Bỏ túi ngay 7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà

Dung Vuong

Founder at Wiki Cabinet Media
Tham gia
26/11/2019
Bài viết
0
Thật khó thể tránh khỏi những vết thương hở trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nếu không được xử lý cẩn thận, vết thương đó có thể bị nhiễm trùng và để lại sẹo làm mất thẩm mỹ. Trong bài viết này, Wikicabinet sẽ chia sẻ với quý độc giả 7 bước chăm sóc vết thương hở tại nhà vô cùng hiệu quả nhé!

Bước 1: Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn
Bước này giúp loại bỏ vi khuẩn từ tây xâm nhập vào vết thương hở.

Rửa tay đúng cách

Làm ướt tay bằng nước sạch
Cho xà phòng vào lòng bàn tay và xoa đều
Chà lòng bàn tay đến mu bàn tay, rồi kẽ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
Chà hai lòng bàn tay với nhau, các ngón tay, kẽ các ngón tay và móng tay ít nhất 20 giây.

Bước 2: Cầm máu
Dùng băng gạc hoặc vải sạch đắp nhẹ lên vết thương để hạn chế màu chảy ra.

Nếu không có vải sạch hoặc băng gạc, có thể dùng tay sạch ép miệng vết thương để thúc đẩy quá trình đông máu.

Nâng vị trí vết thương lên cao hơn tim để tránh áp lực máu đến vị trí vết thương.

Bước 3: Rửa sạch vết thương
Dùng nước muối sinh lý để rửa sạch vết thương, dùng khăn sạch hoặc bông y tế lau nhẹ nhàng trên bề mặt vết thương.

Bước này giúp loại bỏ bụ bẩn, máu đông, huyết tương cùng vi sinh vật trên bề mặt vết thương.

Bước 4: Sát khuẩn vết thương
Sát khuẩn đúng cách giúp tiêu diệt mầm bệnh và tạo điều kiện cho vết thương mau lành. Bạn nên lựa chọn một loại nước sát khuẩn đảm bảo các tiêu chí như:

Sử dụng dung dịch sát khuẩn để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm, giúp vết thương mau lành.

Lựa chọn dung dịch sát khuẩn đảm bảo các yêu cầu sau:

Phạm vi tác dụng rộng: Diệt nhiều vi khuẩn, virus, nấm
Không gây xót và kích ứng
Không ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương tự nhiên
Bước 5: Băng bó vết thương cẩn thận
Dùng băng gạc sạch để băng bó vết thương cẩn thận

Không nên băng quá chặt, giữ vết thương thông thoáng

Bước 6: Thay băng thường xuyên
Cứ 24h thì thay băng một lần, khi thấy băng bẩn hoặc ướt nên thay ngay để tránh nhiễm trùng.

Bước 7: Theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng
Các dấu hiệu nhiễm trùng như sau;

Vết thương sưng tấy
Vết thương ấm, mẩn đỏ
Vết thương chảy mủ
Gây đau đớn không ngừng
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên, nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

Source:Wiki Cabinet
 
×
Quay lại
Top