Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023

Tham gia
10/5/2022
Bài viết
0
Biểu thuế xuất nhập khẩu là gì ?
Biểu thuế xuất nhập khẩu là bảng tập hợp tất cả các loại thuế suất do Nhà nước quy định để tính thuế cho các đối tượng chịu thuế như hàng hoá, dịch vụ thu nhập, tài sản,…. Thuế suất trong biểu thuế thể hiện dưới dạng 2 hình thức đó là: thuế suất tỉ lệ và thuế suất cố định.

Trong tiếng Anh biểu thuế xuất nhập khẩu được dịch là “Import - Export Tariff”

Nội dung biểu thuế xuất nhập khẩu bao gồm

  1. Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam
  2. Biểu thuế liên quan tới hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu:
  3. Tổng cộng có 25 biểu thuế, gồm:
  • Biểu thuế xuất khẩu,
  • Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi,
  • Biểu thuế nhập khẩu thông thường,
  • Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt,
  • Biểu thuế bảo vệ môi trường và
  • 16 Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt,
  • Biểu thuế giá trị gia tăng,
  • 03 biểu thuế XK ưu đãi của Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại song phương và đa phương
Một số quy tắc mặt hàng cụ thể kèm theo các biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.

Chính sách quản lý mặt hàng theo mã HS của Chính phủ và các Bộ ban ngành trong đó bao gồm: 82 loại chính sách quản lý đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Download biểu thuế XNK Việt Nam

biểu thuế xuất nhập khẩu


Nguyên tắc ban hành biểu thuế xuất nhập khẩu

  • Nhằm khuyến kích nhập khẩu nguyên vật liêu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu, chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, tiết kiệm và bảo vệ môi trường.
  • Hợp với định hướng phát triển của Nhà nước và các cam kết về thuế xuất trong các Điều ước quốc tế mà ta đã kí kết.
  • Giúp bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.
  • Làm minh bạch, đơn giản, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện một số cải cách liên quan tới thuế.

Thẩm quyền ban hành biểu thuế

  • Cơ quan chính phủ căn cứ trên quy định tại Điều 10 của Luật này, Biểu thuế xuất khẩu theo Danh mục nhóm hàng chịu thuế và khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với từng nhóm hàng chịu thuế ban hành kèm theo Luật này, Biểu thuế ưu đãi cam kết tại Nghị định thư gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
  • Một số trường hợp cần thiết, Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi, bổ sung Biểu thuế xuất khẩu theo nhóm hàng chịu thuế và khung thuế xuất đối với từng mặt hàng.
  • Quyền áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế trợ cấp, thuế tự vệ thực hiện theo quy định của pháp luật.

Cách tra biểu thuế xuất nhập khẩu

Tra theo quy tắc theo hàng sau đó tra theo cột. Việc tra hàng giúp ta biết được tên sản phẩm từ đó dóng theo cột để biết sản phẩm này chịu những loại thuế nào

  • Nếu đã biết mã hàng
+ Gõ lệnh Ctrl + F

+ Nhập mã hàng mà bạn cần tìm kiếm

+ Bấm Enter hoặc Find Next

  • Nếu chưa biết mã hàng
+ Cần có kiến thức về phân loại hàng hoá, sử dụng danh mục hàng hoá XNK, chú giải HS code,…

+ Sau khi có những kiến thức trên cần sử dụng File biểu thuế để xác định đúng mã hàng, thuế suất và các chính sách liên quan tới hàng hoá đó.

Sau đó, bạn căn cứ vào Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O để chọn biểu thuế phù hợp.

Ví dụ: Nếu bạn nhập khẩu từ Singapore và có C/O Form D (theo hiệp định ATIGA - Asean Trade In Goods Agreement) thì bạn sẽ chọn biểu thuế ATIGA. Trong phần mềm ECUS5, mã biểu thuế là B04.

Như vậy, giao điểm giữa chiều ngang (mã HS) và chiều dọc (C/O) chính là mức thuế suất áp dụng cho lô hàng xuất nhập khẩu.

Một số ký hiệu trong biểu thuế

  • (*): Là hàng hóa không chịu thuế VAT
  • (5): Là hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 5%
  • (10): Là hàng hóa chịu thuế VAT và thuế NK 10%
  • (*,5), (*,10): Nếu ta thấy (,5) hay (,10) có nghĩa là hàng không chịu thuế GTGT khi nhập khẩu. Nếu sau khi nhập về, xuất hóa đơn kinh doanh nội địa thì mới chịu xuất VAT là 5% hoặc là 10% theo từng mặt hàng
Saigon Academy có mở các khóa học xuất nhập khẩu từ cơ bản đến nâng cao dành cho người mới bắt đầu. Các bạn tham khảo ở đường link sau nhé! https://hocxuatnhapkhau247.com/khoa-hoc/hoc-xuat-nhap-khau/

Nguồn: Tổng cục Hải quan
 
×
Quay lại
Top