windsong1991

Thành viên
Tham gia
25/2/2013
Bài viết
43
Bạn thắc mắc vì sao mình CV không được nhà tuyển dụng ngó ngàng tới? CV của bạn chưa chuyên nghiệp, CV của bạn chưa thể hiện rõ năng lực bản thân, kinh nghiệm, kỹ năng?

1. Nên tạo sự tách biệt để nhà tuyển dụng cảm thấy thoải mái và dễ dàng tìm kiếm được những thông tin mà họ cần:
- Thông tin cá nhân + mục tiêu nghề nghiệp + quá trình đào tạo.
- Quá trình làm việc + kỹ năng công việc + khả năng…
- Thông tin tham khảo và sở thích cá nhân.
Chú ý:

  1. Phần mục tiêu nên viết cô đọng, ngắn gọn;
  2. Phần kinh nghiệm làm việc nên theo trình tự về thời gian, có sự tách biệt giữa công việc và hoạt động xã hội. Về công việc, nên trình bày công việc chính, tránh tình trạng liệt kê quá chi tiết công việc. Đồng thời cũng tránh ghi vào những công việc chỉ làm trong một vài tuần.
2. Không liệt kê các công việc không liên quan
Nếu bạn đang cố gắng ứng tuyển vào vị trí nhân viên hành chính trong khi kinh nghiệm từng có của bạn là nhân viên phục vụ, tốt nhất bạn không nên liệt kê nó vào CV.
Còn nếu như bạn chẳng còn những kinh nghiệm khác để viết thì sao? Hãy cố gắng kết nối việc đó với vị trí bạn muốn. Chẳng hạn, với công việc phục vụ, bạn phải thực hiện nhiệm vụ nào tương tự như với công việc hành chính. Hoặc những gì bạn học được từ công việc phục vụ sẽ giúp bạn hoàn thành tốt công việc hành chính… Hãy tìm cách chứng tỏ bạn có thể làm được việc dù không có kinh nghiệm liên quan.
Xem thêm bài viết: Viết CV khi không chưa có kinh nghiệm
3. Phần sở thích cá nhân
Phần này thường được các ứng viên tự do viết và nghĩ rằng không có quá nhiều ảnh hưởng. sở thích cá nhân trong CV sẽ cho nhà tuyển dụng cái nhìn khái quát về tính cách, con người của bạn, hãy đảm bảo rằng những sở thích đó phải liên quan tới công việc bạn đang ứng tuyển. Chẳng hạn, thay vì ghi sở thích là “đọc sách” chung chung, bạn nên ghi rõ là “đọc sách về marketing, quản trị, PR” nếu bạn đang ứng tuyển cho vị trí nhân viên marketing.
4. Dùng đại từ xưng hô
Nhớ đây là hồ sơ chứ không phải một bức thư, chính vì vậy việc sử dụng các đại từ nhân xưng hay sở hữu như tôi, của tôi là không nên.
5. Lặp từ
Việc dùng các động từ rất quan trọng, bạn đừng quên sử dụng nhiều động từ khác nhau. Đừng tập trung sử dụng một hai từ nào đó trong suốt hồ sơ. Cố gắng tìm từ thay thế tương đương và nhiều cách diễn đạt khác nhau cho cùng một ý.
6. Font chữ, định dạng
Sử dụng các định dạng thống nhất, như dùng một font chữ, kích cỡ hay cùng một kiểu gạch đầu dòng. Không nên dùng các định dạng quá màu mè hoặc quá sáng tạo với các loại font khác truyền thống. Hãy để hồ sơ của bạn rõ ràng, đơn giản và chuyên nghiệp.
7. Thư xin việc
Bạn có biết: có đến 66% nhà tuyển dụng ưu tiên chọn đọc hồ sơ của ứng viên có đính kèm thư tìm việc. Thư xin việc là một cách để bạn khéo léo quảng bá về kỹ năng kinh nghiệm của mình.
Bạn có thể tham khảo bài viết sau để xây dựng cho mình một lá thứ xin việc hoàn hảo hơn: Thư xin việc – cover letter
8. Hồ sơ chung chung
Khá nhiều bạn trẻ thường có suy nghĩ là cố gắng đầu tư cho mình một cv đẹp, sau đó chỉ việc gửi đến cho các nhà tuyển dụng với những vị trí ứng tuyển khác nhau. Mặc dù kinh nghiệm làm việc của bạn không thay đổi, nhưng hồ sơ thì cần được điều chỉnh theo lĩnh vực bạn dự tuyển. Hãy viết hồ sơ hướng đến mục tiêu bạn tìm kiếm và giúp người đọc dễ dàng nhận ra vì sao bạn là ứng viên phù hợp. Cách viết phần kinh nghiệm dành cho vị trí marketing sẽ khác kinh nghiệm dành cho vị trí quản lý.

9, Gửi hồ sơ
Hãy luôn ghi nhớ điền đầy đủ tiêu đề thư, người nhận thư để bảo đảm bức thư của bạn bị đưa vào hòm spam hay thậm chí là không đến đúng nơi, hoặc bị xếp nhầm loại thư.
Chúc bạn thành công!
Nguồn: Chuyên trang nhân sự
 
Hiệu chỉnh bởi quản lý:
Những điều này rất quan trọng cần ghi nhớ, cảm ơn bạn đã chia sẻ nhé. Mình cũng sẽ sắp xếp lại bộ hồ sơ xin việc của mình cho thật phù hợp và chuyên nghiệp.
 
×
Quay lại
Top