Bộ Hành quanh Hồ Thiền Quang vì Nạn Nhân Chất Độc Da Cam - 2011

Newsun

Believe in Good
Thành viên thân thiết
Tham gia
20/4/2008
Bài viết
9.433
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH

I. Thảm họa da cam tại Việt Nam
Từ ngày 10/8/1961 đến ngày 30/6/1971, Mỹ đã phun rải 80 triệu lít chất độc hóa học trong đó có chứa 366 kg dioxin vào 10% tổng diện tích của Việt Nam đã gây nên một thảm họa da cam chưa từng có trong lịch sử loài người.

Dioxin là chất cực độc có thể tồn tại hàng trăm năm ở môi trường tự nhiên, gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, làm biến loạn di truyền ở người bị nhiễm chất độc này. Những nghiên cứu cho thấy, với nồng độ 1 ppt (phần nghìn tỷ gram) dioxin đã tác động đến thai nghén, 5 ppt dioxin đã có thể gây ung thư và 50 đến 70 ppb (phần tỷ gram) dioxin đã có thể gây chết người. Do vậy, với 366 kg dioxin mà Mỹ phun rải xuống lãnh thổ Việt Nam gây nên những tổn hại vô cùng nặng nề và lâu dài đối với người Việt. Số nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam sẽ không chỉ là 4,8 triệu người bị phơi nhiễm, hơn 150 ngàn trẻ em ở thế hệ con, cháu đang bị tật nguyền không thể tự lo được cuộc sống cá nhân mà còn tiếp tục lên đến hàng chục triệu người. Nỗi đau từ thảm họa da cam tại Việt Nam cũng không chỉ là nỗi đau của người Việt mà còn là nỗi đau của nhân loại tiến bộ, làm nhức nhối lương tri của mọi người.

Hàng trăm nghìn nạn nhân đã chết, hàng trăm nghìn nạn nhân đang ngày đêm vật lộn với cái chết và hàng trăm nghìn trẻ em bị dị dạng, dị tật bẩm sinh bởi chất độc da cam. Họ không chỉ chịu đau đớn tột cùng về thể xác và tinh thần, ngay cả khi nghĩ đến cái chết họ cũng không yên lòng nhắm mắt vì những mảnh đời tật nguyền là con, cháu, người thân của họ vẫn đang hiện hữu trong khi không thể mưu sinh. “Nạn nhân chất độc da cam là những người nghèo nhất trong những người nghèo, đau khổ nhất trong những người đau khổ” (lời kết luận được viết bởi giáo sư J.M. Stellman - Trường đại học Columbia, New York, Hoa Kỳ, tạp chí Nature số 422, 17/4/2003).

Trong những năm qua, nạn nhân chất độc da cam Việt Nam đã nhận được sự quan tâm của, chia sẻ rất lớn của toàn xã hội và bạn bè quốc tế thông qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Đã có 291.305 nạn nhân da cam được bảo trợ, nuôi dưỡng tại các trung tâm nhân đạo; 17.826 nạn nhân được phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng; 2.520.350 lượt nạn nhân được khám, chữa bệnh miễn phí; 25.769 nạn nhân được cấp xe lăn, xe đẩy; 91.003 nạn nhân được cấp vốn sản xuất và dịch vụ; 6.529 hộ được nhận nhà mới; 8.650 nạn nhân được dạy nghề và hỗ trợ việc làm; 19.390 nạn nhân được cấp học bổng và hỗ trợ học phí; và hàng ngàn đơn vị máu truyền được hiến tặng, hàng triệu xuất quà tặng được gửi tới nạn nhân da cam. Với nhiều hình thức chia sẻ của cộng đồng và bạn bè quốc tế, nạn nhân chất độc da cam đã được xoa dịu một phần nỗi đau, vươn lên vượt khó và từng bước ổn định cuộc sống.

II. Chương trình đi bộ và hiến máu “Vì nạn nhân chất độc da cam” 2011
Nhằm kêu gọi các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng tiếp tục quan tâm, chia sẻ với các nạn nhân chất độc da cam; nhân kỷ niệm “50 năm thảm họa da cam tại Việt Nam”, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phối hợp với Công ty CIT Thăng Long và Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức Chương trình đi bộ và hiến máu “Vì nạn nhân chất độc da cam” 2011.

Mục tiêu của Chương trình:

1. Vận động các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân ủng hộ tiền, hàng và quà tặng cho nạn nhân chất độc da cam với trị giá tối thiểu đạt 70 tỷ đồng.

2. Huy động tối thiểu 5.000 người tham gia đi bộ "Vì nạn nhân chất độc da cam".

3. Tổ chức tiếp nhận 650 đơn vị máu phục vụ cứu chữa và điều trị các bệnh nhân là nạn nhân chất độc da cam cần truyền máu.

4. Phát động “Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam” 2011 kéo dài từ 10/8/2011 đến 10/9/2011 trên phạm vi cả nước.

Thông điệp của Chương trình:
“Chung tay chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống cho nạn nhân chất độc da cam”.

Nội dung của Chương trình:
1. Tiếp nhận ủng hộ, tài trợ và hiến máu nhân đạo vì nạn nhân chất độc da cam;

2. Mít tinh kỷ niệm “50 năm thảm họa da cam Việt Nam” (10/8/1961 – 10/8/2011) và phát động “Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam” năm 2011;

3. Tổ chức truyền thông báo chí, mạng internet, băng rôn, banner và truyền thông trực tiếp về thảm họa da cam Việt Nam;

4. Tổ chức đi bộ, diễu hành “Vì nạn nhân chất độc da cam”.

Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự Chương trình:
1. Thời gian: từ 6h00 đến 10h30 ngày 7/8/2011 (chủ nhật).

2. Địa điểm: Quảng trường Công viên Thống nhất, đường Trần Nhân Tông và các phố xung quanh Hồ Thiền Quang, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

3. Thành phần: Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại biểu Quốc tế và các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và Hà Nội; các cơ quan, đơn vị, trường học; các Nhà tài trợ; các nạn nhân chất độc da cam; người hiến máu và các bệnh viện tiếp nhận máu; cán bộ, hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ; các phóng viên báo chí Trung ương và Hà Nội.

Chương trình là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ của các cơ quan, doanh nghiệp và các cá nhân cùng chung tay chăm sóc sức khỏe, cải thiện điều kiện sống cho nạn nhân chất độc da cam. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam yêu cầu các ban, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, thực hiện đạt kết quả.

Ban tổ chức đón tiếp đại biểu và phát áo đồng phục của Chương trình dành tặng người tham dự từ 5h00 đến 6h00 ngày 07/8/2011 tại buổi tổ chức. Riêng với các đơn vị đi theo đoàn, Ban tổ chức sẽ gửi áo đồng phục theo số lượng đăng ký trước buổi tổ chức từ 01 đến 03 ngày.

Mọi chi tiết tham gia chương trình xin liên hệ

Hải Phong: 0122 433 4607
0168 995 1676
Email: nhannt08@gmail.com
Để giúp chúng tôi thống kê chính xác hơn số lượng người tham gia xin bạn bớt chút thời gian đăng kí tại https://dangki.club25vietna​m.com/
 
Chất độc da cam ghê thật đấy!:(Mình sẽ tham gia để sẻ chia nỗi đau với các bạn bị nhiễm chất độc da cam cùng mọi người!:KSV@18:
 
Ủng hộ các thành viên KSV ở khu vực Hà Nội tham gia hoạt động vô cùng ý nghĩa này.
:KSV@06:Hãy cùng hưởng ứng:
“Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam”
 
Đã đăng ký từ đầu tuần, lên đây thấy newsun thông báo, hehe. Mọi người hãy bỏ chút thời gian tham gia nhé:KSV@06:
Vì nạn nhân chất độc màu da cam, vì một VN tốt đẹp hơn
 
“Cô gái da cam” tốt nghiệp ĐH loại giỏi
05.08.2011 08:36

Phan Thị Thu Hiền trong lễ tốt nghiệp đại học ngày 26/7/2011. (Dân trí) - Vượt qua những cơn đau và sự mặc cảm về số phận do di chứng chất độc da cam, Phan Thị Thu Hiền (sinh năm 1984, ngành Sư phạm Giáo dục chính trị - ĐH Sư phạm Đà Nẵng) đã hoàn thành xuất sắc chương trình đại học trong 3 năm, tốt nghiệp loại giỏi.

Vượt lên số phận nghiệt ngã


Trong buổi lễ tốt nghiệp hôm 26/7 vừa rồi, cầm tấm bằng đỏ trên tay, Hiền xúc động chia sẻ: “Có được thành quả như ngày hôm nay, tất cả đều nhờ có sự giúp đỡ, động viên từ thầy cô và bạn bè, đặc biệt là mẹ - những người sát cánh cùng Hiền suốt 3 năm học”.

Với bằng tốt nghiệp loại giỏi, vậy là Hiền đã ghi thêm vào bảng thành tích của mình, đã thực hiện được một phần ước mơ, ấp ủ trong câu nói: “Ý nghĩa cuộc sống của một con người không phải phụ thuộc vào thời gian dài hay ngắn mà phụ thuộc vào những gì mình gặt hái được”.


Đi thêm một đoạn đường mới, Hiền nhớ lại những ngày tháng gian khổ đèn sách: “Mình không được như bao bạn khác nên thời gian rảnh chỉ biết lấy chữ làm niềm vui”. 10 ngón trên đôi bàn tay ngón thì cụt ngủn quắp lại, ngón thì thẳng nhưng mềm không xương. Vì vậy, những giờ trên lớp, Hiền chỉ ghi chép những nội dung mà thầy giáo nhấn mạnh, còn lại về tự đọc sách và tìm hiểu thêm.


Không được như bao chúng bạn cùng lứa, Hiền sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, chưa đầy một tuổi cha mẹ ly dị. Mẹ Hiền là cán bộ phòng văn hóa huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Còn bố là bộ đội phục vụ trong quân ngũ, từng tham gia cầm súng bảo vệ biên giới Tây Nam.


Năm Hiền lên 12 tuổi, căn bệnh di truyền chất độc da cam bộc phát do di chứng người cha để lại, khi đó chị mới là cô học sinh lớp 9. Cô nữ sinh hồn nhiên, học giỏi có biệt tài làm thơ, từng đăng trên các báo Nhi Đồng, Thiếu Niên Tiền Phong thường xuyên bị ngất xỉu. Có những khi Hiền đang học trên lớp thì máu mũi trào ra ướt hết trang giấy trắng. Đau đớn không khiến chị lùi bước, Hiền vẫn tiếp tục học hết lớp 12 và thi đỗ vào khoa Ngữ văn Trường ĐH Đà Lạt năm 2001. Oái ăm thay, đây là lúc di chứng chất độc da cam bộc phát mạnh nhất. Chị đành tạm gác giấc mơ thành cô giáo.



6 năm sau (2007), Hiền nộp hồ sơ và thi đậu vào ngành Sư phạm chính trị, Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng.


Bằng nghị lực của mình, Hiền đã vượt qua số phận và tạo nên những kỳ tích đáng khâm phục. Hiền là một trong ba sinh viên trong lớp được nhận học bổng ba năm liền; được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân tặng giấy khen “Vì sự tiến bộ của phụ nữ trong phấn đấu rèn luyện và học tập” nhân dịp 8/3/2009; đạt danh hiệu “Thanh niên sống đẹp vì cộng đồng” do Đoàn thanh niên TP Đà Nẵng trao tặng (26/3/2009); được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa trao tặng bằng khen trong lễ tuyên dương “Nhà giáo và sinh viên tiêu biểu xuất sắc khu vực miền Trung - Tây Nguyên” (6/3/2010)…


Đặc biệt, luận văn tốt nghiệp của Hiền đạt số điểm gần như tuyệt đối 9.92 vừa qua đã khiến mọi người trầm trồ khen ngợi.


Được biết, ngoài thời gian học, Hiền tranh thủ đi dạy cho các em ở Trường THPT chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm Bảo trợ trẻ em chất độc da cam ở TP Đà Nẵng. Ở nơi đó, Hiền cảm thấy đầu óc thanh thản, không suy nghĩ chuyện đời, cuộc sống mà chỉ có sự yêu thương đùm bọc. Hiền thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục sống khẳng định bản thân.


Trong lễ trao bằng tốt nghiệp khóa 2007-2011 ngày 26/7 vừa rồi, TS. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh - hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng cho biết: “Hiền là tâm gương sáng vươn lên trong học tập, là niềm tự hào của nhà trường”.


Gian nan con đường tương lai


Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Hải Sâm - mẹ Hiền đau đớn cho biết: “Hiền sẽ không sống được lâu, dài nhất là 40 tuổi, nhanh thì 30 - 35 tuổi. Vài năm nữa khi chất độc da cam phát tán mạnh, Hiền sẽ không thể đứng trên đôi chân của chính mình mà phải ngồi xe lăn, đeo kính trợ lực…”.

8.5.2011%20b.jpg
Bà Nguyễn Thị Hải Sâm từ Nghệ An vào Đà Nẵng để chung vui cùng con trong buổi lễ tốt nghiệp ĐH.​


Số phận nghiệt ngã là vậy nhưng Hiền vẫn tự tin, lạc quan trong cuộc sống.


Lặn lội vượt hàng trăm cây số từ Nghệ An vào dự lễ tốt nghiệp của con gái, bà Sâm chia sẻ: “Thấy con mình cố gắng học tốt tôi cũng thấy hãnh diện, nhưng vui thì ít lo lắng thì nhiều bởi vì sức khỏe nó yếu, hoạt động không được nhanh nhẹn như người khác nên không biết công việc sau này sẽ ra sao”.


Được biết, nhà Hiền có 2 chị em, chị cả đã lập gia đình, chỉ còn mẹ và bà ngoại đã ngoài 80 tuổi. Mong muốn của Hiền là được ở lại Đà Nẵng, bởi khí hậu nơi đây sẽ tốt hơn cho sức khỏe của Hiền.


Triết lý sống mà Hiền tâm đắc nhất là: "Khi ta sinh ra, mọi người cười còn ta thì khóc.Hãy sống sao cho khi ta chết đi rồi, mọi người khóc còn ta thì cười!". Bởi vậy, chị khát khao cống hiến cho cuộc đời, muốn đi làm tự nuôi sống bản thân, chăm sóc mẹ và bà ngoại. Để sớm đạt được ý nguyện đó, ngay khi biết kết quả học tập, Hiền đã gõ cửa nhiều trung tâm và doanh nghiệp nhưng không nhận được hồi âm.


Bà Phùng Thị Yến (ở 512 Ông Ích Khiêm, TP Đà Nẵng) - người đã đỡ đầu cho Hiền trong suốt 3 năm nay trăn trở với chúng tôi : “Liệu Hiền như vậy thì đi làm có ai nhận không? Nhìn cháu mà ruột gan tôi như quặn lại, tôi mong sao có thêm những tấm lòng bác ái, những nhà hảo tâm, hiểu và chia sẻ thêm với hoàn cảnh rất đặc biệt này”.




 
sự kiện gần đến rồi mong tất cả các thành viên 4rum hãy cùng tham dự để góp phần xoa dịu nỗi đau Da cam, thể hiện tinh thần tương thân tương ái. Mong đc gặp lại các bạn ở Hồ Thiền Quang vào sáng chủ nhật này nhé.
 
hjhj hum đó đội máu nhà mình đi đông lắm
mà mình ko xuống dc
hết tiền rùi
 
×
Quay lại
Top