Bơi phải là môn học bắt buộc trong nhà trường

gaconueh2005

Thành viên thân thiết
Thành viên thân thiết
Tham gia
3/3/2013
Bài viết
4.056
Chỉ nửa tháng qua, trên cả nước có hàng chục vụ trẻ em bị chết đuối. Số liệu của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Bộ LĐTBXH cũng cho thấy, trung bình mỗi năm (trong giai đoạn 2005 - 2009) ở VN có đến 3.500 trẻ em bị chết vì đuối nước. Tình trạng trẻ em bị chết đuối đang là vấn đề đáng báo động khiến cho nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Đã đến lúc bơi lội phải trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường.


Gần 20 em chết đuối trong nửa tháng

Mới đây nhất là trường hợp 5 học sinh rủ nhau đi bắt cua ở kênh Linh Cảm (xã Gia Hanh, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) vào ngày 26.5 đã khiến 2 em bị thiệt mạng. Thấy thuyền bỏ không, các em lấy ra bơi, khi đến chỗ nước xoáy chiếc thuyền chao đảo rồi chìm. Khi người lớn phát hiện, cứu hộ thì đã muộn, 2 em đã thiệt mạng.

Cùng ngày 26.5 tại thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái, TP.Nha Trang (Khánh Hòa), 3 học sinh (từ 11 đến 13 tuổi) đã tử vong trong lúc ra hồ nước tại thôn tắm. Một ngày trước đó, tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), trong lúc đi tắm cùng bạn, một học sinh bị nước cuốn mất tích. Ngày 25.5, một học sinh lớp 4 (Trường TH Nhự Tảo, TP.Tân An, Long An) cũng đã thiệt mạng vì trượt xuống sông. Trước đó, ngày 18 và 19.5 liên tiếp xảy ra các trường hợp trẻ bị đuối nước tại Thái Bình, Cần Thơ, Phú Yên, Hà Giang làm 8 học sinh thiệt mạng. Thương tâm hơn cả là ngày 14.5, 4 em học sinh Trường THCS Hồ Tùng Mậu (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc) chết đuối tại sông Sêrêpok, đoạn gần NM thuỷ điện Sêrêpok.

Mô hình chống đuối nước tại Đà Nẵng Trong khi tỉ lệ trẻ em tử vong vì đuối nước có xu hướng gia tăng và dường như nhiều ngành, địa phương vẫn chưa đầu tư nhiều cho công tác phòng, chống thì Đà Nẵng lại làm rất tốt công tác này.
DuoiNuoc2-114.jpg

Nguy cơ đuối nước luôn rình rập trẻ em, học sinh trong những ngày hè. Ảnh: Thanh Hải

Tại Đà Nẵng, liên tiếp 2 năm gần đây không xảy ra trường hợp đuối nước ở trẻ em. Theo Sở LĐTBXH TP.Đà Nẵng, có được kết quả này, một phần do công tác quản lý, bảo vệ trẻ em tương đối tốt. Song song với chương trình dạy bơi cho học sinh tiểu học (dự án bơi an toàn) với sự tham gia của 5.000 học sinh mỗi năm, các bậc phụ huynh cũng được tuyên truyền nâng cao ý thức phòng ngừa, chống đuối nước cho trẻ em.

Ngoài ngành GDĐT áp dụng các chương trình dạy bơi trong trường học, tập huấn thường xuyên cho đội ngũ giáo viên về kỹ năng dạy bơi cho học sinh, thì ngành VHTTDL cũng triển khai các dự án dạy bơi cho trẻ em toàn thành phố. Ngoài ra, hiện có nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động thiện nguyện, tự tổ chức dạy bơi miễn phí cho trẻ em trên các bãi biển. Hoạt động này không chỉ trang bị cho các em kỹ năng bơi lội, mà còn giúp nâng cao ý thức cho các em về vấn đề phòng ngừa đuối nước.

Kinh nghiệm về chống đuối nước trẻ em cho thấy, quan trọng nhất vẫn là sự cam kết và vào cuộc quyết liệt của các địa phương. Ông Nguyễn Trọng An - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ LĐTBXH) - cho rằng: “Tại sao Đà Nẵng làm được mà các địa phương khác lại không? Bởi lãnh đạo của TP.Đà Nẵng đã có cam kết bằng văn bản của lãnh đạo tỉnh với các địa phương bên dưới cùng sự hỗ trợ ngân sách rõ ràng”. Từ kinh nghiệm của Đà Nẵng thì việc triển khai không tốn kém, vì 60 hồ bơi di động bằng composit, hay nhựa sơn phủ bạt mới bằng tiền xây dựng một bể bơi.

Ông Ngũ Duy Anh - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh - sinh viên (Bộ GDĐT): Trong bối cảnh tình trạng HS bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước vừa qua, ngày 21.5, Bộ GDĐT có công văn hỏa tốc gửi các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ, TCCN yêu cầu tăng cường công tác phòng tránh tai nạn do đuối nước cho trẻ em, HSSV. Bộ GDĐT đang lên kế hoạch xây dựng một đề án về dạy bơi cho HS ở cấp tiểu học...

Hải Phòng: Đuối nước chiếm tỉ lệ cao nhất trong tử vong do tai nạn ở trẻ. Bà Nguyễn Thị Tuấn Anh - Trưởng phòng BVCSTE và bình đẳng giới (Sở LĐTBXH) - cho biết: “Trong số 738 vụ trẻ em bị tai nạn thương tích trong năm 2012 có 40 em tử vong, trong số này có tới 27 em chết do đuối nước. Số trẻ em chết do đuối nước chiếm tỉ lệ cao nhất trong 12 nguyên nhân dẫn đến những cái chết do tai nạn ở trẻ em. Việt Hòa
Theo Lao động
 
Quay lại
Top