vào vai vú em với hai con non cùng lúc, ngay cả khi cả hai không phải con của nó.

Gero cũng khám phá ra rằng các bầy nhỏ trong cùng một đàn lớn dường như phát ra giai điệu họ hàng cụ thể, gần giống như người trong một họ, trong khi các cá thể giao tiếp bằng những kiểu tích tích với những biến đổi mang dấu ấn riêng tinh vi, giống như tên gọi của một người. Không dùng gì ngoài các tiếng tích, Gero có thể cho biết con cá voi nào trong nhóm đang huyên thuyên khoảng 80% thời gian, “tốt hơn nhiều so với đoán mò,” ông nói.

Gero còn thu âm những con cá voi con đang phát ra tiếng tích ngẫu nhiên trước khi sàng lọc trường tiếng kêu. Chúng đang chú tâm vào ngôn ngữ riêng của đàn, như trẻ sơ sinh bập bẹ trước khi gọi “mẹ”. Chúng đang tiếp thu các chuẩn mực văn hoá trước cả ông ở thời điểm hiện tại.

Trở về nhà vào một buổi chiều, tôi ngồi xuống và tự mình trải nghiệm một số văn hoá của cá voi. Đeo tai nghe, tôi nhấp chuột vào một tệp trên máy tính. Những gì tôi nghe tiếp theo thật sâu lắng và trầm thấp, giống như tiếng lùng bùng của một cây bass saxophone bị ngâm trong nước. Tiếng rên rỉ bắt đầu cao lên cho đến khi nó trở thành một tiếng rít bóp nghẹn không khí, như một đứa trẻ đang thổi tù và. Ngay sau đó âm thanh thay đổi hoàn toàn, trở nên tăm tối và du dương, rồi thanh tao và mượt mà. Tôi nghe thấy âm thanh như tiếng dao gạt kính đang lau. Một nốt cao kết thúc bằng một tiếng chiêm chíp gợi liên tưởng đến tiếng rít nhỏ phát ra từ một chú cún con đang ngáp. Một tiếng ộp trầm phát ra như tiếng ợ hơi dài và chậm.


HÃY GỌI TÊN TÔI Cá voi trắng mẹ và con của nó đổ xô đến vùng nước ấm hơn một chút ở cửa sông Cunningham, Bắc Cực Canada như một khu sản phụ dành cho cá voi. Nhiều lần khi chúng tạm thời bị mắc kẹt trong những vũng sông do thuỷ triều rút, nhà khoa học Valeria Vergara đã thu lại nhiều tiếng kêu của cá voi trắng cùng lúc. Cô nghĩ rằng chúng sử dụng những tiếng gọi riêng lẻ, như những cái tên, cho biết chúng đang truyền đi danh tính của mình. ẢNH CHỤP BỞI BRIAN SKERRY VÀ NANSEN WEBER
HÃY GỌI TÊN TÔI
Cá voi trắng mẹ và con của nó đổ xô đến vùng nước ấm hơn một chút ở cửa sông Cunningham, Bắc Cực Canada như một khu sản phụ dành cho cá voi. Nhiều lần khi chúng tạm thời bị mắc kẹt trong những vũng sông do thuỷ triều rút, nhà khoa học Valeria Vergara đã thu lại nhiều tiếng kêu của cá voi trắng cùng lúc. Cô nghĩ rằng chúng sử dụng những tiếng gọi riêng lẻ, như những cái tên, cho biết chúng đang truyền đi danh tính của mình.
ẢNH CHỤP BỞI BRIAN SKERRY VÀ NANSEN WEBER


Đó là bài hát của một con cá voi lưng gù đực. Đoạn ghi âm được Ellen Garland gửi cho tôi, một đồng nghiệp của Rendell tại Đại học Thánh Andrews. Vài năm trước một giai điệu rất giống thế này đã quét qua Nam Thái Bình Dương, làm dấy lên một cuộc cách mạng văn hoá toàn diện.

Cá voi lưng gù đực nhặt nhạnh những bài hát từ nhau. Chúng thích những giai điệu mới mẻ. Giống như những người hâm mộ văn hoá đại chúng, chúng luôn theo đuổi thứ âm thanh đời mới, thích tìm tòi giai điệu mới hợp thời. Tốc độ chúng tiếp nhận cách điều phối âm thanh mới “rất đáng kinh ngạc,” Garlands nói qua điện thoại vào một buổi sáng khi tôi liên lạc cô ở Anh. Phạm vi tiếp cận địa lý của một bài hát cũng giống như vậy. Một bài hát có thể lan rộng khắp bồn địa đại dương.


TẠI SAO THẾ GIỚI CỦA CÁ VOI LÀ THẾ GIỚI CỦA ÂM THANH

TẠI SAO THẾ GIỚI CỦA CÁ VOI LÀ THẾ GIỚI CỦA ÂM THANH
Năm 1970, một album chấn động đã giới thiệu những “ca khúc” của cá voi lưng gù đến với thế giới. Album khơi gợi sự tò mò của công chúng về đời sống xã hội của những kẻ khổng lồ chốn đại dương này và thúc đẩy một phong trào toàn cầu nhằm nghiên cứu và bảo tồn các quần thể cá voi. Vài thập kỷ sau, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu những âm thanh phức tạp không chỉ của cá voi lưng gù mà còn gần 90 loài cá voi khác đang sống trong các đại dương trên khắp thế giới. Họ giải mã nhiều âm thanh mà các loài cá voi sử dụng để giao tiếp và tìm ra những điểm khác biệt trong văn hoá giữa các quần thể. Hãy lắng nghe Natalie Sinclair từ nhóm “Những nhà thám hiểm” của Hiệp hội Địa lý Quốc gia, chuyên nghiên cứu về cá voi lưng gù, và chuyên gia về cá nhà táng Shane Gero thảo luận về việc nghiên cứu những âm thanh độc đáo của hai loài này đang thay đổi cách chúng ta hiểu biết về cá voi thế nào.

Các nhà khoa học đã nghiêm túc nghiên cứu những bài hát của cá voi lưng gù ít nhất là từ những năm 1960. Đó là khi nhà sinh vật học Roger Payne lừng danh kéo chiếc đầu thu sóng trong nước đằng sau chiếc thuyền buồm trong đêm tối tĩnh mịch ngoài khơi Bermuda, ghi lại những tiếng rên rỉ kỳ quái vang vọng. Cá voi lưng gù rống, gầm, rên rỉ, và tạo ra tiếng ồn như những chú mèo con kêu meo meo. Nhưng trong cấu trúc cơ bản của mình, những bản giao hưởng tinh tế của cá voi lưng gù có thể giống với các bản giao hưởng của chúng ta một cách quái lạ.

Những bài hát của cá voi lưng gù sử dụng vần và nhịp, phân nhịp và giai điệu. Có những giai điệu theo sau là các biến tấu và hồi khúc với những câu hát ban đầu. Cá voi đã tồn tại 50 triệu năm. Vài thập kỷ trước, rất hiếm có cơ hội con người và cá voi lưng gù nghe được những âm điệu của nhau. “Tuy nhiên cá voi sử dụng nhiều quy luật sáng tác giống nhau trong các bản nhạc của mình tương tự như chúng ta,” Payne viết trong tựa sách “Giữa bầy cá voi” của mình. Bài hát của một con cá voi có thể kéo dài nửa giờ. Một con cá voi có thể hát cả buổi chiều.

Garland ngộ ra những hiểu biết của mình về cá voi từ bầu trời. Trong một dự án thời đại học tại quê nhà New Zealand, cô đã phân loại giọng hót của chim hét nhạc, và khám phá ra tài năng về phân biệt âm thanh. Nhiều năm sau, cô áp dụng kỹ năng thính giác của mình vào cá voi.


HAM VUI VÀ HAM CHƠI Cá voi trắng rất vui vẻ và tò mò. Ngoài khơi đảo Somerset, chúng có thể nhặt đá và đưa đá cho nhau hoặc lật tảo bẹ lên đầu và nhảy nhót xung quanh như thể đang đội vương miện hay tóc giả. Đây có là một đặc điểm văn hoá nào không? Còn quá sớm để kết luận. Văn hoá của cá voi trắng bắt nguồn từ những mối quan hệ xã hội lâu dài, nhưng cần phải tìm hiểu nhiều hơn.
HAM VUI VÀ HAM CHƠI
Cá voi trắng rất vui vẻ và tò mò. Ngoài khơi đảo Somerset, chúng có thể nhặt đá và đưa đá cho nhau hoặc lật tảo bẹ lên đầu và nhảy nhót xung quanh như thể đang đội vương miện hay tóc giả. Đây có là một đặc điểm văn hoá nào không? Còn quá sớm để kết luận. Văn hoá của cá voi trắng bắt nguồn từ những mối quan hệ xã hội lâu dài, nhưng cần phải tìm hiểu nhiều hơn.


Những bài hát của cá voi lưng gù là một phần của nghi thức giao phối. Các nhà nghiên cứu lâu nay cho rằng mọi con cá voi lưng gù trong khu vực đều có cùng một bài hát mỗi năm. “Điều chúng tôi khám phá ra không phải vậy,” Garland phủ định. Sử dụng phổ đồ chuyển tần số âm thanh thành hình ảnh, xác định biên độ và các mẫu hình bài hát của cá voi, cô đã phân tích nhiều giai điệu của cá voi trong nhiều năm trên khắp Nam Thái Bình Dương. Cô xem xét lại những bài hát của cá voi lưng gù ở Polynesia, Pháp, sau đó chuyển đến những bài từ Australia, cách đó khoảng 3700 dặm.

Cô nhận thấy một điều đáng tò mò. Những bài hát dường như có nguồn gốc từ Australia. Chúng sẽ biến hoá khi cá voi bắt đầu chỉnh sửa. Tương tự các nhà soạn nhạc, chúng cũng thêm vào những tiếng nấc, tiếng huýt sáo hoặc các đoạn mới. Nhưng rồi, giống một bài nhạc pop đột nhiên bật lên và nổi như cồn, bài hát mới này sẽ truyền từ con cá voi này đến con cá voi khác khắp hàng ngàn dặm, di chuyển từ New Caledonia đến Tonga, một năm sau thì đến quần đảo Cook.

Giai điệu vang lên ở Polynesia, Pháp giống với bài hát lần đầu xuất hiện ở Australia. Dù có một số chỉnh sửa nhỏ dọc đường đi, nhưng phiên bản cuối cùng không khác nhiều so với bản hát lại acoustic từ bản hit gốc. Tuy nhiên rất khó nhận ra bài hát nó đang thay thế là gì. Tác phẩm mới này không giống với tác phẩm trước đây “cứ như Rolling Stones và Justin Bieber,” Garland đánh giá.

Garland chịu thua. Cô nghĩ rằng cá voi có phản hồi với tính mới của bài hát. Như cách những người híp-pi tìm kiếm các nhóm nhạc indie, cá voi đực dường như chọn ra những giai điệu mới để nổi bật lên giữa đám đông. Nhưng cuối cùng tất cả con đực sẽ từ bỏ bài hát ấy và chuyển sang bài mới.

Kiểu tiến triển đó nằm ngoài dự tính. Đó là thời khắc hiếm hoi trong vương quốc động vật có sự thay đổi nhanh chóng – một cuộc cách mạng văn hoá thực sự. Chim chóc bay qua đàn khác có xu hướng nghe theo tiếng gọi của đàn mới, Garland cho biết. Nhưng khi một con cá voi mở đại hội nhạc sống bằng một bản nhạc mới, những con bản địa sẽ bỏ hết những bản ballad của mình để hoà cùng bài hát mới. Garland thường ví von: Kiểu như khi đến một đất nước láng giềng nơi ai ai bạn gặp cũng hát quốc ca của nước bạn.

“Nó cực kỳ, cực kỳ lạ,” cô nói.

Câu hỏi lớn nhất hiện tại là một số cộng đồng cá voi này có sống đủ lâu để ta hiểu hết văn hoá của chúng hay không. Chưa ai hiểu rõ điều đó hơn Ford, một nhà sinh vật học về cá voi sát thủ người Canada. Khi còn trẻ, ông chuyên quét dọn bỏng ngô và cho hải cẩu và cá voi trắng ở Thuỷ cung Vancouver ăn. Ông tiếp tục khám phá những phương ngữ khác biệt của loài cá kình trước khi trở thành người cầm trịch các nghiên cứu về cá voi ở Bờ biển phía Tây cho chính quyền Canada.

Khi tôi hỏi về khả năng thay đổi trong một cuộc trò chuyện, Ford đã kể một câu chuyện. Cá voi sát thủ bơi theo đàn thuộc cùng một gia đình mẫu hệ cả đời và học hỏi cách ăn và món ăn gì từ việc quan sát họ hàng của chúng. Năm 1970, khi những con cá voi sát thủ ngoài tự nhiên trong khu vực vẫn đang còn bị đánh bắt cho công viên thuỷ cung, những tay đánh bắt đã lùa 5 con cá voi vào một vịnh nhỏ ở British Columbia. Hai con bị mang đến công viên thuỷ cung. Ba con còn lại không ăn cá hồi của nhân viên chăm sóc. Cuối cùng một con chết. 79 ngày sau những con còn sống mới bắt đầu ăn cá.

Những con cá voi đó bị “mắc kẹt trong vết xe hành vi này,” Ford nói. Nhân viên chăm sóc không biết cá voi sát thủ ở vùng biển Tây Bắc có 3 chế độ ăn khác nhau: những con ăn cá hồi là loài cư trú phương nam và phương bắc; ăn cá mập là loài biển khơi; và cá voi sát thủ Bigg chỉ săn động vật hữu nhũ biển. Không giống một số loài cá voi khác có văn hoá biến đổi linh hoạt, cá voi sát thủ không muốn hoặc không thể đổi loại thức ăn khi những lựa chọn bị giảm đi, rất giống cách nhà thám hiểm người Na Uy Roald Amundsen đã đánh bại Robert Falcon Scott, người Anh, đến được Nam Cực bằng cách ăn thịt những con chó kéo xe của mình, trong khi Scott thì không ăn. “Đó chỉ là một ví dụ cho thấy nền văn hoá này ăn sâu thế nào,” Ford nói.

Đó là một phần lý do vào năm 2019, hơn hai mươi nhà khoa học, gồm cả Ford, Garland, Whiten, và Whitehead, đã kêu gọi việc thay đổi toàn diện trong bảo tồn trên toàn cầu. Trên tạp chí Khoa Học, họ kêu gọi thế giới đưa văn hoá vào các quyết định quản trị thế giới hoang dã. Công ước về Các loài Di cư đã và đang phát triển một kế hoạch cho các quốc gia Nam Mỹ nhằm bảo vệ cá nhà táng ở phía đông Thái Bình Dương bằng cách tập trung vào những nhu cầu của mỗi đàn lớn. Phương pháp tiếp cận ấy là “điều cần thiết để gìn giữ tính đa dạng và tính toàn vẹn tự nhiên của các hệ sinh thái phong phú trên Trái Đất,” tập thể tác giả trình bày.

Phần tôi thì vẫn đang cố gắng, nhưng một thứ văn hoá khác đang cản trở: văn hoá của chúng ta.

Hoa Kỳ và Canada đã xem cá voi ăn cá phương nam và phương bắc là những quần thể khác biệt dù có sự tương đồng và gần gũi về mặt di truyền. Cá voi phương bắc cọ xát bụng, húc đầu không giống những đàn nhào lộn trên không đôi lúc xuất hiện ngoài Seattle. Chúng tôi nhận ra rằng đại dương, và cả con người, cần cả hai loài.

Nhưng chúng đang đối mặt với tương lai hoàn toàn khác. Số lượng cá voi sát thủ ở vùng biển phía bắc xa xôi đã sụt giảm kể từ những năm 1970. Cá voi phương nam đang là loài rất nguy cấp.

Bị tàn phá bởi việc chọn lọc cho các công viên thuỷ cung những năm 1970 và đầu những năm 70, loài cư trú phương nam hiện phải đang chống chọi với tiếng ồn từ giao thông hàng hải. Xây dựng xâm lấn những bờ biển của cá voi, thải bùn cặn vào vùng biển, mang theo sự ô nhiễm. Những độc chất, như polyclorinat biphenin (PCB), tích tụ trong lớp mỡ cá voi. Những điều đó càng trở nên tồi tệ hơn bởi tình trạng thiếu thức ăn trầm trọng khi các quần thể cá hồi Chinook giảm mạnh do nhiều năm đánh bắt, xây đập, khai phá nhiều hơn và biến đổi khí hậu.

Những sinh vật kỳ lạ tinh tế này đang dần biến mất trước mắt chúng ta theo đúng nghĩa đen, không khác gì đế chế Tiwanaku thời tiền Inca của Nam Mỹ sụp đổ không để lại ghi chép gì vào thế kỷ 12. Chúng ta không lường được những gì sẽ biến mất cùng chúng. Chúng ta không giải thích được tại sao cá voi hành động như vậy hay tại sao những hành vi ấy lại không giống nhau giữa những con cá voi. Nhưng ít nhất chúng ta cũng đã nhận thức được rằng những tài nguyên dần tan biến vốn rất phong phú và quan trọng theo những cách có lẽ còn chưa được hiểu hết.


Dịch bởi Kenhsinhvien.vn
(Theo National Geographic)
 
×
Quay lại
Top