Biến chứng ung thư cổ tử cung và các tác dụng phụ sau điều trị

phongchonghpv

Thành viên
Tham gia
13/4/2020
Bài viết
2
Ung thư cổ tử cung nếu phát hiện sớm có thể chữa trị dứt điểm. Ngược lại khi các tế bào ung thư đã lan rộng, xâm lấn các mô, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm. Thậm chí sau khi điều trị bệnh vẫn dễ để lại các tác dụng phụ gây tổn thất lớn cả về thể xác và tinh thần. Cùng tìm hiểu bài viết sau để hiểu rõ hơn.
I/ Biến chứng của ung thư cổ tử cung di căn
5dde3820c3b2777ca6fa6b14_ung-thu-co-tu-cung.jpg


Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những mối đe dọa hàng đầu của phụ nữ trên toàn cầu. Bệnh được chia thành 5 giai đoạn, giai đoạn đầu được gọi là tiền ung thư, lúc này nếu phát hiện sớm kết hợp với điều trị tích cực, bệnh nhân hoàn toàn có thể sống sót, thậm chí là bảo toàn được thiên chức làm mẹ.

Tuy nhiên, vì UTCTC thường diễn tiến âm thầm, gần như không có triệu chứng gì rõ rệt vào giai đoạn đầu. Chưa kể không phải ai cũng có thói quen khám sức khỏe hoặc tầm soát ung thư định kỳ, nhất là phụ nữ ở các quốc gia đang phát triển, các khu vực thiếu điều kiện về y tế. Chính vì vậy, rất khó phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu. Khi bệnh bước vào giai đoạn tiến triển, nghĩa là các tế bào ung thư bắt đầu lan rộng, xâm lấn đến các mô, đầu tiên là khu vực xương chậu, sau đó di căn sang bộ phận như gan, phổi, thận… Lúc này cơ thể mới “phát tín hiệu” bằng các triệu chứng và biến chứng nguy hiểm như:
  • Đau xương, gãy xương
  • Đau buốt hoặc chảy máu khi quan hệ
  • Đau hoặc rò rỉ nước tiểu, rò rỉ phân từ âm đạo
  • Tiết dịch, chảy máu âm đạo bất thường
  • Biến chứng nguy hiểm như suy thận
  • Rong kinh
  • Người mệt mỏi, chán ăn…
***Tham khảo thêm thông tin về ung thư cổ tử cung truy cập website "HPV.vn"
II/ Tác dụng phụ của điều trị ung thư cổ tử cung
bi%25E1%25BA%25BFn%2Bch%25E1%25BB%25A9ng%2Bung%2Bth%25C6%25B0%2Bc%25E1%25BB%2595%2Bt%25E1%25BB%25AD%2Bcung.png

Các biến chứng của ung thư cổ tử cung kể trên xảy ra ở giai đoạn bệnh xâm lấn sang các mô và cơ quan khác. Trường hợp điều trị bệnh có thể đi kèm các tác dụng nghiêm trọng phụ thuộc vào phương pháp điều trị:
  • Phẫu thuật
Hầu như đây là cách phổ biến nhất khi điều trị ung thư để loại bỏ các tế bào ung thư ra khỏi cơ thể. Phẫu thuật càng ít tác dụng phụ sẽ càng ít, mặt khác tác dụng phụ của bệnh sẽ phụ thuộc vào loại phẫu thuật được lựa chọn.
  • Cắt tử cung
Nếu ung thư đã xâm lấn nặng, bạn sẽ được yêu cầu cắt bỏ tử cung, buồng trứng. Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy là bạn không thể có thai. Cắt buồng trứng sẽ khiến bạn sớm bước vào giai đoạn mãn kinh. Một số sẽ ảnh hưởng làm tổn thương bàng quang. Mặc dù phẫu thuật không làm ảnh hưởng đến khoái cảm t.ình d.ục nhưng lại khiến nhiều chị em tự ti với bạn tình.
  • Cắt bỏ 1 phần tử cung
Tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn cắt bỏ hoàn toàn hoặc 1 phần tử cung. Cắt bỏ 1 phần tử cung có thể được thực hiện bằng nhiều cách từ vòng điện, dao đến laser, tuy nhiên dù cách nào vẫn có thể dẫn đến hệ lụy là làm tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.
  • Xạ trị
5dde38a7d93e60962ac86d46_dieu-tri-ung-thu-co-tu-cung%2B%25281%2529.jpg

Xạ trị nghĩa là sử dụng nguồn năng lượng từ tia X quang hoặc các loại bức xạ để diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển. Có 2 loại xạ trị, một là bức xạ trị liệu bên ngoài bằng máy phát ngoài cơ thể, hai là xạ trị bên trong bằng chất phóng xạ. Tùy vào giai đoạn bệnh sẽ áp dụng cách xạ trị khác nhau.

Hệ lụy của xạ trị là sẽ làm giảm số lượng bạch cầu trong cơ thể, một số sẽ dẫn đến buồn nôn, tiêu chảy, đi tiểu thường xuyên, khó chịu, ngứa, nóng bừng âm đạo… Đặc biệt xạ trị có thể làm hẹp âm đạo ảnh hưởng đến vấn đề quan hệ và khả năng mang thai.
  • Hóa trị
Hóa trị là dùng thuốc để ngăn chặn tế bào ung thư phát triển và phân chia hoặc trực tiếp giết chết tế bào ung thư. Bệnh nhân có thể sử dụng hóa trị liệu bằng đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị để làm tăng hiệu quả chữa trị, điều này còn tùy thuộc vào giai đoạn bệnh.

Tác dụng phụ của quá trình hóa trị là gây mệt mỏi, buồn nôn, ói mửa, ăn mất ngon, rụng tóc, tăng nguy cơ nhiễm trùng, lở miệng, khó thở, tăng chảy máu và bầm tím…

Tóm lại, nếu điều trị UTCTC bạn nên trao đổi với bác sĩ trước để có thể lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, hầu hết để giảm các hệ lụy sau điều trị, cách tốt nhất là phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Đó là lý do chị em nên chủ động tầm soát UTCTC định kỳ.

Ung thư xâm lấn sẽ làm giảm tỷ lệ sống sót của bệnh nhân UTCTC và khiến họ phải chịu nhiều cơn đau đớn về thể xác. Với các trường hợp đã điều trị bệnh vẫn có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, bệnh nhân phải gánh những tổn thất về tinh thần khó có thể bù đắp. Chính vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo chị em nên chủ động phòng ngừa thay vì điều trị.

Hiện tại UTCTC có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm vắc xin HPV kết hợp với tầm soát ung thư định kỳ. Tại Việt Nam hiện đang áp dụng 2 loại vắc xin ngừa HPV là Cervarix và Gardasil dành cho phụ nữ từ 9-26 tuổi, bao gồm đã và chưa quan hệ t.ình d.ục. Đặc biệt, độ tuổi lý tưởng nhất để vắc xin phát huy tối đa tác dụng là từ 9-14 tuổi, do đó các bậc phụ huynh nên chú ý cho con mình tiêm vắc xin để phòng ngừa UTCTC hiệu quả, nhất là khi tình trạng quan hệ t.ình d.ục sớm đang trở nên phổ biến.

>>> Tham khảo: Địa điểm tiêm phòng vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung trên toàn quốc
"hpv.vn/dia-diem-tiem-phong-vac-xin"
 
×
Quay lại
Top